Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, đại diện các sở ban ngành cùng các nhà nghiên cứu văn hóa,lịch sử Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: Để cụ thể hóa nghị quyết 05-NQ/TU của Thành ủy Huế về việc “Tuyên truyền, giáo dục, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống và phong tục tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021 -2025 và nhưng năm tiếp theo” nhằm bảo tồn, phát huy và và lan tỏa các giá trị tinh hoa văn hóa, cốt cách con người Huế, góp phần chuyển hóa các giá trị văn hóa Huế thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc tìm ra giải pháp để phát huy hệ giá trị của phong tục, tập quán và văn hoá con người Huế là hết sức cấp bách và quan trọng, cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình “Đô thị di sản đặc thù”, mà thành phố Huế hiện nay đóng vai trò là lõi trung tâm của mô hình đô thị đó.
Với nỗ lực, quyết tâm xây dựng thành phố Huế "Văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc" trên cơ sở bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, hội thảo nhằm tập hợp, cô đọng một số đặc điểm con người Huế nổi bật và phong tục, tập quán Huế phổ thông nhằm nhìn nhận, thảo luận những giá trị đặc sắc cần lưu truyền, những điểm cần sửa đổi cho phù hợp hơn với cuộc sống đương đại, làm cơ sở cho việc định hướng tuyên truyền, xây dựng lối sống văn minh, giàu bản sắc.
![]() |
Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo đã nhận được 11 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bàn về các đặc điểm tính cách nổi trội và văn hóa ứng xử của con người Huế; đặc điểm gia đình và dòng họ trong việc giữ gìn giá trị văn hóa con người Huế, tục lệ gả cưới, thai sản thờ cúng, các thủ tục ma chay và những vấn đề cần thay đổi; phát huy giá trị tinh thần của người Huế trong quá trình đô thị hóa; …Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã làm rõ thêm các giá trị đặc trưng của tính cách con người Huế; phát huy các giá trị của con người Huế đồng thời đề xuất các giải pháp cần triển khai để nâng cao giá trị tinh thần con người Huế.
Theo Dịch giả, Nhà văn Bửu Ý: “Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu biến thiên của thời tiết và đời sống, tế bào nền tảng của xã hội là gia đình, riêng ở Huế có thể nói là trụ được tương đối bền vững. Ông bà, cha mẹ, con cháu…chung sống với nhau dưới một mái nhà là hình ảnh bắt gặp rất nhiều ở Huế. Những giá trị tinh thần, tâm linh được gìn giữ: tưởng nhớ những người thân đã qua đời qua những ngày húy kỵ, đề cao lễ nghĩa, tôn ti trật tự, sự vâng lời và nhất là lòng hiếu thảo.
Về giáo dục, Thành phố Huế đặc hưởng những thiết chế đào tạo và giáo dục từ xa xưa như Quốc Tử Giám. Rồi Huế trở thành thành phố đại học kể từ 1957 theo sự ra đời của Viện Đại học Huế. Huế xưa nay nổi tiếng là thành phố của học sinh, về số lượng cũng như về thành tích học tập. Về xã hội, Huế đã từng là kinh đô của cả nước gần một thế kỷ rưỡi, cho nên đã xây dựng một lớp người có lối sống riêng. Lớp người này thiên về tình cảm hơn là duy lý, trọng đạo lý hơn là bằng cấp, tình nghĩa hơn là địa vị, tiền tài, nặng lòng với đời sống tinh thần, tâm linh hơn là đời sống vật chất. Huế đã từng có những địa điểm văn hóa và giải trí đã bị xóa sổ trên bản đồ địa chính của thành phố Huế, đó là Sở Bách Thú; Nhà hát Bà Tuần; Nhà hát Vĩ Dạ; Hội Quảng Tri. Hoặc một điểm mạnh khác của Huế mà ta cũng đánh mất đó là Ngoại ngữ, Huế có đại học dạy nhiều ngoại ngữ khác nhau, nhưng sự lan tỏa ra xã hội chưa tương xứng, các sản phẩm và ấn phẩm bằng ngoại ngữ vẫn được trông chờ. Diễn đàn văn hóa trở nên thiếu vắng, càng ngày càng thưa thớt, Đây là hoạt động văn hóa, khoa học, nghiên cứu rất cần được tổ chức thường xuyên để huy động và đánh thức giới đăng đàn trong đó có các nhân vật tại chỗ cũng như các khách vãng lai và luôn cả lớp tuổi người nghe trong thành phố…
