Hai bài báo xuân viết về Thanh Tịnh

11:05 27/04/2009
HÀ  ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.

Nhà thơ Thanh Tịnh

Nhà thơ Thanh Tịnh quê gốc ở Gio Linh - Quảng Trị, sinh tại Gia Lạc thành phố Huế ngày 12.12.1919. Mất tại Hà Nội ngày 17.7.1988, phần mộ đặt trên núi Thiên Thai, phía Tây thành phố nơi ông sinh ra.
Bài viết dưới đây chỉ đề cập tới hai bài báo của hai nhà phê bình viết về Thanh Tịnh nhân ngày xuân, hoàn toàn không có ý phê phán quan điểm, kiến thức hay trình độ lý luận văn học của Vương Trí Nhàn và Ngô Vĩnh Bình.

Trước Cách mạng tháng Tám, Thanh Tịnh đã có thơ đăng trên các báo Phong Hoá, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Thanh Nghị. Ngoài ra, ông còn được Hoài Thanh đưa vào Thi nhân Việt Nam. Sau năm 1945, ông từng giữ chức Tổng thư ký Hội Văn hoá cứu quốc Trung Bộ. Ông cũng từng làm chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội, là hội viên sáng lập và uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I và II.

Vương Trí Nhàn lấy tên một truyện ngắn của Thanh Tịnh, truyện Ngậm ngải tìm trầm viết từ năm 1943 để làm tiêu đề và nội dung bài báo của mình. Trầm rất quí và hiếm, chỉ có trên thân cây gió mọc lâu đời trong rừng sâu, toả hương thơm ngát, dùng để đốt khi thờ tự cúng bái. Những bậc vương giả, giàu có xưa kia mới dám dùng trầm. Trong lịch sử Trung Quốc, chỉ một ông vua Đường Minh Hoàng mới chơi ngông xây Trầm Hương đình dành riêng cho Dương Quý Phi. Ngải là một loại cây cao chừng một mét, có củ màu vàng giống củ riềng, lá giống lá cây nghệ. Củ ngải được bào chế thành một thứ thuốc, người đi tìm trầm ngậm mới có sức đi trong rừng thẳm từ tháng hai đến tháng sáu âm lịch hàng năm để tìm trầm. Giá trị một thanh trầm có thể dư thừa tiền để nuôi sống một đời người.

Từ bài báo, Vương trí Nhàn vân vi để hiểu cách tồn tại độc đáo của Thanh Tịnh trong văn học. Cách tồn tại độc đáo ấy theo tác giả là "không có không ai chết", nhưng "cũng dễ làm cho đời sống mất hết ý vị'". Nghe thì dường như khách quan, vì có ai trên đời này lại quan trọng đến nỗi không có họ thì người khác phải chết đâu. Đằng sau cái khách quan ấy, tác giả viết rất dài về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Thanh Tịnh thời kỳ sau năm 1954, tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Thời ấy Thanh Tịnh xa vợ con, xa quê hương, phải sống độc thân trong cái "lâu đài" văn học thâm nghiêm số 4 Lý Nam Đế - Hà Nội, vì thế mà bài báo của Vương Trí Nhàn đại để có vô số đoạn như thế này "Chẳng ai có lỗi trong bất hạnh này của Thanh Tịnh cả - chẳng qua đất nước chia cắt, ông lập gia đình sớm...", "...Nghĩ tới một người xa gia đình như Thanh Tịnh ai cũng hiểu ngay là: "Nhiều khi rỗi rãi mà không biết làm gì". "Một bên là lớp nhà văn mới trưởng thành từ kháng chiến lòng đầy tự tin, và cái háo hức chủ yếu, là háo hức làm nên một nền văn học trước đây chưa từng có, còn bên kia là Thanh Tịnh dẫu sao cũng còn là hơi hướng tiền chiến nghĩa là thuộc về quá khứ bấy giờ người ta đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê mẹ, dầu sao cũng là thứ loại văn hắt hiu buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên một thứ văn như thế, làm sao có thể bắt ngay vào cái nhịp sống mới của giới trẻ?". "Tức ông đã sớm trở thành một cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được chiều, có cái tuỳ nghi của người không bị ràng buộc, bởi vậy lại dễ trở nên lạc lõng". "... Ông sống như sống cho xong, buông thả, vui chơi qua ngày, đến đâu thì đến.", "không trù tính, định liệu cũng không ham muốn, ông nhìn thẳng về phía trước mà hoá ra chẳng nhìn gì cả. Đến cả bước chân của ông cũng không ai nghe tiếng nữa. Chỉ có tiếng thở dài của ông là có thật".

