Gỡ khó trong xây dựng văn hóa nông thôn mới ở các tỉnh vùng cao

09:17 08/10/2019

Sau 10 năm thực hiện hai tiêu chí văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất, văn hóa thể thao cũng như đời sống tinh thần của người dân ở nhiều địa phương trong cả nước đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả hoàn thiện hai tiêu chí này chưa thật sự đồng đều.

Người Lô Lô ở Hà Giang biểu diễn múa dân tộc

Không thuận lợi như một số tỉnh đồng bằng đã hoàn thành 100% tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, các tỉnh miền núi phía bắc như: Lào Cai, Hà Giang, Ðiện Biên, Cao Bằng... có tỷ lệ thực hiện tiêu chí này khá thấp. Nguyên nhân chung do địa hình đồi núi, đi lại khó khăn, quy hoạch quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa chậm, không tập trung, dân trí thấp... khiến việc thực hiện các tiêu chí về văn hóa nơi đây còn nhiều hạn chế. Cho đến tháng 6 năm nay, toàn tỉnh Lào Cai mới chỉ có 48 trong số 143 xã hoàn thành tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, 77 trong số 143 xã hoàn thành tiêu chí số 16. Ðơn cử xã Võ Lao, huyện Văn Bàn có bốn dân tộc cùng chung sống, tuy là xã trọng điểm kinh tế-xã hội khu vực cụm xã phía bắc của huyện Văn Bàn, nhưng xã gặp nhiều khó khăn khi bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại, năng lực cán bộ xã hạn chế... gây khó khăn trong việc tuyên truyền chiến lược và chính sách xây dựng nông thôn mới đến người dân. Mặc dù ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tích cực tuyên truyền vận động, nhưng do xuất phát điểm kinh tế thấp, chủ yếu góp sức và ngày công lao động cho nên việc thực hiện các tiêu chí vô cùng gian nan. Năm 2016, xã chưa xây dựng được trung tâm văn hóa-thể thao, chỉ có 9 trong số 29 thôn có nhà văn hóa chưa đạt chuẩn theo quy định, mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức đạt chuẩn...

Bằng sự năng động, sáng tạo triển khai nhiều giải pháp, tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cán bộ tự quản thường xuyên kề cận với cơ sở, huy động nguồn lực từ người dân bằng công sức, tiền của xây dựng nhà văn hóa thôn bản, lồng ghép xây dựng, đến hết năm 2017, Võ Lao mới đạt được các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ðến nay xã có trung tâm văn hóa-thể thao, điểm vui chơi trẻ em và người cao tuổi, xây dựng 24 nhà văn hóa, khu thể thao thôn và cụm thôn, bản với đầy đủ trang thiết bị hoạt động...

Xã Võ Lao là một minh chứng cho nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân trong quyết tâm thực hiện xây dựng nông thôn mới. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Nguyễn Thị Tố Uyên chia sẻ: Nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Tuy nhiên, khó khăn của Lào Cai hiện nay có phần nguyên nhân do một số thiết chế văn hóa xây dựng từ nhiều năm trước, quy mô nhỏ, quỹ đất hạn hẹp, dân cư sống không tập trung cho nên chưa bảo đảm về diện tích, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ của người dân. Quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng thiết chế văn hóa chậm, việc quy hoạch xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao gặp khó khăn do vùng cao địa hình đồi núi nhỏ hẹp; hệ thống thiết chế văn hóa và phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển nhưng hoạt động chưa thường xuyên, không đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Do thiếu thiết chế văn hóa dẫn đến người dân vùng dân tộc thiểu số chưa được tham gia các hoạt động văn hóa...

Nằm ở biên giới phía bắc, tỉnh vùng cao Hà Giang cũng gặp khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về giao thông, trường học cũng như tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa. Ðến tháng 6 vừa qua, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 6 là 33 trong số 177 xã, tỷ lệ số xã có trung tâm văn hóa, thể thao xã là 45 trong số 177 xã. Số nhà văn hóa xã hiện có là 130 trong số 195, chiếm 66,7%. Tỷ lệ thôn, tổ có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng là 1.233 trong số 2.071 thôn, chiếm 59,5%. Toàn tỉnh có 92 trong số 177 xã hoàn thành tiêu chí văn hóa. Với những khó khăn về vị trí địa lý, địa hình, trình độ nhận thức cho nên công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế. Nguồn lực cho xây mới, cải tạo, nâng cấp thiết chế văn hóa cơ sở còn khó khăn. Hầu hết, các xã trên địa bàn toàn tỉnh chưa hình thành trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã theo Thông tư số 05 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc xây dựng "gia đình văn hóa", "làng văn hóa" chưa bảo đảm do các tiêu chí quy định tại Thông tư 12 quá cao, không phù hợp điều kiện thực tế vùng miền, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các tiêu chí...

Thực hiện hai tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, đến tháng 8-2019, cả nước có 7.035 trong số 8.982 (đạt 78,3%) trung tâm văn hóa-thể thao xã. Về cơ bản, các địa phương đều nỗ lực, cố gắng tổ chức xây dựng, củng cố, kiện toàn các thiết chế văn hóa cũng như tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, vui chơi, giải trí, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân... Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tác động đến mọi lĩnh vực và thành phần xã hội. Việc xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản... đã phát huy được vai trò hạt nhân của mỗi gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Mặc dù vậy, tại nhiều địa phương, việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa còn lúng túng và khó khăn trong các quy định về diện tích đất cho các thiết chế văn hóa, kinh phí xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao, kinh phí mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa bảo đảm sinh hoạt chung, nhiều nơi còn tình trạng sử dụng đất hoạt động văn hóa, thể thao vào các mục đích khác. Quỹ đất dự trữ trong khu dân cư không đủ để đạt so với tiêu chí. Vẫn tồn tại những nhà văn hóa xây dựng từ lâu hoặc chuyển đổi từ nhà kho, nhà trẻ, cho nên quy mô không phù hợp. Ở một số nơi, thiết chế văn hóa không thu hút được người dân tham gia. Hoạt động nhà văn hóa, câu lạc bộ, phong trào văn nghệ chưa được duy trì thường xuyên, vì thế, có nơi, đời sống vật chất nâng cao hơn, nhưng đời sống văn hóa tinh thần lại giảm sút, tính cố kết cộng đồng lỏng lẻo, thiếu bền chặt...

Xây dựng văn hóa nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài, toàn diện, vì lợi ích của người dân. Giai đoạn tiếp theo, cần có những cách làm phù hợp điều kiện từng địa phương, thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, đầu tư nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hóa cũng như có chính sách đào tạo và cơ chế đặc thù đối với đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đồng thời cần nghiên cứu thay đổi một số tiêu chí về văn hóa sao cho phù hợp giữa các vùng miền... tạo điều kiện cho các địa phương cùng thực hiện và hoàn thành các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới...

Theo Ngọc Liên - ND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.

  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.