Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại Hội thảo
Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Triều Nguyễn đã kế thừa Đô thành Phú Xuân vào thời điểm các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mở rộng toàn cõi đất Đàng Trong vào năm 1757. Vua Gia Long xây dựng Kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài vào mùa hè năm 1786 và tiếp đó, đánh bại quân Thanh vào đầu năm 1789. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh.
Kế thừa thành tựu xây dựng kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm Kinh đô trên nền tảng lãnh thổ và chính quyền đã được thống nhất, chủ quyền biên giới và biển đảo từ đó được củng cố giữ vững; bộ máy quản lý nhà nước và dân sinh không ngừng hoàn thiện và nâng cao, văn hóa dân tộc và giáo dục được chăm lo, phát triển.
![]() |
Tại hội thảo |
Với 21 tham luận tại Hội thảo, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã làm rõ diện mạo đô thị Huế nửa đầu thế kỷ XIX, khái quát quá trình biến đổi cấu trúc kinh thành Huế từ lúc xây dựng cho đến nay, nêu lên những biến cố quan trọng tại kinh đô Huế trong các năm 1883 – 1885, tìm hiểu về tình hình quản lý địa bàn ngoài kinh thành Huế dưới thời Nguyễn 1802 – 1934, làm rõ quyền lực của hoàng đế triều Nguyễn, việc tuyển chọn quản lý và sử dụng quan lại của vua Minh Mạng. Tìm hiểu về nội dung sách thi Đình dưới triều Nguyễn, về Thái Y Viện, tinh hoa Đông Y, về Tuồng Huế, nghệ thuật trang trí kiến trúc Bát Bửu thời Nguyễn...
Phát biểu tại Hội thảo, Phó chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh: “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi quy tụ tinh hoa của đất nước sau khi bờ cõi và chính quyền được thống nhất. Nơi đây đã thể hiện mạnh mẽ quyền lực quốc gia trên các phương diện quản lý bộ máy nhà nước, lãnh thổ, biển đảo, dân cư…Là nơi xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia và tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lý và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền…với cảnh quan kỳ thú, tạo cho Huế có một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo bao gồm ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống, tín ngưỡng…Di sản kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành di sản văn hóa Thế giới với đa dạng các thể loại di sản kiến trúc, nhã nhạc cung đình, châu bản, Mộc bản, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Đó là niềm tự hào không những đối với nhân dân Thừa Thiên Huế mà là của cả nước và nhân loại.
Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ghi nhận và đánh giá cao về tinh thần làm việc trách nhiệm, đưa ra những sáng kiến và nổ lực nghiên cứu để làm sáng tỏ diện mạo, đặc điểm, vị thế của kinh đô Huế trong thế kỷ XIX, đó là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiệm vụ thực hiện nghị quyết 54 NQ – TW của Bộ chính trị: “ Xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trung văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh…”.
Phương Anh
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.