Đọc các đoạn trên, chúng ta chỉ còn thấy Thanh Tịnh là một cái bóng mờ nhạt, thậm chí tẻ nhạt vô hồn, và một chút thương cảm của Vương Trí Nhàn đối với Thanh Tịnh, bởi lẽ hàng ngày lặp đi lặp lại cứ thấy ông "lầm lũi xách xô nước, từ bể chứa dưới nhà lên gác hai" vào buổi sáng, "cái cầu thang mênh mông mà bóng ông không bao giờ lấp kín" vào buổi chiều tối. Tác giả vẽ ra chân dung Thanh Tịnh như một Lã Vọng già nua với xâu cá trên tay. Một Thanh Tịnh như thế, tại sao chợt xô về trong tôi những câu thơ của ông mà tôi thuộc từ ngày còn đi học.
Mười một năm trời mang Huế theo
...
Tôi gặp bao người nhớ Huế xa
Đèn khuya thức mãi chí xông pha
...
Có bao người Huế không về nữa
Gửi đá ven rừng chép chiến công
Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng.


Rõ ràng Thanh Tịnh cũng như bao nhà văn, nhà thơ khác, đã mang vào thơ sự phức tạp của đời sống thế kỷ thứ hai mươi, cùng những bi kịch của đất nước bị chia cắt. Có thể nói Huế là một xứ thơ, xứ tâm hồn, nếu không thế thì tại sao đã tạo nên một Thanh Tịnh "Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành" ? Văn học phải có tính thừa kế của nó, không phải ngẫu nhiên người ta "muốn chôn vùi" nền thi ca tiền chiến, mà theo tôi tình cảm của cả dân tộc lúc "bấy giờ" cần phải cứng rắn để tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chứ không thể có phần thiên về sướt mướt như thi ca thời trước năm 1945 được. Đương nhiên thơ văn của Thanh Tịnh là nguyên bản cuộc đời ông. Không phải Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... là những nhà thơ lớn, những nhà thơ cách mạng cũng bắt nguồn từ trào lưu thơ mới tiền chiến đó sao?

Ai cũng biết Thanh Tịnh là một nhà thơ thuộc loại có nhiều giai thoại, nhưng chẳng lẽ vì thế mà người viết lại nấu món súp không có muối như thế này "Tôi nhớ những ngày mùa rét, Thanh Tịnh hay bận ra ngoài một cái áo dạ màu cổ vịt, một màu rất chua, và chói hẳn lên giữa đám người nâu sồng hoặc toàn quần áo màu  xám. Đấy cũng là một cách để tỏ rõ cái khác biệt với chung quanh chăng?". "Vả chăng cái con người thật của chính mình, thì mỗi người làm sao dấu được!", "Ngoài mùi cao sao vàng hắc hắc - cái mùi phổ biến của những người già - riêng Thanh Tịnh tuổi sáu mươi hồi ấy lại thường còn hay bốc lên mùi nước hoa. Chắc chắn đó là thứ nước hoa thật rẻ...", "Cụ phải làm thế vì già rồi, lại dân nghiện cũ, lâu không tắm, không đổ nước hoa lên quần áo thì còn dám đi đâu nữa?!".

Theo tôi, dù tác giả bài báo có xét nét, xoi moi chế diễu đi chăng nữa, thì những chuyện riêng như vậy cũng vẫn không nên nói, vì đó là những moi móc tầm phào, vớ vẩn, một cách chế diễu cũ càng "Bới bèo ra bọ".
Tôi không hiểu tại sao Vương Trí Nhàn còn dị ứng cả cái thú vui sưu tầm đồ vật lịch sử của Thanh Tịnh "Nghèo thế, Thanh Tịnh của chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua cổ vật? Mà cũng buồn thế, cô độc thế một người ít nghị lực như Thanh Tịnh lấy đâu sức lực để mang lại cho bộ sưu tập của mình một vẻ hoàn thiện dù chỉ là trên phương diện công phu thuần tuý? Chẳng qua buồn tình quá, ông nhặt nhạnh một ít đồ cũ, xếp cho ra bộ trong luc không ai biết chơi thì cách chơi của ông đã là độc đáo thế thôi". "Trò chơi hơi buồn! Nhưng đó là trò chơi duy nhất, một ông già tạo được cho mình, và cũng là trò chơi độc ác, dù không được đẩy đến cùng".

