Hai bài báo xuân viết về Thanh Tịnh

11:05 27/04/2009
HÀ  ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.

Nhà thơ Thanh Tịnh

Nhà thơ Thanh Tịnh quê gốc ở Gio Linh - Quảng Trị, sinh tại Gia Lạc thành phố Huế ngày 12.12.1919. Mất tại Hà Nội ngày 17.7.1988, phần mộ đặt trên núi Thiên Thai, phía Tây thành phố nơi ông sinh ra.
Bài viết dưới đây chỉ đề cập tới hai bài báo của hai nhà phê bình viết về Thanh Tịnh nhân ngày xuân, hoàn toàn không có ý phê phán quan điểm, kiến thức hay trình độ lý luận văn học của Vương Trí Nhàn và Ngô Vĩnh Bình.

Trước Cách mạng tháng Tám, Thanh Tịnh đã có thơ đăng trên các báo Phong Hoá, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Thanh Nghị. Ngoài ra, ông còn được Hoài Thanh đưa vào Thi nhân Việt Nam. Sau năm 1945, ông từng giữ chức Tổng thư ký Hội Văn hoá cứu quốc Trung Bộ. Ông cũng từng làm chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội, là hội viên sáng lập và uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I và II.

Vương Trí Nhàn lấy tên một truyện ngắn của Thanh Tịnh, truyện Ngậm ngải tìm trầm viết từ năm 1943 để làm tiêu đề và nội dung bài báo của mình. Trầm rất quí và hiếm, chỉ có trên thân cây gió mọc lâu đời trong rừng sâu, toả hương thơm ngát, dùng để đốt khi thờ tự cúng bái. Những bậc vương giả, giàu có xưa kia mới dám dùng trầm. Trong lịch sử Trung Quốc, chỉ một ông vua Đường Minh Hoàng mới chơi ngông xây Trầm Hương đình dành riêng cho Dương Quý Phi. Ngải là một loại cây cao chừng một mét, có củ màu vàng giống củ riềng, lá giống lá cây nghệ. Củ ngải được bào chế thành một thứ thuốc, người đi tìm trầm ngậm mới có sức đi trong rừng thẳm từ tháng hai đến tháng sáu âm lịch hàng năm để tìm trầm. Giá trị một thanh trầm có thể dư thừa tiền để nuôi sống một đời người.

Từ bài báo, Vương trí Nhàn vân vi để hiểu cách tồn tại độc đáo của Thanh Tịnh trong văn học. Cách tồn tại độc đáo ấy theo tác giả là "không có không ai chết", nhưng "cũng dễ làm cho đời sống mất hết ý vị'". Nghe thì dường như khách quan, vì có ai trên đời này lại quan trọng đến nỗi không có họ thì người khác phải chết đâu. Đằng sau cái khách quan ấy, tác giả viết rất dài về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Thanh Tịnh thời kỳ sau năm 1954, tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Thời ấy Thanh Tịnh xa vợ con, xa quê hương, phải sống độc thân trong cái "lâu đài" văn học thâm nghiêm số 4 Lý Nam Đế - Hà Nội, vì thế mà bài báo của Vương Trí Nhàn đại để có vô số đoạn như thế này "Chẳng ai có lỗi trong bất hạnh này của Thanh Tịnh cả - chẳng qua đất nước chia cắt, ông lập gia đình sớm...", "...Nghĩ tới một người xa gia đình như Thanh Tịnh ai cũng hiểu ngay là: "Nhiều khi rỗi rãi mà không biết làm gì". "Một bên là lớp nhà văn mới trưởng thành từ kháng chiến lòng đầy tự tin, và cái háo hức chủ yếu, là háo hức làm nên một nền văn học trước đây chưa từng có, còn bên kia là Thanh Tịnh dẫu sao cũng còn là hơi hướng tiền chiến nghĩa là thuộc về quá khứ bấy giờ người ta đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê mẹ, dầu sao cũng là thứ loại văn hắt hiu buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên một thứ văn như thế, làm sao có thể bắt ngay vào cái nhịp sống mới của giới trẻ?". "Tức ông đã sớm trở thành một cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được chiều, có cái tuỳ nghi của người không bị ràng buộc, bởi vậy lại dễ trở nên lạc lõng". "... Ông sống như sống cho xong, buông thả, vui chơi qua ngày, đến đâu thì đến.", "không trù tính, định liệu cũng không ham muốn, ông nhìn thẳng về phía trước mà hoá ra chẳng nhìn gì cả. Đến cả bước chân của ông cũng không ai nghe tiếng nữa. Chỉ có tiếng thở dài của ông là có thật".

