Tình mẹ - Ảnh: binhson.net
Bàn về tính văn hóa trong văn học, DS Likhacher - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đưa một nhận định có tính đặc trung và khái quát "Văn hóa - đó là hồn thiêng của mỗi dân tộc, một quốc gia; là những gì làm nên bản sắc của dân tộc và biện minh cho sự tồn tại của dân tộc đó" (Dẫn theo: "Tạp chí Thế giới mới"). Chính vì thế, nghiên cứu văn học không thể tách rời vấn đề văn hóa. Sức sống và sự kỳ diệu của văn học được bắt đầu và làm nên từ cội nguồn văn hóa dân tộc. Thơ ca 1945 - 1975 nằm trong mạch huyết ngầm của cội nguồn văn hóa ấy. Vẻ đẹp và sức sống bền vững của nó được ươm mầm trên mảnh đất sâu thẳm của văn hóa dân tộc Việt Nam. Có thể nói, hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam (1945 - 1975). Hình tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này. Trong "trường" thơ của Tố Hữu, từ "Từ ấy", "Việt Bắc", đến "Gió lộng" rồi "Ra trận" - hình tượng người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ Quốc. Người mẹ, một hình tượng có khả năng khái quát được tầm vóc, phẩm chất của Tổ Quốc Việt Nam. Nó, thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vô ngần. Đấy là những con người: “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Những bà mẹ, người chị ấy đã làm nên chân dung Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Hình tượng người Mẹ không chỉ xuất hiện trong thơ Tố Hữu, mà nó nảy sinh từ trong sâu thẳm của văn học dân gian, văn học cổ điển Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ qua thơ Tố Hữu, qua thơ ca cách mạng giai đoạn này, mới được thể hiện một cách rõ nét và tập trung nhất. Hình tượng người Mẹ đã xuyên suốt trong thơ Tố Hữu và tỏa sáng như chất lân tinh. Từ Bà má Hậu Giang (Từ ấy - 1937- 1946), Bà Bủ, Bà Bầm (Việt Bắc- 1946- 1954), Mẹ Tơm (Gió lộng- 1954- 1961), Mẹ Suốt (Ra trận- 1962- 1974) là những hình ảnh tiêu biểu kết tinh thành chân dung Mẹ- Tổ Quốc nói trên. Xuất phát từ những người mẹ cụ thể, Tố Hữu đã khái quát nên Người mẹ Tổ Quốc. Hình tượng Tổ Quốc được Tố Hữu lồng trong hình ảnh người Mẹ một cách thấu suốt và sáng rõ: “ Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu/ Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều/ Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng... Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời. Tác giả đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức hy sinh vô bờ bến, một đức hy sinh thầm lặng, cao cả, thủy chung và thiêng liêng. Đấy là má Hậu Giang thầm lặng trong cõi rừng U Minh để nuôi giấu cán bộ, nuôi giấu cách mạng: Rừng một dải U Minh sớm tối/ Má lom khom đi lượm củi khô/ Ngày đêm củi chất bên lò/ Ai hay má cất củi khô làm gì? Nụ cười thầm lặng, nước mắt thầm lặng, cái chết thầm lặng của bà má Hậu Giang là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Với bài “ Bầm ơi” bằng việc tìm sự đối xứng và tương phản, Tố Hữu đã khắc họa một người mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng quên nỗi đau của mình để hướng về con người ngoài mặt trận, hướng về Tổ Quốc: Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm/ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi. Ở đây có nỗi xót xa, cay đắng, có nỗi nhọc nhằn, tần tảo của người Mẹ, người phụ nữ trong ca dao, dân ca, trong thơ các nhà thơ cổ điển. Những con người quanh năm “ gửi lưng cho trời, gửi mặt cho đất”, lặn lội “ mom sông” để “ nuôi đủ năm con với một chồng”: “ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng / Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô (Việt Bắc - 1954) Có nỗi truân chuyên, cay đắng của cuộc đời Kiều: Hà ơi tiếng Mẹ ru nhè nhẹ/ Cay đắng trăn năm nỗi đoạn trường (Quê mẹ- Gió lộng). Tìm về truyền thống - cội nguồn của dân tộc. Tố Hữu muốn thể hiện một quan niệm nghệ thuật của mình, hình ảnh bà mẹ nghèo chính là hình ảnh “ đất nước nghèo” với áo vải bạc màu. Phẩm chất ấy, thể hiện một lý tưởng thẩm mỹ của tác giả, đấy là sự trong sạch, quý giá là vẻ đẹp trong đau khổ, trong kiêu hãnh, tự hào. Ý niệm đó đã trở thành phổ quát trong thơ giai đoạn này: Trần Vàng Sao yêu đất nước qua tấm áo rách, nỗi xót xa của mẹ: “ Tôi yêu đất nước này xót xa/ Tôi yêu mẹ tôi áo rách”. Chế Lan Viên cảm nhận qua nước mắt, qua mảnh đất khô cằn: Vâng, tôi yêu những nơi đá cộc, cây cằn/ Tổ quốc như bà mẹ nghèo thì thầm cùng tôi qua nước mắt. Một nhà nghiên cứu từng cho rằng: Trong dòng chảy có nước của cội nguồn thì dòng chảy đó sẽ không bao giờ ngưng đọng, con người Việt Nam từ bao đời nay vốn tha thiết hướng về cội nguồn quê hương, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính vì thế, mô tả cài nghèo khổ vất vả, giản dị trên, Tố Hữu cũng như các nhà thơ khác muốn làm nổi bật lên một nét phẩm chất quý giá của con người Việt Nam: Sự vĩ đại được kết tinh từ trong đau khổ và nước mắt. Con người Việt Nam đã: “ Từ trong máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Chính họ đã làm nên tầm vóc lịch sử Việt Nam “ dáng đứng Việt Nam”. Vẻ đẹp và niềm kiêu hãnh của người mẹ Việt Nam anh hùng trong thơ Tố Hữu, đấy là tinh thần bất khuất, kiên trung. Con người ý chí khí phách đạp mọi trở ngại để vươn đến đạo lý truyền thống, đến với các giá trị vĩnh cửu và