Tình mẹ - Ảnh: binhson.net
Bàn về tính văn hóa trong văn học, DS Likhacher - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đưa một nhận định có tính đặc trung và khái quát "Văn hóa - đó là hồn thiêng của mỗi dân tộc, một quốc gia; là những gì làm nên bản sắc của dân tộc và biện minh cho sự tồn tại của dân tộc đó" (Dẫn theo: "Tạp chí Thế giới mới"). Chính vì thế, nghiên cứu văn học không thể tách rời vấn đề văn hóa. Sức sống và sự kỳ diệu của văn học được bắt đầu và làm nên từ cội nguồn văn hóa dân tộc. Thơ ca 1945 - 1975 nằm trong mạch huyết ngầm của cội nguồn văn hóa ấy. Vẻ đẹp và sức sống bền vững của nó được ươm mầm trên mảnh đất sâu thẳm của văn hóa dân tộc Việt Nam. Có thể nói, hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975). Hình tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này. Trong "trường" thơ của Tố Hữu, từ "Từ ấy", "Việt Bắc", đến "Gió lộng" rồi "Ra trận" - hình tượng người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ Quốc. Người mẹ, một hình tượng có khả năng khái quát được tầm vóc, phẩm chất của Tổ Quốc Việt Nam. Nó, thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vô ngần. Đấy là những con người: “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Những bà mẹ, người chị ấy đã làm nên chân dung Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Hình tượng người Mẹ không chỉ xuất hiện trong thơ Tố Hữu, mà nó nảy sinh từ trong sâu thẳm của văn học dân gian, văn học cổ điển Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ qua thơ Tố Hữu, qua thơ ca cách mạng giai đoạn này, mới được thể hiện một cách rõ nét và tập trung nhất. Hình tượng người Mẹ đã xuyên suốt trong thơ Tố Hữu và tỏa sáng như chất lân tinh. Từ Bà má Hậu Giang (Từ ấy - 1937- 1946), Bà Bủ, Bà Bầm (Việt Bắc- 1946- 1954), Mẹ Tơm (Gió lộng- 1954- 1961), Mẹ Suốt (Ra trận- 1962- 1974) là những hình ảnh tiêu biểu kết tinh thành chân dung Mẹ- Tổ Quốc nói trên. Xuất phát từ những người mẹ cụ thể, Tố Hữu đã khái quát nên Người mẹ Tổ Quốc. Hình tượng Tổ Quốc được Tố Hữu lồng trong hình ảnh người Mẹ một cách thấu suốt và sáng rõ: “ Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu/ Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều/ Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng... Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời. Tác giả đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức hy sinh vô bờ bến, một đức hy sinh thầm lặng, cao cả, thủy chung và thiêng liêng. Đấy là má Hậu Giang thầm lặng trong cõi rừng U Minh để nuôi giấu cán bộ, nuôi giấu cách mạng: Rừng một dải U Minh sớm tối/ Má lom khom đi lượm củi khô/ Ngày đêm củi chất bên lò/ Ai hay má cất củi khô làm gì? Nụ cười thầm lặng, nước mắt thầm lặng, cái chết thầm lặng của bà má Hậu Giang là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Với bài “ Bầm ơi” bằng việc tìm sự đối xứng và tương phản, Tố Hữu đã khắc họa một người mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng quên nỗi đau của mình để hướng về con người ngoài mặt trận, hướng về Tổ Quốc: Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm/ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi. Ở đây có nỗi xót xa, cay đắng, có nỗi nhọc nhằn, tần tảo của người Mẹ, người phụ nữ trong ca dao, dân ca, trong thơ các nhà thơ cổ điển. Những con người quanh năm “ gửi lưng cho trời, gửi mặt cho đất”, lặn lội “ mom sông” để “ nuôi đủ năm con với một chồng”: “ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng / Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô (Việt Bắc - 1954) Có nỗi truân chuyên, cay đắng của cuộc đời Kiều: Hà ơi tiếng Mẹ ru nhè nhẹ/ Cay đắng trăn năm nỗi đoạn trường (Quê mẹ- Gió lộng). Tìm về truyền thống - cội nguồn của dân tộc. Tố Hữu muốn thể hiện một quan niệm nghệ thuật của mình, hình ảnh bà mẹ nghèo chính là hình ảnh “ đất nước nghèo” với áo vải bạc màu. Phẩm chất ấy, thể hiện một lý tưởng thẩm mỹ của tác giả, đấy là sự trong sạch, quý giá là vẻ đẹp trong đau khổ, trong kiêu hãnh, tự hào. Ý niệm đó đã trở thành phổ quát trong thơ giai đoạn này: Trần Vàng Sao yêu đất nước qua tấm áo rách, nỗi xót xa của mẹ: “ Tôi yêu đất nước này xót xa/ Tôi yêu mẹ tôi áo rách”. Chế Lan Viên cảm nhận qua nước mắt, qua mảnh đất khô cằn: Vâng, tôi yêu những nơi đá cộc, cây cằn/ Tổ quốc như bà mẹ nghèo thì thầm cùng tôi qua nước mắt. Một nhà nghiên cứu từng cho rằng: Trong dòng chảy có nước của cội nguồn thì dòng chảy đó sẽ không bao giờ ngưng đọng, con người Việt Nam từ bao đời nay vốn tha thiết hướng về cội nguồn quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính vì thế, mô tả cài nghèo khổ vất vả, giản dị trên, Tố Hữu cũng như các nhà thơ khác muốn làm nổi bật lên một nét phẩm chất quý giá của con người Việt Nam: Sự vĩ đại được