Tại sao vậy, tại sao đó là trò chơi độc ác? Mạnh Tử có câu "Vạn vật đều ở nơi ta, chỉ cần quay về thú vui với lòng mình là đủ", "âu đó cũng là cái cách tồn tại cá thể trong tập thể của Thanh Tịnh, có hại ai đâu? Huống hồ ông sinh ra, lớn lên ở xứ Huế, nơi có dòng sông Hương với những cơn mưa sũng buồn, nơi có những đêm trăng với hoa cau rụng trắng , hương cau ngào ngạt... Một người luôn mang Huế theo, chất trong hồn nỗi sầu vạn cổ, xa vợ con, dâu bể đời người như vậy kể cũng đáng để chúng ta thán phục rồi.

Theo Vương Trí Nhàn, tất thảy các dấu mốc trong cuộc đời Thanh Tịnh đều hoàn toàn bị động, do hoàn cảnh tạo nên, ngẫu nhiên cứ tựa như con quay búng sẵn trên trời, từ việc Thanh Tịnh lên Việt Bắc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, đến việc ông vào khu bốn hoạt động văn nghệ, làm thơ viết báo "Thanh Tịnh là thế, là cuốn theo chiều gió, là ngọn cỏ gió đùa...". Đành rằng các sự kiện lịch sử có xô đẩy, nhưng tôi đoan chắc rằng ông chủ động, tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phải chăng người viết định làm cái việc "lấy thúng úp voi"? khi cho rằng "Ông phải giữ tiếng cho mình và mọi người, ví cái tiếng của ông quá lớn. Xung quanh và chính ông đã ép ông thành một thứ phượng hoàng nhồi rơm nhồi trấu rồi treo trên tường, ông phải giữ lấy cái vai đã có".

"Bụt chùa nhà không thiêng" chăng? tôi đồng ý "Viết văn là một nghề như mọi nghề khác", nhưng nghề văn, nhất là người làm công tác giới thiệu tác giả tác phẩm, phê bình văn học phải cẩn trọng khi đánh giá nhận định, "lời nói gói vàng".
Ngô Vĩnh Bình trong bài báo của mình lại viết về Thanh Tịnh như thế này "... Được ở gần ông ngót chục năm, tôi biết ông là một tỷ phú, là một nhà giàu. Không phải ngẫu nhiên mà anh em báo chí, văn nghệ ở "phố nhà binh" gọi ông là "pho từ điển sống" là bậc "huynh trưởng". Ông không chỉ viết báo Tết, làm báo Tết giỏi mà còn chỉ cho nhiều nhà báo trẻ cách viết báo, làm báo Xuân một cách rất cụ thể, như thầy trò, như bầu bạn, như đồng nghiệp". "Thanh Tịnh là vậy, làm báo, viết báo, kể cả báo Xuân, báo Tết cáicũng cứ nhẹ tênh tênh, nhưng để theo ông, học ông thật chẳng dễ chút nào. Đôi khi chỉ là để hiểu ý ông thôi mà mươi năm, mà cả đời người vẫn chưa làm được".

Quả thật, nếu đúng thế thì cho dù Thanh Tịnh đã "Ngậm ngải tìm trầm", vẫn chắc rằng ông cũng có dư thừa hương trầm trong cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật đầy khó khăn của ông.
Ngô Vĩnh Bình vẫn thường khiêm tốn tự nhủ, người làm phê bình văn học, trước hết phải rèn luyện các đức tính: nhạy cảm, trung thực và nhân ái. Điều ấy quí giá vô ngần.

