Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Có tuổi thơ nào không gắn bó với một dòng sông?
Quê hương tôi gắn liền với một tặng vật tuyệt đẹp của tạo hóa, dòng sông Hương. Những năm tháng học sinh của tôi đã trôi qua êm đềm ở đó. Thời thơ bé là những buổi trốn học lang thang dọc bờ sông lúc đó còn mọc đầy lau sậy. Lớn hơn một chút khi đã biết mơ mộng, là những buổi chiều quây quần cùng bạn bè trên bãi cỏ xanh, đắm mình trong cái hoàng hôn tím ngát của sông Hương mùa hè. Tôi yêu biết bao con sông tuổi thơ ấy.
Lúc lên cấp ba, chúng tôi được lựa chọn cho mình một ngoại ngữ thứ hai bên cạnh tiếng Anh, và nước Pháp đến với tôi như một mối duyên tình. Cùng với việc làm quen với ngôn ngữ, tôi lẫm chẫm khám phá những vùng đất tuyệt đẹp của nước Pháp qua những bức ảnh, đoạn phim và lời kể của thầy cô giáo người Pháp. Đó là thành phố Paris hoa lệ với những lâu đài cổ kính trầm mặc, là những ngôi nhà đẹp như cổ tích vùng Normandie, là bãi biển Côte d’Azur xanh ngắt, là những vườn nho bất tận của Champagne Ardenne, là thị trấn Strasbourg đẹp như tranh vẽ, là thung lũng Provence đắm chìm trong màu tím và hương thơm của hoa oải hương... Những tuyệt tác ấy đi vào giấc mơ của tôi hàng đêm. Nhưng không hiểu sao, trong tiềm thức tôi lại thấy thân thương lạ với dòng sông Seine, cảm giác như thể đó là một dòng sông Hương của riêng tôi.
Sẽ có ai đó bảo tôi rằng, có khập khiễng không khi đặt dòng sông Seine diễm lệ quý phái bên cạnh con sông Hương đằm thắm dịu dàng và đơn sơ của xứ Huế? Nhưng bạn có biết không, thật sự có sự giao thoa bất ngờ giữa hai tuyệt tác của thiên nhiên cách xa nhau vạn dặm.
Một đoạn sông Seine. (Ảnh: happydaystravel.com.vn)
Như một dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ, và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của sự thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng. Mặt nước trầm mặc kia soi bóng biết bao đền đài lăng tẩm mà sự tồn tại của chúng gắn liền với bao biến cố lịch sử. Với sông Seine là nhà thờ Đức bà Paris với tuyệt phẩm Thằng gù của Victor Hugo, là Viện Bảo tàng Louvre danh tiếng, là tháp Eiffel sừng sững, là quảng trường Concorde hằn in dấu tích đẫm máu của cuộc Cách mạng Pháp… Bên dòng sông Hương là nơi yên giấc ngàn thu của nhiều vị vua trong 13 triều đại nhà Nguyễn như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định ; là Đại Nội uy nghi còn vương dấu vàng son ; cây cầu Tràng Tiền duyên dáng nối đôi bờ sông ; cũng như những địa danh văn hóa nổi tiếng khác như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén…
Thật ngạc nhiên, cả cây cầu Tràng Tiền và tháp Eiffel đều do kiến trúc sư nổi tiếng nước Pháp Gustave Eiffel (1832-1923) thiết kế. Là biểu tượng của Paris, du khách đặt chân đến đây không thể nào bỏ qua tháp Eiffel, công trình kiến trúc bằng sắt độc đáo nằm bên dòng sông Seine với chiều cao nguyên thủy là 300m . Cầu Tràng Tiền cũng là một nét đặc trưng của Huế và được xây dựng bằng những dầm thép hình vành lược theo kiểu gothique. “Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp ; em theo không kịp, tội lắm em anh ơi! ”. Cây cầu đi vào kí ức tôi qua những câu ca dao mượt mà chan chứa ấy.
Và nữa đây, như hai người mẹ có duyên từ trong tâm tưởng, cả hai con sông đều mang trên mình những cây cầu cùng tên. Trên dòng sông Seine, cây cầu Le Pont-neuf (theo nghĩa tiếng Việt là Cầu Mới) mang cái tên trái ngược với vẻ cổ xưa của nó. Còn người dân Huế nào không biết đến Cầu Mới? Vốn tên chính thức là cầu Phú Xuân, cây cầu thân quen với người dân Huế với cái tên cầu Mới, bắt nguồn từ việc nó được xây dựng tạm bằng những tấm cầu phao năm 1968 để thay thế cầu Tràng Tiền lúc bị đặt mìn đánh sập xuống dòng sông Hương.
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
(Thơ Nguyên Sa - Nhạc Ngô Thụy Miên)
Bài hát này lần nào cất lên, tôi cũng nghe lòng bồi hồi không dứt. Mới đó mà mười mấy năm tôi đi xa Huế, nhưng vẫn luôn tìm về mỗi khi cơ hội đến. Riêng sông Seine vẫn còn đấy trong giấc mơ của tôi. Sông Seine ơi, ta khao khát một ngày được thấy sông, chầm chậm đi bên người mà hoài niệm về một dòng sông Hương, để một lần, lại được chạm vào những cảm xúc từ ngày thơ bé.
Bài và ảnh: Trương Hồng Thuận (VnExpress)
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.
Sáng ngày 22/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Nghề điêu khắc than đá Quảng Ninh”.
UBND thành phố Huế vừa có Công văn 4269 về tiếp tục tạm dừng tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2021 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngày 20/7/2021, Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ hai với Chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.
Chiều 16/7, Viện Pháp tại Việt Nam, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm nghệ thuật đường phố Jam - Vietnam Urban Arts 2021.
Sáng ngày 16/7, HĐND tỉnh khóa VIII khai mạc kỳ họp thứ 2, nhiệm kỳ 2021- 2026. Tại kỳ họp thứ 2 này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận để thông qua 19 Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Đáng chú ý là nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2021.
Bia tưởng niệm sẽ được triển khai xây dựng tại vị trí Tiểu khu 67, nơi 13 liệt sĩ hy sinh khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 hồi tháng 10/2020.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa phát động tổ chức cuộc thi sáng tác clip quảng bá di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh ở Huế - Sống mãi với thời gian”.