Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Gìn giữ màu xưa, giấy cũ
Làng Sình còn có tên gọi khác là làng Lại Ân, nằm ở hạ nguồn sông Hương, phía bên kia là bến Thanh Hà- một cảng sông nổi tiếng thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Trước đây, làng Sình có hàng chục hộ làm tranh, chủ yếu phục vụ việc thờ cúng của dân làng và dâng lên triều đình trong các dịp Quốc lễ. Đến những năm 75-80 của thế kỷ trước, nghề làm tranh bước vào ngõ cụt khi bị quy là sản phẩm tuyên truyền cho mê tín dị đoan, gây lãng phí.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước nhớ lại: "Hồi đó cán bộ làm căng lắm vì mới giải phóng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, giấy không đủ cho học sinh học chứ lấy đâu ra mà cúng rồi mang đi đốt. Thế là có lệnh cấm gắt gao. Họ vào tận nhà, mang mộc bản đi chẻ, đốt cả. Nhìn từng tấm mộc bản trong phút chốc chỉ còn đống gỗ vụn, tro tàn lòng tui như xát muối!”.
Cả mấy chục hộ trong làng đều bỏ nghề. Ông Phước với tâm nguyện muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông, cũng vì kế mưu sinh mà đã tìm mọi cách vượt qua khó khăn. Ông đem những tấm mộc bản bị hỏng, hoặc đã mục "chưng” lên trên sạp để cán bộ tới kiểm tra mang đi chẻ, đốt hết. Những tấm lành lặn ông mang bọc nilon, chôn sau hồi nhà. Đợi đến ngày tết, ông mang khuôn lên làm tranh phục vụ thờ cúng trong nhà rồi mang bán quanh bà con lối xóm. Ông tâm sự: "Hồi đó khổ lắm, chỉ làm trong nhà dùng khi có việc thôi, vì đa phần mộc bản đem lên đều mục ruỗng, hư hỏng cả. Tui bàn với vợ con, muốn giữ được nghề, có thu nhập thì phải vẽ tranh dưới…hầm.” Nói là làm, ban ngày ông đào cái hố trước sân nhà. Cứ mỗi ngày vài thúng đất, "tích tiểu thành đại”, đến khi đường hầm thông ra bên ngoài đã xong, đêm đến, ông cho bắc ván lên trên rồi phủ đất, cán bộ đi kiểm tra không hề hay biết. Ông Phước cùng vợ và 5 người con "tránh trú” dưới hầm để tiếp tục vẽ tranh, sáng mai quấn tranh trong người mang đi đến từng nhà bán. Từ dưới lòng đất, với đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Phước, dòng tranh dân gian làng Sình đã được "níu lại” trước sự quên lãng của thời gian.
Không dừng lại ở việc giữ nghề, ông Phước còn cố gắng mở rộng, phát triển làm cho nghề vẽ tranh làng Sinh hồi sinh. Từ những năm 96-97 đến nay, ông Phước không ngừng chế tạo mộc bản khắc in tranh từ gỗ mức, gỗ mít, mang đến từng nhà vận động người dân trở lại với nghề. Bên cạnh đó, ông Phước cũng còn dạy nghề cho nhiều con em trong làng trở lại với nghề làm tranh. Đặc biệt, 5 đứa con của ông đều theo với nghề chế tác tranh của cha ông. Nhờ sự cố gắng của ông, từ một vài hộ lẻ tẻ, đến nay đã có 40 hộ trở lại làm tranh. Tranh làng Sình đã hồi sinh.
Tranh làng Sình thành sản phẩm du lịch
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết: Đến nay đã có 8 công ty mở các tour du lịch cho khách nước ngoài về với làng Sình để thưởng lãm, mua tranh. Bên cạnh dòng tranh thờ cúng mình vẫn duy trì, chúng tôi còn kết hợp làm thêm tranh trang trí, các bộ lịch bán cho khách phương Tây. Đây là mặt hàng du khách rất ưa chuộng bởi tính dân dã, mộc mạc của nó. Phương án kết hợp với các tour du lịch tại địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Mới bước vào nửa vụ tết nhưng cơ sở vẽ tranh của nghệ nhân Phước đã bán "cháy” hàng.
Thời cao điểm như hiện nay, ngoài lao động trong nhà, ông Phước còn phải thuê thêm 20 lao động là những người thợ trong thôn mới làm kịp việc. Nghệ nhân Phước tâm sự: "Dù đến nay đa phần các tranh vẽ đều dùng màu công nghiệp nên làm nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là người nghệ nhân đánh mất nét truyền thống của tranh làng Sình. Các bộ tranh bài chòi, kéo co nam nữ, bịt mắt nam nữ, 4 thế vật…, vẫn tuân thủ các "bút pháp” truyền thống xưa nay của cha ông, đó là đặc trưng của tranh làng Sình. Ngoài ra, chúng tôi còn sáng tạo thêm những bức tranh phản ánh đời sống thường nhật như bộ "xuống vụ”, "trò chơi”, "bát âm”…
Nguồn Đại Đoàn Kết
Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.
Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.
Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật
Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.
Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.
Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.
Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.
Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.
Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.
Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.