![]() |
Đồng chí Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế phát biểu khai mạc Hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng: Điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội hình thành nên tính cách của người Huế “Từ những điều kiện xã hội đặc thù của xứ Huế, đặc biệt là là điều kiện của vùng đất biên viễn ban đầu, tiến tới là thủ phủ của xứ Đàng Trong và kinh đô thống nhất của cả nước, cư dân Huế đã từng bước dung hợp, sáng tạo và kết tinh được những giá trị văn hóa độc đáo, tạo thành bản sắc văn hóa Huế, làm nền tảng hình thành tính cách riêng của người Huế, với một số yếu tố nổi trội đặc biệt”.
Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa đã đưa ra quan điểm hội nhập văn hóa của người Huế trong giai đoạn mới là “Bản sắc văn hóa Huế và tính cách của người Huế không phải là một thực thể bất biến; không phải không có những điểm đã lỗi thời, đã trở thành yếu tố cản trở. Thời đại đã đổi khác, mỗi thời đại đều có những nhu cầu và khát vọng mới, tính cách con người Huế cũng cần phải được sàng lọc để giữ lại và phát huy, phát triển những tinh hoa vốn có; đồng thời cần được bồi đắp thêm những giá trị mới, sáng tạo mới để gắn kết quá khứ với hiện tại, làm cho gia tài của Huế xưa ngày một giàu có hơn, nhưng vẫn giữ mãi được chất Huế, để mỗi thời tính cách của người Huế mỗi đậm đà bản sắc văn hóa Huế”.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát biểu tại hội thảo |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã bày tỏ những băn khoăn “Sau khi mở rộng thành phố Huế, chắc chắn rằng sẽ gặp một số khó khăn trong qui định thống nhất về đời sống văn hóa cư dân đô thị. Hiện nay, một số phong tục tập quán lâu đời của cư dân vùng ven đô vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Những lệ tuc xưa, hay qui ước văn hóa nông thôn mới vẫn được người dân thực hiện trong các hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng. Song các phong tục tập quán về cưới, tang, giỗ chạp…vẫn còn những vấn đề bất cập.
Tiến trình tổ chức đời sống văn hóa trong môi trường văn minh đô thị là việc làm bền bỉ và lâu dài. Ngoài những qui định của luật pháp, đòi hỏi chính quyền phải đề ra những biện pháp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện việc cưới, tang, giỗ chạp… Đồng thời phải đề ra mức thưởng, phạt thích đáng để chính quyền, tổ chức, đoàn thể tăng cường việc vận động và hướng dẫn người dân tuân thủ pháp luật và qui ước văn hóa đô thị”.
Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, để phát huy hiệu quả các giá trị tinh thần con người Huế cần bồi dưỡng ý thức cộng đồng, chú trọng tiếp thu cái mới thể hiện mạnh mẽ tính quyết đoán, ý chí phấn đấu vươn lên; Tăng cường tuyên truyền nâng cao dân trí, nếp sống cư dân đô thị, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện năng lực của mình; Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ cả kinh tế và văn hóa; Mở rộng giao lưu nhằm tiếp thu tinh hoa các vùng miền trong nước và thế giới; Phát huy vai trò của cơ quan, đoàn thể trong định hướng tổ chức các phong trào hoạt động.
Phương Anh
Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.
Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.
Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật
Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.
Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.
Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.
Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.
Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.
Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.
Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.