kết tinh từ trong đau khổ và nước mắt. Con người Việt Nam đã: “ Từ trong máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Chính họ đã làm nên tầm vóc lịch sử Việt Nam “ dáng đứng Việt Nam”. Vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh của người mẹ Việt Nam anh hùng trong thơ Tố Hữu, đấy là tinh thần bất khuất, kiên trung. Con người ý chí khí phách đạp mọi trở ngại để vươn đến đạo lý truyền thống, đến với các giá trị vĩnh cửu và thiêng liêng: “ Sức đâu như ngọn sóng trào/ Má già đứng dậy ngó vào thằng Tây/ Má thét lớn: Tụi bây đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao. (Bà má Hậu Giang). Hình ảnh O du kích nhỏ đã làm nên dáng đứng, tầm vóc, sức mạnh của dân tộc: O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu” (Tấm ảnh) Biểu tượng cao đẹp, vĩ đại, hào hùng nhất, đấy là hình ảnh chị Lý, người con gái anh hùng Việt Nam. Bằng một cảm quan lãng mạn cách mạng, một tấm lòng tôn kính, xót thương vô hạn, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người con gái Việt Nam bất khuất, kiên trung: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Không giết được em người con gái anh hùng/ Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại/ Còn một giọt máu tươi còn đập mãi/ Không phải cho em, cho lẽ phải trên đời/ Cho quê hương em. Cho cả loài người” (Người con gái Việt Nam). Tính chất sử thi, siêu nhiên qua cách cảm nhận và thể hiện của tác giả càng làm tăng thêm ý chí bất khuất, vẻ đẹo kỳ vĩ, thiêng liêng và huyền bí của người con gái Việt Nam anh hùng. Mẹ Suốt, với hình ảnh “ Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung/ Gió lay như sóng biển tung trắng bờ” là biểu trưng sâu sắc cho ý chí kiên trung, quật khởi của dân tộc, là khí thiêng hun đúc được truyền đời. Điều này đúng với một nhận xét có tính khái quát: “ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là tinh thần quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước (Hồ Chủ Tịch) Những người mẹ Việt Nam anh hùng: như bà má Hậu Giang, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt... là những biểu trưng văn hóa kết tinh từ truyền thống sâu thẳm của dân tộc Việt Nam. Đấy là những con người biết làm chủ lịch sử xã hội, biết hy sinh bản thân mình, hướng đến chân lý của thời đại để hòa nhập lẽ sống cộng đồng với lẽ sống nhân loại. Một nét biểu trưng văn hóa qua hình tượng người mẹ Việt Nam trong thơ Tố Hữu, đấy là quan niệm về con người bất tử, con người thóat thân vào vĩnh cửu. Điều này xuất phát từ tâm thức của văn hóa dân gian. Người Việt Nam cho rằng: Những người anh hùng của dân tộc là hồn thiêng của Tổ quốc. Họ sống muôn đời với đất nước, núi sông của nhân dân Việt Nam: Một dòng máu đỏ lên trời. Má ơi, con đã nghe lời má kêu/ Nước non muôn quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang (Bà má Hậu Giang). Chị Lý đã trở thành bất tử, thành lẽ sống của dân tộc: Cả nước cho em cho em tất cả / Máu tiếp máu cho lại hồng đôi má/ Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân/ Cho thịt da em lại nở trắng ngần” (Người con gái Việt Nam) Lâm Thị Mỹ Dạ đã khắc họa hình ảnh người con gái hy sinh với nụ cười không tắt, với làn da tỏa sáng, thoát thành làn mây trắng tinh khôi: Như khoảng trời nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh/ Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng” (Khoảng trời hố bom) Những biểu hiện về sự hóa thân của người mẹ, người phụ nữ anh hùng vào non sông, đất nước là sự tiếp nối quan niệm truyền thống về con người thiên nhiên, con người vũ trụ của nhân dân ta. Niềm thiêng liêng cao cả của họ đã trở thành biểu trưng văn hóa của dân tộc, những di tích lịch sử muôn đời của non sông, đất nước. Họ trở thành một lẽ sống bất diệt của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam. Sự miêu tả, cảm nhận về hình ảnh bà mẹ qua thơ Tố Hữu xuất phát từ cội nguồn sâu thẳm của truyền thống văn hóa dân tộc, từ nòi giống Lạc Hồng của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Đấy là phẩm chất đẹp đẽ được tinh lọc từ dòng sữa mẹ của hôm qua và hôm nay. Trở về hòa nhập trong tình biển mẹ, mạch ngầm kia được nuôi dưỡng trong vị mặn ân tình đầy chất trí tuệ và ngời ánh lân tinh. Qua hình tượng người Mẹ, Tố Hữu và các nhà thơ 1945- 1975 đã khắc họa thêm một nét đẹp truyền thống của tâm hồn Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam Huế, 8-3- 1996- 8- 3- 1997 T.H.S (133/03-2000) |
LÊ QUANG THÁIVăn khảo luận ít khi viết năm Mão như văn nói thông thường, chỉ vì chưa định rõ năm nào trong các năm: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão. Cho nên, không thể dịch ra tiếng Anh: “Year of the cat” một cách vô tư lự được. Viết quảng cáo lớn chữ “Xuân Tân Mão, 2011” mà lại dịch một cách tùy tiện như trên hẳn là chưa ổn.
NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không. (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…
NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa
LƯƠNG ANMiên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỷ 19. Qua thơ văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều, song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất nước vốn không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho - trí thức phong kiến lúc bấy giờ.
PHONG LÊGiá Bác không đi Trung Quốc? Hoặc giá Bác không bị bọn Tưởng bắt giam? Hoặc nữa, đã có tập thơ, nhưng năm tháng, chiến tranh, cùng bao nhiêu sự cố khiến cho tập thơ không còn về được Viện bảo tàng cách mạng?
L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.
ĐÔNG HÀVăn chương bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của anh là một sự khởi nguyên rất chân thật. Không thiên về lối miêu tả nhưng bằng cặp mắt tinh tế sắc sảo của mình, Hoàng Phủ đã “nói” về cuộc sống từ những tinh chất của thiên nhiên và con người Huế đọng lại dưới ngòi bút của anh.
VÊ-RA CU-TÊ-SƠ-CHI-CÔ-VAVê-ra Cu-tê-sơ-chi-cô-va là tiến sĩ ngữ văn, giáo sư nghiên cứu ở Học viện Gorki về văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
NGUYỄN HOÀN Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao).
PHAN NGỌC1- Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, xu hướng xưa nay là đưa ra những nhận xét căn cứ vào cảm thụ thẩm mỹ của mình. Những nhận xét ấy thường là rất tinh tế, hấp dẫn. Nhưng vì quan điểm khảo sát là chỉ phân tích những cảm nghĩ của mình căn cứ đơn thuần vào Truyện Kiều, không áp dụng những thao tác làm việc của khoa học hiện đại, cho nên không tránh khỏi hai nhược điểm:
ĐẶNG TIẾNMèo là thành phần của tạo vật, không hệ thuộc loài người, không phải là sở hữu địa phương. Nói Mèo Huế là chuyện vui ngày Tết. Đất Huế, người Huế, tiếng Huế có bản sắc, biết đâu mèo Huế chẳng thừa hưởng ít nhiều phẩm chất của thổ ngơi và gia chủ?
TRIỀU NGUYÊNCó nhiều cách phân loại câu đối, thường gặp là ba cách: dựa vào số tiếng và lối đặt câu, dựa vào mục đích sử dụng, và dựa vào phương thức, đặc điểm nghệ thuật. Dựa vào số tiếng và lối đặt câu, câu đối được chia làm ba loại: câu tiểu đối, câu đối thơ, và câu đối phú. Bài viết ngắn này chỉ trình bày một số câu đối thuộc loại câu tiểu đối.
KHÁNH PHƯƠNGNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm đến khía cạnh nghề nghiệp trong đời sống văn chương lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?
MIÊN DIVẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó.
INRASARA1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay
XUÂN NGUYÊNHơn ở đâu hết, thơ mang rất rõ dấu ấn của người làm ra nó. Dấu ấn đó có thể là do kinh nghiệm sống, do lối suy nghĩ… đưa lại. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói, dấu ấn trong thơ có thể được tạo nên bởi lối diễn đạt, bởi mức độ vận dụng các truyền thống nghệ thuật của thơ ca.
Linda Lê, nhà văn nữ, mẹ Pháp cha Việt, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống tại Paris, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Một số tác phẩm của nhà văn đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như là: Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu). Chị đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế vào ngày 15.10.2010 vừa rồi. Sau khi trao đổi về bản dịch, chị đã đồng ý cho phép đăng nguyên văn bài nói chuyện này ở Tạp chí Sông Hương theo như gợi ý của dịch giả Lê Đức Quang.
KHÁNH PHƯƠNG (Tiếp theo số 261 tháng 11-2010)
LÊ TIẾN DŨNGKhi nói đến thơ một vùng đất, thường người ta vẫn chú ý nhiều đến những vấn đề như tác phẩm, thể loại, đội ngũ… nghĩa là tất cả những gì tạo nên phong trào thơ của một vùng.
LẠI NGUYÊN ÂN(Trích đăng một phần tiểu luận)