Đọc các đoạn trên, chúng ta chỉ còn thấy Thanh Tịnh là một cái bóng mờ nhạt, thậm chí tẻ nhạt vô hồn, và một chút thương cảm của Vương Trí Nhàn đối với Thanh Tịnh, bởi lẽ hàng ngày lặp đi lặp lại cứ thấy ông "lầm lũi xách xô nước, từ bể chứa dưới nhà lên gác hai" vào buổi sáng, "cái cầu thang mênh mông mà bóng ông không bao giờ lấp kín" vào buổi chiều tối. Tác giả vẽ ra chân dung Thanh Tịnh như một Lã Vọng già nua với xâu cá trên tay. Một Thanh Tịnh như thế, tại sao chợt xô về trong tôi những câu thơ của ông mà tôi thuộc từ ngày còn đi học.
Mười một năm trời mang Huế theo
...
Tôi gặp bao người nhớ Huế xa
Đèn khuya thức mãi chí xông pha
...
Có bao người Huế không về nữa
Gửi đá ven rừng chép chiến công
Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng.


Rõ ràng Thanh Tịnh cũng như bao nhà văn, nhà thơ khác, đã mang vào thơ sự phức tạp của đời sống thế kỷ thứ hai mươi, cùng những bi kịch của đất nước bị chia cắt. Có thể nói Huế là một xứ thơ, xứ tâm hồn, nếu không thế thì tại sao đã tạo nên một Thanh Tịnh "Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành" ? Văn học phải có tính thừa kế của nó, không phải ngẫu nhiên người ta "muốn chôn vùi" nền thi ca tiền chiến, mà theo tôi tình cảm của cả dân tộc lúc "bấy giờ" cần phải cứng rắn để tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chứ không thể có phần thiên về sướt mướt như thi ca thời trước năm 1945 được. Đương nhiên thơ văn của Thanh Tịnh là nguyên bản cuộc đời ông. Không phải Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... là những nhà thơ lớn, những nhà thơ cách mạng cũng bắt nguồn từ trào lưu thơ mới tiền chiến đó sao?

Ai cũng biết Thanh Tịnh là một nhà thơ thuộc loại có nhiều giai thoại, nhưng chẳng lẽ vì thế mà người viết lại nấu món súp không có muối như thế này "Tôi nhớ những ngày mùa rét, Thanh Tịnh hay bận ra ngoài một cái áo dạ màu cổ vịt, một màu rất chua, và chói hẳn lên giữa đám người nâu sồng hoặc toàn quần áo màu  xám. Đấy cũng là một cách để tỏ rõ cái khác biệt với chung quanh chăng?". "Vả chăng cái con người thật của chính mình, thì mỗi người làm sao dấu được!", "Ngoài mùi cao sao vàng hắc hắc - cái mùi phổ biến của những người già - riêng Thanh Tịnh tuổi sáu mươi hồi ấy lại thường còn hay bốc lên mùi nước hoa. Chắc chắn đó là thứ nước hoa thật rẻ...", "Cụ phải làm thế vì già rồi, lại dân nghiện cũ, lâu không tắm, không đổ nước hoa lên quần áo thì còn dám đi đâu nữa?!".

