Góc buồn phảng phất

15:17 20/08/2008
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

Sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, soi mình vào nghiệp viết, Hà Khánh Linh là một trong những nhà văn nữ hiếm hoi sau 1975 vẫn không ngừng dằn vặt, khắc khoải những nỗi buồn chiến tranh từ ký ức. Đã xuất bản trên 10 tập sách, gần đây nhất, Hà Khánh Linh bất ngờ một "góc buồn phảng phất" với cái nhìn trẻ trung, hiện đại và đặc tả mới cho tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" – một góc buồn chín đầy tâm tưởng!
Đây là một tập truyện mà khi cầm trên tay, bạn đọc sẽ không khỏi tò mò, băn khoăn về nhan đề. Một nhan đề vừa lạ, vừa quen? Quả thực, nó trùng với tên của một vở diễn trong chương trình biểu diễn của Festival Huế 2000. Tuy nhiên, không "mượn" sống sượng nhan đề vở kịch Pháp cho tập truyện ngắn và tên truyện của mình, bắt nguồn từ cảm hứng vở kịch đầy ắp sự thách đố diễn giải đa chiều, bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú, nhà văn đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi vào một cuộc tình thơ mộng giữa chàng đạo diễn vở kịch và người con gái xứ Huế mộng mơ. Những tình tiết của cuộc tình ấy không "vượt biên" ra khỏi miền chiến tranh – miền ký ức của nhân vật. Ngay trong miền ký ức, người đọc đã phảng phất được một nỗi buồn riêng. Đâu là không gian? Đâu là thời gian? Không còn ai để ý... Vì hình như cả người viết lẫn người đọc đã chung cục trở thành nhân vật phụ, chứng kiến, hóa thân vào những kỷ niệm, buồn đau và thức tỉnh với con người Dayan.
Trong tập truyện, ngoài sự dụng công khá đặc biệt của các nhan đề như lấy nhan đề – cảm hứng từ một vở kịch, một câu thơ, hay một truyện ngắn trước đó của chính mình... để khởi phát một câu chuyện hoàn toàn khác, nhà văn còn rất trẻ trung trong lối đặc tả "chồng mờ" (ngôn ngữ điện ảnh) để gắn kết nhiều lớp nhân vật. Nếu Hà Khánh Linh chỉ để cho chàng đạo diễn Joseph Dayan của vở kịch "Vì người mà tôi là như vậy" đi tìm một Thục Quyên năm xưa, để rồi chỉ tìm thấy những tàn tro kỷ niệm thì nhan đề truyện, kết cấu và cách kết thúc đã mất đi khá nhiều sự đa nghĩa. Cô em gái của Thục Quyên – một "nàng Huế" Thục Anh tiếp tục câu chuyện cũ bỏ dở trong những chắp vá hồi ức như tô đậm thêm phần thơ của truyện, vừa bất ngờ, vừa cảm động. Sự bất ngờ và cảm động xuất phát từ lối đặc tả "chồng mờ" của nhà văn cũng đi sâu khai thác nhiều biến cố tâm lý của nhân vật từ kỷ niệm chiến trường qua một chiếc ly có khắc danh của nữ nhà báo đến cuộc tình sinh viên khá phổ biến của thời hiện tại (Trần Thúy Vy), từ những ký ức máu lửa đã tinh kết vào mơ ước "Viên ngọc trai màu đỏ" của đôi trai trẻ Hạnh – Lạc, những công dân miệt đầm đến cuộc tình bi tráng của thím Phước, chú Ngọc... xa hơn nữa... là một viễn tượng phảng phất buồn, phảng phất niềm thương cảm của cuộc tình Trọng Thủy – Mị Châu...
Những cốt truyện tưởng chừng quen thuộc theo lối đặc tả ấy đã sinh động hẳn lên, lung linh hẳn lên trong gạch nối buồn xưa – thế sự nay.
Có lần, nóivề những tác phẩm của mình, Hà Khánh Linh khẳng định: "tôi là một nhà văn trưởng thành trong chiến tranh. Hầu như tất cả các nhân vật của tôi đều bước ra từ chiến tranh. Các nhân vật của tôi dù là vị tổng thống, chủ tịch nước, người thợ hay người công nhân... hay bất cứ ai thì vẫn là người sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh". Đan kết một không gian xung động mâu thuẫn và gắn liền, trong tập truyện "Vì người mà tôi làm như vậy", tác giả đã "nhân" hệ thống nhân vật lên những tầng thế hệ mới, hòa nhập vào đời sống hiện đại, bằng con mắt tinh tế mà tha thiết những vui buồn bất trắc, những day dứt chiến tranh. Không gian xung động trong truyện của chị, với cách mở rộng nhân vật như thế, vẫn tiếp tục là tiếng vang của thực tại từ ký ức, của "trong chiến tranh và sau chiến tranh". Một nỗi buồn phảng phất. Một tình yêu vô vọng không bến dừng. (Nhịp tim mùa xuân). Một thảng thốt kỷ niệm chiến trường ắp đầy nước mắt, sự nghiệt ngã đạn bom nhưng ấm áp tình người (Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...) Trên cái nền ký ức, nhân vật cũ của nhà văn bước chân vào đời, hiện đại và gần gũi hơn với những tình tiết của đời sống hiện thực này.
Chiếm dung lượng 1/3 tập truyện là truyện "Người cắm hoa nhà thờ" – Không gian của truyện vừa này rất hẹp, chảy theo dòng ký ức, theo nỗi buồn như khói như sương của người trinh nữ suốt đời dâng nguyện đời mình cho niềm tin Thiên Chúa. Theo bước chân của Lộ Đức, người đọc không vọng niệm về nhân vật một tạp âm nào, mong manh mơ hồ là cảm thức về đường nét ảo mờ như Huệ tím (Iris) với những yếu tính Đông Phương mềm mại và trinh trắng vô ngần. Nếu như Iris của H. Hesse là hướng đạo của cuộc hành trình chàng Anselm đi tìm một đức tin khi biết "chúng ta hiện hữu ở trên quả đất này có ý nghĩa cho sự hồi tưởng, tìm kiếm và lắng nghe những hình dáng màu sắc âm thanh đã mất, và quê hương thật sự của chúng ta là ở đàng sau đó", thì Lộ Đức lại là biểu tượng của thiên tín nữ nâng niu sự cứu rỗi và phụng sự cho một quê hương tinh thần, nâng niu sự hòa nhập nội tâm vào những góc buồn ký ức.
Dưới những góc nhìn của mình, văn của Hà Khánh Linh bao giờ cũng là một sự kết hợp giữa phóng sự, ký và những câu chữ được chắt lọc từ chất thơ mềm mại nhất. Dung chứa nhiều số liệu, sự kiện, văn mạch của chị bạo liệt và xông xáo. Câu văn vừa mộc mạc vừa có "duyên ngầm" nhưng đôi lúc cũng là một nhược điểm khiến người đọc, nhất là độc giả trẻ ít hào hứng với "giọng văn chiến trường”. Cùng với tính bạo liệt, sự khái quát của nhà văn như một cánh cửa mở ra nhiều cánh cửa nhỏ, như một mặt biển rộng bao la những gợn sóng buồn. Phải chăng, chính vì vậy mà đến với tập truyện này, người đọc muốn liên tưởng đến một câu thơ đã phảng phất cái phong vị của lá thu đang gói những sắc trời, để ẩn lánh nỗi buồn bằng cách tìm gặp những nỗi buồn:
Nhặt nỗi buồn
Xem trăng lặn trên tay.
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
rồi cũng biết... "Vì người mà tôi làm như vậy "!
V.T
(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử

  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.

  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.