Cả ba đan xen vào nhau, khó nhìn ra chúng nhưng vẫn có phương pháp phân tích học chỉ ra xự xâm thực lẫn nhau tinh tế đó. Trí thức luôn trồi lên bề mặt chiếm ngôi vị chủ đạo nhường chỗ sâu cho tuệ, chỗ xa cho huệ.
Đọc tập thơ mini của Hồ Thế Hà dễ thấy tứ thơ “ý tại ngôn ngoại” hơn miêu tả bằng lời. Cái thấu mà không nói được luôn hàm chứa một nỗi buồn lung linh và giới hạn không giới hạn của ngôn ngữ. Trong cái có luôn luôn có cái không tức là cái không có. Có mà không, không mà có là sự thách thức hằng hữu đến khốn cùng của trí tuệ.
Hồ Thế Hà tâm sự trong cảnh giới bàng hoàng, trống rỗng: “Con tàu lao về phía trước/ Để lại sân ga buồn/ Rỗng một toa ly biệt”! Lối ví von so sánh theo phương thức “Đoạn chương thủ nghĩa” cũng là vô lượng nghĩa. “Là thời gian thực chứng những gì đã qua/ Những gì sắp tới/ Ta thực chứng đời ta vui buồn, lầm lỗi”.
Thơ hiện đại thường là sự trình diễn mơ hồ những chân trời sự kiện, những lượng tử hạt và sóng nhưng thị hiện chỉ được một, hoặc là hạt hoặc là sóng bởi quy luật tâm bất khả nhị chi phối. Chủ nghĩa khắc kỷ luôn coi đám đông là nấm mồ của những người khôn ngoan. Ở Huế có quán cà phê Gác Trịnh: “Cà phê một mình Gác Trịnh/ âm thanh tràn kín không gian/ nấm mồ khâm liệm thời gian”. Xứ Huế có nhiều đặc sản nhưng đặc sản thuộc ngành văn hóa lại có ưu thế hơn cả. Gác Trịnh là quán cà phê được mang danh nhạc sĩ tài hoa người Huế và cả nước, rồi một phần của nhân loại. Ông còn được công chúng mến mộ, tôn sùng cùng với nhạc sĩ Văn Cao là hai gương mặt tiêu biểu của nước nhà qua mọi thời cuộc. Nếu Văn Cao giáng thiên đàng xuống phàm tục thì Trịnh Công Sơn lại nâng phàm tục lên thiên đàng. Hai nhạc sĩ thuộc hai trường phái nghịch lưu như hai dòng chảy giữa đời và đạo.
Hồ Thế Hà tích lũy vốn sống qua truyền thống hiếu học nâng tầm uyên bác trong mọi lĩnh vực, mọi nơi, mọi lúc. Nổi bật là cuộc đi phượt miền Tây xứ Nghệ. Đoàn đi có năm người, Huế 3, Nghệ 2. Nhóm Huế có Nguyễn Khắc Thạch, Võ Kim Thanh, Hồ Thế Hà. Nhóm Nghệ có thi sĩ Lăng Hồng Quang và nhạc sĩ trẻ nhất đoàn, cô Thục Khuyên. Cô Võ Kim Thanh được nhóm mời làm trưởng cho cả đoàn Huế - Nghệ. Trên đường đi có nhiều trò vui đùa, lãng mạn. Không biết Hồ Thế Hà hay Thục Khuyên ngẫu hứng sáng tác 4 câu thơ tại cổng trời Mường Lống.
Em dắt anh lên tận cổng trời
Mây núi nhìn anh… kẻ chịu chơi
Mường Lống núi mây quây tứ phía
Ai níu chân ai nỏ muốn rời!
Nói chung dù Huế hay Nghệ thì cả đoàn đang ở trên đất hồi môn của Việt - Chàm. Huyền Trân Công chúa là "món quà tơ vương" mà ông cha đã ủy quyền cho con cháu.
Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Không biết trong tâm trạng của mỗi người có gì hay không nhưng đoàn phượt qua những thử thách vẫn tồn tại đến nay trên mỏ neo Huế - Nghệ êm đềm, trong sáng.
Hồ Thế Hà nối tiếp tâm sự: “Qua tập Thẳm Xa, tôi không dám nghĩ rằng mình đã thực hiện được những nội dung có tính lý thuyết như trên, chỉ mong gửi gắm những tình cảm và suy nghĩ của mình và các quan hệ nhân sinh, quan hệ xã hội - tinh thần mà mình cảm nhận và chiêm cảm từ cuộc sống. Vì là trong một cấu trúc ngắn gọn, lại phải tuân thủ tính chỉnh thể hình thức và nội dung nên tôi phải huy động nhiều biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, biểu tượng, đối lập, các biện pháp nói lái, dụng điển… với tư cách là những tín hiệu nghệ thuật để hỗ trợ nội dung ngữ nghĩa nhằm thể hiện một trạng thái cảm xúc và bình giá hiện thực một cách kiệm lời mà giúp hiểu đa nghĩa ngoài văn bản một cách thú vị, bất ngờ.
Dù mong muốn là vậy, nhưng trong thực hành, nhiều lúc mình cũng tự bất lực với từng suy nghĩ và ngôn ngữ của chính mình nên những bất cập và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Duy chỉ tấm lòng yêu thơ trong tôi là thành thật và mê đắm.”
Khi ngôn ngữ hiện sinh tư tưởng
Tứ thơ lần tách vỏ trong ngôi nhà tâm hồn
Mọi tín hiệu được đánh thức!
Nhưng từ ước mơ đến hiện thực bao giờ cũng còn một khoảng cách khó có thể xích lại gần. Đó chính là hành trình đầy gian khổ và là giới hạn mà mỗi chủ thể sáng tạo luôn nỗ lực vượt qua.
Đọc tập thơ “Thẳm Xa” của Hồ Thế Hà, ta thấy ông là sự kết tinh nồng nàn, ấm áp cho tình tri kỷ, tình huynh đệ, và tình đang là…
N.K.T
(TCSH55SDB/12-2024)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.