Hai ấn phẩm mới thấm đẫm chất Tết xưa

15:16 29/01/2019

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt hai tập tản văn mới trong bộ “Viết cho những điều bé nhỏ” chào đón Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019: “Tết xưa thơ bé” của tác giả Hương Thị và “Nhớ ơi là Tết” của tác giả Thái Hương Liên.

Ấn phẩm mới đón Tết Kỷ Hợi của NXB Kim Đồng

Hai tập tản văn ắp đầy những kỉ niệm về Tết của một thời còn thiếu thốn, nhưng đó cũng là những kí ức thân thương, những khoảnh khắc thiêng liêng không bao giờ trở lại.

“Tết xưa thơ bé” – bồi hồi những kỉ niệm Tết xưa

Khoảnh khắc thấy ánh mắt con rạng ngời, miệng cười hớn hở khi mặc tấm áo Tết mới, trái tim của bà mẹ trẻ Hương Thị cũng phập phồng sống lại những kỉ niệm thời thơ bé. Tuổi thơ của một đứa trẻ những năm hậu bao cấp tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng ắp đầy sắc màu và nồng ấm yêu thương.

Hai ấn phẩm "Tết xưa thơ bé & Nhớ ơi là Tết"

 

Nương theo kí ức của Hương Thị, ta được sống trong khung cảnh của một thị trấn nhỏ Bắc bộ những năm 80 của thế kỉ trước, sống cùng vui buồn của một cô bé lí lắc, lắm chiêu. 

Cuốn sách của Hương Thị giống như lời thủ thỉ của một bà mẹ, kể lại cho con nghe những kí ức về Tết của một thời chưa xa, nhưng có lẽ đã khá lẫm lắm với những đứa trẻ hôm nay.

Ngôn ngữ kể khi thì rủ rỉ rù rì, đầy xúc cảm, lúc thì lại lí lắc, dí dỏm, khi thì dồn dập gay cấn, cuốn độc giả qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

“Nhớ ơi là Tết” – dẫn lối ta về xứ Đoài mây trắng

“Bạn đã bao giờ thấy mệt mỏi vì phải chuẩn bị đón một cái Tết thị thành? Khi nào thật rã rời, mời bạn về quê với tôi một chuyến, thử đi cấy trên những chân ruộng mùa đông và chờ Tết đến.” - là lời mời gọi chân tình của tác giả Thái Hương Liên trong tập sách.

Theo những dòng văn dịu êm ngọt ngào của Thái Hương Liên, độc giả được dẫn lối tới xứ Đoài mây trắng với vẻ đẹp êm đềm, cổ kính; làm quen với những người nông dân mộc mạc, chất phác; thưởng thức những cái Tết cổ truyền từ thuở còn thiếu thốn...

Mỗi bài viết là một nét chấm phá tạo nên bức tranh về làng Thạch xứ Đoài đang rộn ràng không khí Tết. Từ cánh đồng xa xa, các cô các bà vừa lom khom cấy, vừa rôm rả câu chuyện sắm Tết; đến khu chợ làng với những gian lều lúp xúp: góc này là hàng trầu cau, góc kia là khu hàng xén với gương, lược, kim, chỉ, bút, vở… Ở góc kia là gian lều treo đầy áo quần rực rỡ; bên này là hàng quà bánh, bên kia bày bán chuối, bưởi vàng ươm.

Và đặc biệt là một góc không kém phần quan trọng làm nên không khí Tết là góc bán tranh Đông Hồ đầy sắc màu, hình ảnh sống động.

Ấn phẩm ra mắt dịp Tết Kỷ Hợi 
 

Bằng tình yêu da diết của người con sinh ra, lớn lên và gắn bó với làng, Thái Hương Liên khiến độc giả muốn một lần được được đến thăm vùng đất ấy, thưởng lãm vẻ đẹp trầm lắng dấu tích thời gian, thưởng thức những món ăn đặc sản của quê hương, thấm đượm mùi đất đai đồng ruộng và đắm mình trong cõi yên bình của làng quê.

Theo Lê Đăng - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).

  • Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.

  • Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.

  • Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.

  • "Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.

  • Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.

  • “Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.

  • Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.

  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.

  • Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.

  • Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.

  • Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.

  • Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.

  • Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.

  • Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.

  • Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.

  • 5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.

  • Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.

  • Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...

  • Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.