Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Dọn bớt rau muống trên hồ Tịnh Tâm
Nói nhiều mà chưa được nghe
Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thiện Hùng – một trong những hộ dân trực tiếp tham gia trồng sen trong hồ Tịnh – có vẻ nản: “Nói mãi rồi đã được ai nghe đâu. Nói nữa thì cũng vậy thôi”. Hướng tầm mắt ra giữa hồ, ông Nguyễn Thiện Hùng buồn buồn: “Mấy cây sen loe ngoe nớ là sản phẩm còn lại của chúng tôi sau 3 lần thả đó. Mỗi lần thả sen, hết cả bạc triệu. Mấy mùa trước còn trông được nửa vụ, riêng năm nay thì mất trắng, không được đồng nào”.
Hồ Tịnh Tâm (hồ Tịnh) là một trong những di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn và được xem là một trong 20 cảnh quan đẹp nhất xứ Thần Kinh. Hồ Tịnh nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Hồ là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam những năm thuộc thế kỷ 19 với sự bài bố cầu kỳ, hết sức tinh mỹ, hài hoà với thiên nhiên. Nổi bật là những cánh hoa sen được trồng giữa lòng hồ, đến mùa, sen nở rộ dưới mặt hồ tạo nên những sắc màu lung linh và huyền ảo đến nao lòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị Huế, những sắc màu lung linh và huyền ảo ấy đang lụi dần trước áp lực của nguồn nước xả thải ô nhiễm.
Năm 2012, từ hoang tàn phế tích, việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đưa Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm vào hoạt động đang từng bước đánh thức danh thắng này. Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm chính thức được khai trương nhân Festival Huế 2012 với mục đích khai thác giá trị di sản triều Nguyễn, tạo sản phẩm du lịch mới cho Huế; đồng thời, mong muốn khôi phục lại sen Tịnh nức tiếng một thời.
“Để có được mùa sen thắng lợi năm 2012, chúng tôi đã đầu tư kinh phí rất lớn để nạo vét hồ trong khu vực được kinh doanh. Nhờ đó, mùa sen năm ấy đã kịp cho dịp Festival Huế. Tuy nhiên, vì khả năng tài chính có hạn nên chúng tôi không thể thực hiện việc này thường xuyên. Trong khi, nguyên nhân chính khiến sen hồ Tịnh không thể sống nổi là do nước quá ô nhiễm dồn về từ các ống cống xả thải. Thậm chí, nhiều người dân quanh khu vực vẫn còn coi Tịnh Tâm như túi rác, vô tư phóng sinh ốc – kẻ thù của sen, xuống hồ và thả vàng mã chưa hoá” – anh Đào Hoàng Nam, chủ đầu tư Trung tâm Văn hoá Tịnh Tâm, cho biết.
Cần quy trình toàn diện
Mặc dù rất tha thiết góp phần phục hồi lại được sen Tịnh và mong muốn biến vị trí đắc địa đến trong mơ cũng khó thấy của Tịnh Tâm thành một điểm sáng văn hoá lành mạnh, điểm đến thú vị cho du khách…, nhưng với thực trạng hiện nay, anh Nam lo sẽ là lực bất tòng tâm với màu sen mát dịu. “Sen lớn lên từ bùn nhưng nước quá bẩn thì sen sẽ không sinh tồn được. Chúng tôi chỉ là đơn vị kinh doanh nhỏ không thể năm nào cũng đầu tư lượng kinh phí lớn cho việc này. Việc tốt nhất mà bây giờ chúng tôi có thể làm là thường xuyên thuê người vệ sinh thực bì quanh hồ, thả cá, gìn giữ không gian lành mạnh cho khu vực và chờ dự án dài hơi của cấp trên” – anh Nam nói thêm.
Theo ông Lê Công Sơn – Trưởng phòng Cảnh quan môi trường (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô – BTDTCĐ Huế), hồi sinh sen Tịnh không phải là chuyện không thể làm được, nhưng quan trọng là phải có đủ tiền để tiến hành một quy trình toàn diện nhằm giải quyết vấn đề nước ô nhiễm ở đây. Tịnh Tâm phải có hệ thống xả thải tách biệt, không đi vào hồ thì may ra mới giải quyết được triệt để vấn đề này. Hiện nay, do chưa có khả năng về kinh phí nên Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng chưa thể thực hiện việc vệ sinh lòng hồ Tịnh và trồng sen ở đây. Trước mắt, chỉ mới tạm giao cho người đấu thầu mở dịch vụ ở trong khu vực làm. “Sen Tịnh phát triển tốt là nhờ có tầng đáy. Do ô nhiễm nguồn nước, lượng nước xả thải từ các cống sinh hoạt trong khu vực lại liên tục dồn về, tầng đáy lâu ngày không được xử lý nên sen không thể đứng được. Với thực trạng này, chúng ta cần phải có sự đánh giá, nghiên cứu bài bản, toàn diện, có giải pháp đồng bộ và quy trình cụ thể thì mới cải thiện được tình hình cho sen Tịnh” – ông Sơn nhấn mạnh.
TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, thông tin thêm: “Đến nay vẫn chưa có dự án về hồ Tịnh Tâm được phê duyệt nên trong tương lai gần, chưa thể làm gì có quy mô ở đây. Trước mắt, chúng tôi có chủ trương tạo điều kiện cho tư nhân khai thác không gian này để chống hoang phế, chống tệ nạn xã hội và bảo vệ di tích. Trên đảo Bồng Lai đã làm khá tốt mô hình này. Đối với đảo Phương Trượng, dự định tiếp tục tạo điều kiện cho Trường đại học Nghệ thuật Huế tổ chức các hoạt động phù hợp, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Trong thời gian tới, nếu Trường đại học Nghệ thuật Huế không sử dụng thì chúng tôi sẽ giao cho tư nhân, kèm điều kiện bảo vệ hồ nước xung quanh, dọn dẹp thực bì và chăm sóc để sen có thể mọc trở lại”.
Theo Thừa Thiên Huế Online
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.