Hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi

16:04 10/12/2010
ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

Cổng và tượng Vua Hàm Nghi năm 1975 - Ảnh: hamnghihue.com

Hai bài thơ nôm này nằm trong hồ sơ tập 7 Phông Nha kinh lược Bắc kỳ, kho lưu trữ Trung ương Hà Nội, ghi rõ: “Ngự bút tự trào quốc âm nhị thư ban Bắc kỳ chư thứ”.

Nhắc lại rằng vào đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng 7 năm 1885, ngay tại trung tâm kinh thành Huế đã xảy ra một sự biến lịch sử kịch liệt: lực lượng yêu nước chống Pháp trong triều đình do Tôn Thất Thuyết cầm đầu tấn công vào các căn cứ chiếm đóng của giặc Pháp ở hai bên bờ sông Hương là tòa khâm sứ và đồn Mang Cá.

Cuộc tấn công thất bại, kinh thành bị chiếm, Tôn Thất Thuyết phải rước vua Hàm Nghi chạy ra Bắc. Để thoát khỏi bàn tay giặc và xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài về sau.

Về Hàm Nghi, chúng ta biết rằng ông được đặt lên ngôi vua từ ngày 2-8-1884 sau khi ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc lần lượt bị phế bỏ vì có hành động thân Pháp. Ông sinh ngày 3-8-1871, lúc lên ngôi mới có 14 tuổi. Sau khi được Tôn Thất Thuyết đưa ra phía Bắc, ông đã ra Chiếu Cần Vương (13-7-1885), kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đánh giặc. Lời chiếu đã được sự hưởng ứng nhiệt liệt và mạnh mẽ trong toàn quốc, gây cho kẻ thù muôn vàn nguy khốn. Nhưng đến tháng 11-1888, có bọn tay sai dẫn đường giặc Pháp đã đột nhập căn cứ và bắt sống Hàm Nghi tại miền núi Quảng Bình, rồi đưa xuống tàu chở đi đày ở An-giê-ri (Bắc Phi).

Hai bài thơ nôm mới sưu tầm được, nếu đích thực là của vua Hàm Nghi thì chỉ có thể được sáng tác vào giữa hai năm 1887-1888, trước ông bị bắt. Lúc này nhà vua đã 16-17 tuổi, và trải qua mấy năm trèo đèo lội suối gian khổ kháng chiến đã trưởng thành về tư tưởng, giờ đây đã trở nên một thanh niên có tinh thần yêu nước căm thù giặc và có ý thức về vai trò của mình trong phong trào, đối với nước, đối với dân. Cũng không loại trừ khả năng hai bài thơ trên do một người lấy danh nghĩa Hàm Nghi để làm, hiện tượng này rất phổ biến trong văn học. Trong khi chờ đợi xác minh thêm, chúng tôi căn cứ vào sự ghi chép theo tài liệu lưu trữ để giới thiệu với bạn đọc Tạp chí Sông Hương

Bút tích hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi



Bài thứ nhất

Ôi việc trên đời nghĩ cũng hay,
Sơn hà xã tắc nắm trong tay
Hai hàng mũ áo (1) mong mong Trước
Bốn phía cày bừa nhớ nhớ nay (2)

Tôn tổ vun trồng đà có tớ,
Đất trời ngang dọc ngẫm từ đây
Xoay vần con tạo xem chăng tá?
Quét sạch tanh hôi có mặt này (3)



Bài thứ hai

Nhủ bảo quân dân cập lại quan
Thứ cho tội trẫm đã muôn vàn
Ngôi cao kịp tới liền lo nghĩ,
Tuổi trẻ nhưng nay luôn thở than
Vạch đất ra tay tề xã tắc
Xin trời mở mặt với giang san
Bốn phương đâu để theo dòng cũ
Trung nịnh rồi ra sẽ liệu bàn.


Đ.X.L - V.V.S.
(8/8-84)


-----------------
1. Các quan lại trong triều
2. Nông dân.
3. Giặc Pháp xâm lược.




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • XUÂN CANG(Trích Chân dung nhà văn soi chiếu bằng Kinh Dịch)Nhà văn Nguyễn Sinh Tuân sinh ngày 10 - 7 - 1910 tức năm Canh Tuất (Nhà văn Việt Nam hiện đại. Nxb Hội Nhà văn - Hà Nội - 1997).