H.A.M
(
168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG"Tôi ngồi nhớ lại tất cả nỗi trầm tư dài bên cạnh mớ hài cốt khô khốc của anh Hoàng. Trước mắt tôi, tất cả cuộc sống đầy những hùng tráng và bi thương vốn đã từng tồn tại trên mảnh đất rừng này, giờ đã bị xoá sạch dấu tích trong sự câm nín của lau lách. Như thế đấy có những con đường không còn ai đi nữa, những năm tháng không còn ai biết nữa, và những con người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa...

  • LÊ THỊ HƯỜNG1. Yêu con người Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thơ, quý con người Hoàng Phủ trong văn, tôi đã nhiều lần trăn trở tìm một từ, một khái niệm thật chính xác để đặt tên cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  • TRẦN THÙY MAICó lần anh Hoàng Phủ Ngọc Tường nói: tính chất của người quân tử là phải "văn chất bân bân". Văn là vẻ đẹp phát tiết ra bên ngoài, chất là sức mạnh tiềm tàng từ bên trong. Khi đọc lại những bài nghiên cứu về văn hóa – lịch sử của anh Tường, tôi lại nhớ đến ý nghĩ ấy. Nếu "văn" ở đây là nét tài hoa duyên dáng trong từng câu từng chữ đem lại cho người đọc sự hứng thú và rung cảm, thì "chất" chính là sức mạnh của vốn sống, vốn kiến thức rất quảng bác, làm giàu thêm rất nhiều cho sự hiểu biết của người đọc.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCXuất thân từ một gia đình hoàng tộc, cử nhân Hán học, giỏi chữ Hán, thông thạo chữ  Pháp, từng làm quan dưới thời Nam triều, nhưng Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một nhân cách độc đáo.

  • HỮU VINH Chúng ta đã thưởng thức thơ, ca Huế, ca trù, hò, tuồng của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lừng lẫy của miền sông Hương núi Ngự. Nhưng nói đến sự nghiệp văn chương của thi ông mà không nói đến thơ chữ Hán của thi ông là một điều thiếu sót lớn.

  • ĐỖ LAI THÚYQuang Dũng nói nhiều đến mây, đặc biệt là mây trời Sơn Tây, Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm! Mây là biểu tượng của tự do, của lãng du. Mây trắng là xứ sở của tiêu dao trường cửu. Chất mây lãng tử ở Quang Dũng, một phần do thổ ngơi xứ Đoài, phần kia do văn học lãng mạn.

  • CAO XUÂN HẠOĐọc bài Nỗi đau của tiếng Việt của Hữu Đạt (H.Đ) trong tuần báo Văn nghệ số 9 (2-3-2002), tôi kinh ngạc đến nỗi không còn hiểu tại sao lại có người thấy mình có thể ngồi viết ra một bài như thế. Tôi cố sức bới óc ra nghĩ cho ra người viết là ai, tại sao mà viết, và viết để làm gì. Rõ ràng đây không phải là một người hoàn toàn không biết gì về giới ngôn ngữ học Việt . Nhưng hầu hết những điều người ấy viết ra lại hoàn toàn ngược với sự thật.

  • MAI VĂN HOAN.Tôi biết Nguyễn Duy qua bài thơ “Tre Việt ” in trên báo Văn Nghệ. Từ đó, tôi luôn theo sát thơ anh. Mở trang báo mới thấy tên anh là tôi đọc đầu tiên. Với tôi, anh là một trong những người hiếm hoi giữ được độ bền của tài năng.

  • THỦY TRIỀU SUNG HUYỀN"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã từng có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Đành rằng ngôn ngữ thơ ca thường hàm súc, cô đọng, đa nghĩa do đó có thể có nhiều cách tiếp cận tác phẩm.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNMỗi loại hình nghệ thuật ngôn từ đều có phong cách riêng trong cư xử với đối tượng mà nó phản ánh. Chính vì thế, đề tài tiểu thuyết trong khi mang những tính chất chung có của mọi thể loại văn học, nó đồng thời mang những tính chất riêng chỉ có của thể loại tiểu thuyết.

  • VĂN TÂMNhà thơ Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng) tuổi Tỵ (1941) quê "xứ Đoài mây trắng lắm", là một trong những thi sĩ bẩm sinh của thơ ca Việt hiện đại.

