Hai cựu thiếu sinh quân ra mắt những trang sách của ký ức

14:57 08/07/2019

Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

Nhà văn Ma Văn Kháng ký tặng sách tại buổi giao lưu ra mắt sách

“Một thời Đông Bắc” là tập bút ký chính luận ghi chép những kỷ niệm sâu sắc của Vũ Mão trong thời gian đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách nặng nề ở Tiên Yên. “Một thời Đông Bắc” là sản phẩm tinh thần của một ngọn lửa hợp thành từ hai nguồn cháy sáng: nhiệt thành chính trị và phẩm tính thơ mộng của văn nhân thi sĩ họ Vũ.

Vùng đất Tiên Yên với tác giả Vũ Mão không chỉ là cuộc gặp gỡ với một vùng đất được thiên nhiên ban tặng những ưu đãi, một miền núi non kỳ vĩ, một bờ biển tươi đẹp, một vùng đồng bằng trù phú, một huyền thoại, một vùng đất phong thủy tốt đẹp hữu tình. Một địa bàn cư trú lâu đời của 13 dân tộc anh em với bản sắc văn hóa đặc sắc…

Tiên Yên với Vũ Mão trong những ngày tháng lịch sử ấy, còn là nơi, người cán bộ chính trị trẻ tuổi say sưa lý tưởng có những cuộc gặp gỡ kỳ lạ. Tiên Yên- Đông Bắc trong những năm tháng lịch sử không thể quên ấy, thần tình quá, chính là nơi hội tụ quần anh của các gương mặt anh hùng chiến sĩ một thời hào hùng.

Hai cựu thiếu sinh quân ra mắt những trang sách của ký ức ảnh 1

Tập bút ký chính luận ghi chép những kỷ niệm sâu sắc của tác giả Vũ Mão trong thời gian đứng mũi chịu sào, gánh vác trọng trách nặng nề ở Tiên Yên- Quảng Ninh

Theo Nhà văn- Dịch giả Thúy Toàn đây không hẳn là một cuốn sách nghiên cứu, nhưng cũng không hề kém cạnh một cuốn địa chí về một vùng đất tưởng rằng rất gần gũi nhưng cũng còn nhiều điều mà ta chưa biết đến. Đây không hẳn là một cuốn hồi ký nhưng lại giúp người đọc nhận biết được về một quá khứ của một cá nhân xuất chúng trên nền lịch sử của cả một không gian rộng lớn. Đây không phải là một tập thơ văn nhưng cuốn sách lại cho người đọc cảm nhận được những sự kiện rất nhẹ nhàng, sâu sắc bởi cách diễn đạt mang đậm chất văn thơ…

Chia sẻ về sự ra đời của ký sự tiểu thuyết "Mãi mãi một thời thiếu sinh quân", nhà văn Ma Văn Kháng khẳng định đó chính là những trang viết được sinh ra do những thôi thúc về ký ức.

Ông nói: "Tôi được vinh dự là một thiếu sinh của trường từ đầu năm 1949. Cho đến khi trường chuyển sang nước ngoài, đổi tên thành Trường Thiếu nhi Việt Nam. 3 năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên! Hàng trăm con người một thời thiếu sinh đã tan vào các môi trường sống khác nhau. Kẻ mất người còn. Đôi hồi khi gặp nhau cũng chỉ còn thấp thoáng những mảnh ký ức đã bắt đầu mờ nhòa. 70 năm trôi qua, nhiều chi tiết cụ thể như hồi đó đi giầy hay dép, mặc gì, ăn gì… không còn nhớ chi tiết, tường tận song những trang viết may mắn vẫn tái hiện đầy đủ, nguyên vẹn cảnh quan, không khí, tâm thế, tinh thần và cảm xúc về một thời hào hùng, chân dung thế hệ “măng non cách mạng” của giai đoạn lịch sử đặc biệt- kháng chiến chống thực dân Pháp".

"Mãi mãi một thời thiếu sinh quân" với TS Dương Thị Thanh Hương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thì đó quả thực là những trang viết đầy chiêm nghiệm.

“Với cái nhìn trong cuộc, với tư cách người chứng kiến, người tham gia, bằng tâm thế và cái nhìn cuộc sống hôm nay, soi rọi lại ký ức của 70 năm về trước, một việc không dễ gì, bằng một giọng văn có sức quyến rũ từ nội lực, Ma Văn Kháng đã thực sự lưu lại được vẻ đẹp của một thời Thiếu sinh quân Việt Nam, góp phần làm sáng rõ chân dung những con người trẻ tuổi của thời đại anh hùng kháng chiến chống Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc. Đó là một đóng góp đáng kể của nhà văn…", TS Dương Thị Thanh Hương chia sẻ.

Hai cựu thiếu sinh quân ra mắt những trang sách của ký ức ảnh 2

Những trang viết ra đời bởi sự thôi thúc của ký ức

Tại buổi ra mắt sách, không chỉ là những câu chuyện về văn chương mà ở đó, các cựu thiếu sinh quân cùng nhau chia sẻ, ôn lại kỷ niệm về thời ấu thơ trong trẻo, gian khó nhưng mạnh mẽ và đầy ý chí. Như tác giả Ma Văn Kháng bộc bạch cũng như bạn bè cùng trang lứa ông đã dồn hết chút sức lực còn lại vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, nhớ lại những gì đã trải qua, trong quan niệm có phần bảo thủ và bất di bất dịch, rằng tiểu thuyết, chính là nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống.

Theo Mai An - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).

  • Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.

  • Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.

  • Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.

  • "Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.

  • Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.

  • “Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.

  • Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.

  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.

  • Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.

  • Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.

  • Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.

  • Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.

  • Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.

  • Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.

  • Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.

  • 5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.

  • Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.

  • Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...

  • Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.