  • HOÀNG CẦM(cảm nhận qua tập thơ “Đồng dao cho người lớn” của Nguyễn Trọng Tạo)Hình như đã lâu lắm, hoặc như chưa bao giờ tôi bắt gặp trên đời này một người mà chỉ qua một buổi sơ ngộ tôi đã thấy quý và yêu... như anh ta.

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINHI.“Ta rồi chết giữa mùa màng”(*).

  • TRỊNH MINH HIẾU(Đọc Tiền định của nhà văn Đoàn Lê NXB Hội Nhà văn 2009)Tác phẩm “Tiền định” của nhà văn Đoàn Lê vừa được Công ty cổ phần sách Bách Việt đưa vào chung khảo Giải thưởng Bách Việt lần thứ nhất.

  • THANH TÙNGLarry Rottmann sinh ngày 20-12-1942 ở tiểu bang Missourri. Ông thường nói: tôi sinh khác năm nhưng cùng ngày với ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Larry Rottmann hay để ý tìm kiến những điều mà cuộc đời ông gắn bó, liên quan đến Việt Nam.

  • MINH KHÔI…Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”…

  • NGÔ THỜI ĐÔNSống một đời không dài lắm và đón nhận quá nhiều nỗi phiền ưu vì đất nước, dân tộc, thời cuộc, gia tộc và bản thân song với lòng yêu đời, thương người sâu sắc, Miên Thẩm đã để lại một sự nghiệp trứ tác đồ sộ, không thua kém các đại gia trong văn chương trung đại của dân tộc.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNNgồi chung một chuyến xe trong một lần cổ ngoạn Mỹ Sơn, nhà thơ Hồng Nhu trao cho tôi tập thơ "RÊU ĐÁ", tập thơ thứ tư của anh do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1998.

  • ĐỖ NGỌC YÊN(Nhân đọc TRONG CĂN NHÀ SÀN BÉ NHỎ)(*)

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU Trong hành trình "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp", tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh. Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, nó truyền thống và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại.

  • THÁI DOÃN HIỂUĐể nối hai bờ suy tưởng tâm linh và vũ trụ, nhà toán học Lê Quốc Hán (*) đã bắc một chiếc cầu thơ.

  • HÀ VĂN THÙY(Nhân đọc Văn học - phê bình, nhận diện của Trần Mạnh Hảo)

  • LÊ VIẾT THỌ(Đọc "Ngọn núi ảo ảnh" - bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường - NXB Thanh niên tháng 1-2000)

  • ĐỖ NGỌC YÊN Phế đô là một trong những cuốn tiểu thuyết đương đại của Trung Quốc,  do Tạp chí Tháng Mười xuất bản từ năm 1993. Ngay sau đó nó đã có số bản in đạt vào loại kỷ lục, trên 1. 000. 000 bản tiếng Trung Quốc.

  • VƯƠNG HỒNG HOAN

    "Trăng Thương Bạc" là tập thơ của 47 hội viên của câu lạc bộ Hương Ngự do Nhà xuất bản Thuận Hóa in kỷ niệm lần thứ 25 ngày giải phóng Huế.

  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNHNguyễn Khải ở trong Nam, ít khi tôi được gặp. Tôi rất thích nói chuyện với anh. Đúng ra là tôi thích nghe anh nói.

  • PHẠM XUÂN HÙNG(Về cuốn Đọc văn - Tiểu luận - Phê bình của Phạm Phú Phong, NXB Thuận Hóa, 2008)

  • HÀ VĂN LƯỠNGChingiz Aitmatốp thuộc trong số các nhà văn lớn được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến. Tác phẩm của ông thể hiện những vấn đề đạo đức nhân sinh, nhân loại. Ngoài việc sử dụng các đặc điểm thời gian, không gian nghệ thuật, cấu trúc, giọng điệu tác phẩm... nhà văn còn đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm như là một thi pháp biểu hiện mang tính đặc trưng của ông.

  • TÔ NHUẬN VỸ(Nhân đọc một số bài tranh luận về cuốn THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.