thiêng liêng: “ Sức đâu như ngọn sóng trào/ Má già đứng dậy ngó vào thằng Tây/ Má thét lớn: Tụi bây đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao. (Bà má Hậu Giang). Hình ảnh O du kích nhỏ đã làm nên dáng đứng, tầm vóc, sức mạnh của dân tộc: O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu” (Tấm ảnh) Biểu tượng cao đẹp, vĩ đại, hào hùng nhất, đấy là hình ảnh chị Lý, người con gái anh hùng Việt Nam. Bằng một cảm quan lãng mạn cách mạng, một tấm lòng tôn kính, xót thương vô hạn, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người con gái Việt Nam bất khuất, kiên trung: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Không giết được em người con gái anh hùng/ Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại/ Còn một giọt máu tươi còn đập mãi/ Không phải cho em, cho lẽ phải trên đời/ Cho quê hương em. Cho cả loài người” (Người con gái Việt Nam). Tính chất sử thi, siêu nhiên qua cách cảm nhận và thể hiện của tác giả càng làm tăng thêm ý chí bất khuất, vẻ đẹo kỳ vĩ, thiêng liêng và huyền bí của người con gái Việt Nam anh hùng. Mẹ Suốt, với hình ảnh “ Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung/ Gió lay như sóng biển tung trắng bờ” là biểu trưng sâu sắc cho ý chí kiên trung, quật khởi của dân tộc, là khí thiêng hun đúc được truyền đời. Điều này đúng với một nhận xét có tính khái quát: “ Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là tinh thần quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước (Hồ Chủ Tịch) Những người mẹ Việt Nam anh hùng: như bà má Hậu Giang, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt... là những biểu trưng văn hóa kết tinh từ truyền thống sâu thẳm của dân tộc Việt Nam. Đấy là những con người biết làm chủ lịch sử xã hội, biết hy sinh bản thân mình, hướng đến chân lý của thời đại để hòa nhập lẽ sống cộng đồng với lẽ sống nhân loại. Một nét biểu trưng văn hóa qua hình tượng người mẹ Việt Nam trong thơ Tố Hữu, đấy là quan niệm về con người bất tử, con người thóat thân vào vĩnh cửu. Điều này xuất phát từ tâm thức của văn hóa dân gian. Người Việt Nam cho rằng: Những người anh hùng của dân tộc là hồn thiêng của Tổ quốc. Họ sống muôn đời với đất nước, núi sông của nhân dân Việt Nam: Một dòng máu đỏ lên trời. Má ơi, con đã nghe lời má kêu/ Nước non muôn quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang (Bà má Hậu Giang). Chị Lý đã trở thành bất tử, thành lẽ sống của dân tộc: Cả nước cho em cho em tất cả / Máu tiếp máu cho lại hồng đôi má/ Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân/ Cho thịt da em lại nở trắng ngần” (Người con gái Việt Nam) Lâm Thị Mỹ Dạ đã khắc họa hình ảnh người con gái hy sinh với nụ cười không tắt, với làn da tỏa sáng, thoát thành làn mây trắng tinh khôi: Như khoảng trời nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh/ Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng” (Khoảng trời hố bom) Những biểu hiện về sự hóa thân của người mẹ, người phụ nữ anh hùng vào non sông, đất nước là sự tiếp nối quan niệm truyền thống về con người thiên nhiên, con người vũ trụ của nhân dân ta. Niềm thiêng liêng cao cả của họ đã trở thành biểu trưng văn hóa của dân tộc, những di tích lịch sử muôn đời của non sông, đất nước. Họ trở thành một lẽ sống bất diệt của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam. Sự miêu tả, cảm nhận về hình ảnh bà mẹ qua thơ Tố Hữu xuất phát từ cội nguồn sâu thẳm của truyền thống văn hóa dân tộc, từ nòi giống Lạc Hồng của mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân. Đấy là phẩm chất đẹp đẽ được tinh lọc từ dòng sữa mẹ của hôm qua và hôm nay. Trở về hòa nhập trong tình biển mẹ, mạch ngầm kia được nuôi dưỡng trong vị mặn ân tình đầy chất trí tuệ và ngời ánh lân tinh. Qua hình tượng người Mẹ, Tố Hữu và các nhà thơ 1945- 1975 đã khắc họa thêm một nét đẹp truyền thống của tâm hồn Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam Huế, 8-3- 1996- 8- 3- 1997 T.H.S (133/03-2000) |
ĐINH VĂN TUẤN
Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).
KHẾ IÊM
Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.
ALAN KIRBY
LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.
LÊ QUỐC HIẾU
Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.
THÁI KIM LAN
I.
Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.
LUÂN NGUYỄN
Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
(Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)
BỬU CHỈ
Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.
LÊ QUANG THÁI
Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)
ĐỖ LAI THÚY
Kìa ai chín suối xương không nát
Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
(Nguyễn Khuyến)
TRẦN HUYỀN TRÂN
Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?
NGUYỄN DƯ
Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?
PHAN TUẤN ANH
“Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
(T.Lessing)
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:
PHAN NGỌC
Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.
YẾN THANH
Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó.
TRIỆU SƠN
Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.
LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).