Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Dọn bớt rau muống trên hồ Tịnh Tâm
Nói nhiều mà chưa được nghe
Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thiện Hùng – một trong những hộ dân trực tiếp tham gia trồng sen trong hồ Tịnh – có vẻ nản: “Nói mãi rồi đã được ai nghe đâu. Nói nữa thì cũng vậy thôi”. Hướng tầm mắt ra giữa hồ, ông Nguyễn Thiện Hùng buồn buồn: “Mấy cây sen loe ngoe nớ là sản phẩm còn lại của chúng tôi sau 3 lần thả đó. Mỗi lần thả sen, hết cả bạc triệu. Mấy mùa trước còn trông được nửa vụ, riêng năm nay thì mất trắng, không được đồng nào”.
Hồ Tịnh Tâm (hồ Tịnh) là một trong những di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn và được xem là một trong 20 cảnh quan đẹp nhất xứ Thần Kinh. Hồ Tịnh nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Hồ là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam những năm thuộc thế kỷ 19 với sự bài bố cầu kỳ, hết sức tinh mỹ, hài hoà với thiên nhiên. Nổi bật là những cánh hoa sen được trồng giữa lòng hồ, đến mùa, sen nở rộ dưới mặt hồ tạo nên những sắc màu lung linh và huyền ảo đến nao lòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị Huế, những sắc màu lung linh và huyền ảo ấy đang lụi dần trước áp lực của nguồn nước xả thải ô nhiễm.
Năm 2012, từ hoang tàn phế tích, việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đưa Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm vào hoạt động đang từng bước đánh thức danh thắng này. Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm chính thức được khai trương nhân Festival Huế 2012 với mục đích khai thác giá trị di sản triều Nguyễn, tạo sản phẩm du lịch mới cho Huế; đồng thời, mong muốn khôi phục lại sen Tịnh nức tiếng một thời.
“Để có được mùa sen thắng lợi năm 2012, chúng tôi đã đầu tư kinh phí rất lớn để nạo vét hồ trong khu vực được kinh doanh. Nhờ đó, mùa sen năm ấy đã kịp cho dịp Festival Huế. Tuy nhiên, vì khả năng tài chính có hạn nên chúng tôi không thể thực hiện việc này thường xuyên. Trong khi, nguyên nhân chính khiến sen hồ Tịnh không thể sống nổi là do nước quá ô nhiễm dồn về từ các ống cống xả thải. Thậm chí, nhiều người dân quanh khu vực vẫn còn coi Tịnh Tâm như túi rác, vô tư phóng sinh ốc – kẻ thù của sen, xuống hồ và thả vàng mã chưa hoá” – anh Đào Hoàng Nam, chủ đầu tư Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm, cho biết.
Cần quy trình toàn diện
Mặc dù rất tha thiết góp phần phục hồi lại được sen Tịnh và mong muốn biến vị trí đắc địa đến trong mơ cũng khó thấy của Tịnh Tâm thành một điểm sáng văn hoá lành mạnh, điểm đến thú vị cho du khách…, nhưng với thực trạng hiện nay, anh Nam lo sẽ là lực bất tòng tâm với màu sen mát dịu. “Sen lớn lên từ bùn nhưng nước quá bẩn thì sen sẽ không sinh tồn được. Chúng tôi chỉ là đơn vị kinh doanh nhỏ không thể năm nào cũng đầu tư lượng kinh phí lớn cho việc này. Việc tốt nhất mà bây giờ chúng tôi có thể làm là thường xuyên thuê người vệ sinh thực bì quanh hồ, thả cá, gìn giữ không gian lành mạnh cho khu vực và chờ dự án dài hơi của cấp trên” – anh Nam nói thêm.
Theo ông Lê Công Sơn – Trưởng phòng Cảnh quan môi trường (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô – BTDTCĐ Huế), hồi sinh sen Tịnh không phải là chuyện không thể làm được, nhưng quan trọng là phải có đủ tiền để tiến hành một quy trình toàn diện nhằm giải quyết vấn đề nước ô nhiễm ở đây. Tịnh Tâm phải có hệ thống xả thải tách biệt, không đi vào hồ thì may ra mới giải quyết được triệt để vấn đề này. Hiện nay, do chưa có khả năng về kinh phí nên Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng chưa thể thực hiện việc vệ sinh lòng hồ Tịnh và trồng sen ở đây. Trước mắt, chỉ mới tạm giao cho người đấu thầu mở dịch vụ ở trong khu vực làm. “Sen Tịnh phát triển tốt là nhờ có tầng đáy. Do ô nhiễm nguồn nước, lượng nước xả thải từ các cống sinh hoạt trong khu vực lại liên tục dồn về, tầng đáy lâu ngày không được xử lý nên sen không thể đứng được. Với thực trạng này, chúng ta cần phải có sự đánh giá, nghiên cứu bài bản, toàn diện, có giải pháp đồng bộ và quy trình cụ thể thì mới cải thiện được tình hình cho sen Tịnh” – ông Sơn nhấn mạnh.
TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, thông tin thêm: “Đến nay vẫn chưa có dự án về hồ Tịnh Tâm được phê duyệt nên trong tương lai gần, chưa thể làm gì có quy mô ở đây. Trước mắt, chúng tôi có chủ trương tạo điều kiện cho tư nhân khai thác không gian này để chống hoang phế, chống tệ nạn xã hội và bảo vệ di tích. Trên đảo Bồng Lai đã làm khá tốt mô hình này. Đối với đảo Phương Trượng, dự định tiếp tục tạo điều kiện cho Trường đại học Nghệ thuật Huế tổ chức các hoạt động phù hợp, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Trong thời gian tới, nếu Trường đại học Nghệ thuật Huế không sử dụng thì chúng tôi sẽ giao cho tư nhân, kèm điều kiện bảo vệ hồ nước xung quanh, dọn dẹp thực bì và chăm sóc để sen có thể mọc trở lại”.
Theo Thừa Thiên Huế Online
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần còn được gọi là lăng Chín Chậu, có nhiều nét độc đáo so với lăng mộ các chúa Nguyễn khác.
BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt
Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, có một vị thần gánh đất để ngăn sông đắp núi. Một hôm vị thần đó đang gánh đất thì bỗng nhiên đòn gánh bị gãy làm hai, nên bây giờ đã để lại hai quả đất khổng lồ khoảng cách nhau hơn một km đó chính là núi Linh thái và núi Túy Vân ngày nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.
Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...
Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.