  • THANH THẢOHoàng Phủ Ngọc Tường có tập thơ "Người hái phù dung". Hoa phù dung sớm nở tối tàn, vẫn là loài hoa hiện hữu trong một ngày.

  • JOSH GREENFELDNgười Nhật vốn nổi tiếng vì tính bài ngoại của họ, thể hiện qua nghệ thuật cắm hoa và trà lễ. Tuy nhiên cũng từ rất lâu rồi nhiều nhà văn Nhật Bản vẫn quyết liệt phấn đấu mong tìm kiếm một chỗ đứng đáng kể trên các kệ sách của các thư viện nước ngoài. Họ làm thế không chỉ vì có nhiều tiền hơn, danh tiếng hơn mà còn vì một điều rằng những ai có tác phẩm được dịch nhiều ở nước ngoài thì sẽ được trân trọng, chờ đón ở trong nước!

  • BỬU NAM            Kỷ niệm 200 năm ngày sinh của văn hào Victor Hugo (1802 - 2002)1. Người ta thường gọi Hugo là “con người đại dương”. Bởi sự vĩ đại của tư tưởng và sự mệnh mông của tình cảm của ông đối với nhân dân và nhân loại, bởi sự nghiệp đồ sộ của ông bao hàm mọi thể loại văn học và phi văn học; bởi sự đa dạng của những tài năng của ông in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế kỷ qua trong nền văn học và văn hóa Pháp. Đến độ có nhà nghiên cứu cho rằng: Tất cả những vấn đề lớn của nhân loại đều hàm chứa trong các tác phẩm của Hugo như “tất cả được lồng vào tất cả”.

  • LẠI MAI HƯƠNGTiểu thuyết Những người khốn khổ có một số lượng nhân vật nữ rất đông đảo, nhưng mỗi nhân vật mang một sức sống riêng, một sinh lực riêng bởi nghệ thuật xây dựng các nhân vật này không hoàn toàn đồng nhất. Bài viết sẽ đi vào khảo sát một số nữ nhân vật tiêu biểu, bước đầu thử tìm hiểu thủ pháp xây dựng và cái nhìn của Hugo đối với loại nhân vật này.

  • PHẠM THỊ LYTôi viết những dòng này vì biết rằng giáo sư Cao Xuân Hạo sẽ không bao giờ trả lời bài viết của một tác giả như anh Phạm Quang Trung và những gì mà anh đã nêu ra trong bài "Thư ngỏ gửi Giáo sư Cao Xuân Hạo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 155, tháng 1-2002.

  • LÝ HOÀI THU“Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương” ( *) (nguyên bản: Hoàng Hà luyến, Hồng Hà tình) là tác phẩm hồi ký của bà Trần Kiếm Qua viết về lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn và đại gia đình Trung Việt của ông. Bằng sức cảm hoá của những dòng hồi ức chân thực, tác phẩm của phu nhân tướng quân đã thực sự gây xúc động mạnh mẽ trong lòng bạn đọc Việt .

  • NGUYỄN BÙI VỢICách mạng tháng Tám thành công, Phùng Quán mới 13 tuổi. Mồ côi cha từ năm 2 tuổi, cậu bé sinh ra ở làng Thuỷ Dương xứ Huế chỉ được học hết tiểu học, sáng đi học, chiều giúp mẹ chăn trâu, có năm đi ở chăn trâu cho một ông bác họ.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Người tình là một cuốn tiểu thuyết hiện đại nổi tiếng của M.Duras. Tác phẩm đoạt giải Goncourt 1984, và đã từng gây một làn sóng xôn xao trong dư luận. Người tình được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Tác phẩm cũng đã được chuyển thành kịch bản phim 1992 (qua đạo diễn Jean-Jacques Annaud).

  • ĐÀO NGỌC CHƯƠNGCho đến nay những ý kiến về phương diện thể loại của tác phẩm Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử vẫn chưa thống nhất. Theo Trần Thanh Mại, đó là bài văn xuôi: “Nay xin đơn cử ra đây một vài đoạn của một bài văn xuôi của Hàn để chứng tỏ thêm cái sức cảm thụ vô cùng mãnh liệt ở nơi nhà thơ lạ lùng ấy.