Theo tôi, dù tác giả bài báo có xét nét, xoi moi chế diễu đi chăng nữa, thì những chuyện riêng như vậy cũng vẫn không nên nói, vì đó là những moi móc tầm phào, vớ vẩn, một cách chế diễu cũ càng "Bới bèo ra bọ".
Tôi không hiểu tại sao Vương Trí Nhàn còn dị ứng cả cái thú vui sưu tầm đồ vật lịch sử của Thanh Tịnh "Nghèo thế, Thanh Tịnh của chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua cổ vật? Mà cũng buồn thế, cô độc thế một người ít nghị lực như Thanh Tịnh lấy đâu sức lực để mang lại cho bộ sưu tập của mình một vẻ hoàn thiện dù chỉ là trên phương diện công phu thuần tuý? Chẳng qua buồn tình quá, ông nhặt nhạnh một ít đồ cũ, xếp cho ra bộ trong luc không ai biết chơi thì cách chơi của ông đã là độc đáo thế thôi". "Trò chơi hơi buồn! Nhưng đó là trò chơi duy nhất, một ông già tạo được cho mình, và cũng là trò chơi độc ác, dù không được đẩy đến cùng".

Tại sao vậy, tại sao đó là trò chơi độc ác? Mạnh Tử có câu "Vạn vật đều ở nơi ta, chỉ cần quay về thú vui với lòng mình là đủ", "âu đó cũng là cái cách tồn tại cá thể trong tập thể của Thanh Tịnh, có hại ai đâu? Huống hồ ông sinh ra, lớn lên ở xứ Huế, nơi có dòng sông Hương với những cơn mưa sũng buồn, nơi có những đêm trăng với hoa cau rụng trắng , hương cau ngào ngạt... Một người luôn mang Huế theo, chất trong hồn nỗi sầu vạn cổ, xa vợ con, dâu bể đời người như vậy kể cũng đáng để chúng ta thán phục rồi.

Theo Vương Trí Nhàn, tất thảy các dấu mốc trong cuộc đời Thanh Tịnh đều hoàn toàn bị động, do hoàn cảnh tạo nên, ngẫu nhiên cứ tựa như con quay búng sẵn trên trời, từ việc Thanh Tịnh lên Việt Bắc tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, đến việc ông vào khu bốn hoạt động văn nghệ, làm thơ viết báo "Thanh Tịnh là thế, là cuốn theo chiều gió, là ngọn cỏ gió đùa...". Đành rằng các sự kiện lịch sử có xô đẩy, nhưng tôi đoan chắc rằng ông chủ động, tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phải chăng người viết định làm cái việc "lấy thúng úp voi"? khi cho rằng "Ông phải giữ tiếng cho mình và mọi người, ví cái tiếng của ông quá lớn. Xung quanh và chính ông đã ép ông thành một thứ phượng hoàng nhồi rơm nhồi trấu rồi treo trên tường, ông phải giữ lấy cái vai đã có".

"Bụt chùa nhà không thiêng" chăng? tôi đồng ý "Viết văn là một nghề như mọi nghề khác", nhưng nghề văn, nhất là người làm công tác giới thiệu tác giả tác phẩm, phê bình văn học phải cẩn trọng khi đánh giá nhận định, "lời nói gói vàng".
Ngô Vĩnh Bình trong bài báo của mình lại viết về Thanh Tịnh như thế này "... Được ở gần ông ngót chục năm, tôi biết ông là một tỷ phú, là một nhà giàu. Không phải ngẫu nhiên mà anh em báo chí, văn nghệ ở "phố nhà binh" gọi ông là "pho từ điển sống" là bậc "huynh trưởng". Ông không chỉ viết báo Tết, làm báo Tết giỏi mà còn chỉ cho nhiều nhà báo trẻ cách viết báo, làm báo Xuân một cách rất cụ thể, như thầy trò, như bầu bạn, như đồng nghiệp". "Thanh Tịnh là vậy, làm báo, viết báo, kể cả báo Xuân, báo Tết cáicũng cứ nhẹ tênh tênh, nhưng để theo ông, học ông thật chẳng dễ chút nào. Đôi khi chỉ là để hiểu ý ông thôi mà mươi năm, mà cả đời người vẫn chưa làm được".

Quả thật, nếu đúng thế thì cho dù Thanh Tịnh đã "Ngậm ngải tìm trầm", vẫn chắc rằng ông cũng có dư thừa hương trầm trong cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật đầy khó khăn của ông.
Ngô Vĩnh Bình vẫn thường khiêm tốn tự nhủ, người làm phê bình văn học, trước hết phải rèn luyện các đức tính: nhạy cảm, trung thực và nhân ái. Điều ấy quí giá vô ngần.

H.A.M
(
168/02-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.

  • LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).