UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
Ảnh: tư liệu
Bây giờ, gặp những thanh thiếu niên thêm những từ tiếng Anh trong những câu giao tiếp như “good”, “sexy”, “done”, “cancel”… không phải là hiếm. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói: “Em chuyển hàng cho chị lúc 5h chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo: “Ship lúc 5h nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè: “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”… “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.
Không những từ tiếng Anh phổ biến được trong sinh hoạt hàng ngày, những thuật ngữ là những từ ngữ kỹ thuật, chuyên môn ví dụ như “check in sân bay”, “scan ảnh”, “ship COD”… đã được dùng rộng rãi trong các văn bản chính thức của nhiều đơn vị kinh doanh, các thực thể có tư cách pháp nhân.
Con trai tôi mới năm tuổi, trong mười câu nói, cháu đệm khoảng hai, ba từ tiếng Anh. Vì sao, vì những đứatrẻ này học ngoại ngữ từ nhỏ, gần như song song với tiếng mẹ đẻ và thậm chí có những từ tiếng Anh chúng hiểu ngữ nghĩa chuẩn hơn từ tiếng Việt. Chúng không cảm thấy tiếng Anh là ngoại ngữ như đa số những người trưởng thành học ngoại ngữ khi tiếng Việt của họ đã thành thạo, với nhiều người trẻ thế hệ mới, tiếng Anh gần như là ngôn ngữ thứ hai.
Cách đây gần hai mươi năm, khi tôi có dịp sang Nhật Bản, tôi bị sốc về một hiện tượng ngôn ngữ. Ấy là nhiều người Nhật dùng nhiều từ tiếng Anh phổ biến thay thế cho từ tiếng Nhật một cách rất tự nhiên và thoải mái trong giao tiếp hàng ngày. Rất nhiều từ tiếng Anh đã được “Nhật hóa” chứ không phải là ngoại ngữ nữa. Giống như bây giờ hầu hết người Việt có thể hiểu “stop” là dừng lại và người ta hầu như không giải thích vì nó xuất hiện ở các biển hiệu giao thông, các chỉ dẫn quen thuộc và trở thành một bộ phận của tiếng Việt. Tiếng Việt đã ở trạng thái giống như tiếng Nhật từ rất nhiều năm trước khi các ngôn ngữ nước ngoài thâm nhập sâu vào đời sống và điều này là tất yếu khi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục cũng như số lượng người Việt thông thạo ngoại ngữ hoặc coi chúng là ngôn ngữ thứ hai ngày càng tăng lên.
Những từ ngoại lai được Việt hóa là điều không mới. Nhiều từ tiếng Pháp, ví dụ “ghi đông”, “gác ba ga”, “com plê”, “bia”… đã trở thành từ tiếng Việt cả trăm năm nay. Xa hơn nữa, rất nhiều từ tiếng Hán đã xâm nhập vào tiếng Việt hàng ngàn năm, trở thành từ Hán Việt và được coi như ngôn ngữ dân tộc, là thành tố lớn và quan trọng trong tiếng Việt. Từ Hán Việt xuất hiện và được sử dụng ở mọi nơi mọi chỗ một cách tự nhiên và không ai cảm thấy sự ngoại lai nào hết.
Như vậy sự xâm nhập từ vựng/tiếng, từ các ngôn ngữ nước ngoài vào tiếng Việt là điều bình thường và không tránh khỏi. Không có ngôn ngữ nào lại không bổ sung vốn từ vựng, ngữ nghĩa có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác vào kho tàng của mình, kể cả những ngôn ngữ mạnh như tiếng Anh, tiếng Pháp. Mỗi năm các nhà ngôn ngữ, các nhà làm từ điển thường đưa ra danh sách những từ ngoại lai, từ mới vào danh mục từ vựng ngôn ngữ của mình. Ngay cả tiếng Việt cũng đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa này, ví dụ những từ như “đổi mới”, “áo dài”, “phở”… đã được coi là những từ quốc tế, không cần phải dịch nghĩa. Giống như tiếng Nhật đã đóng góp với thế giới những từ như “karaoke”, “tsunami”, tiếng Hàn là “kim chi”, “hanbok”…
Tất nhiên những từ mang tính chất quốc tế và phổ biến thì sự thâm nhập vào tiếng Việt khác là tất yếu vì tiếng Việt, hoặc là không có từ ngữ tương ứng hoặc có những khái niệm liên quan tới công nghệ, kỹ thuật có nguồn gốc nước ngoài mà nếu diễn giải ra tiếng Việt có thể gây khó hiểu, dài dòng, bất tiện, ví dụ như các từ như internet, blog, check in, logistics… Thậm chí cả với những từ tiếng Việt tưởng chừng như đã rất quen thuộc nhưng khi phát sinh những tình huống mới, bối cảnh mới vẫn khiến người ta tranh luận như “trường đại học”, “viện đại học”, “đại học” khác nhau thế nào...
Thêm nữa, trong khi có những từ ngữ nước ngoài chủ yếu được thâm nhập bằng công nghệ, kinh tế thì vẫn có trường hợp lan truyền qua văn hóa và thay đổi bản chất vốn có. Cách đây mấy chục năm, một bộ phim truyền hình của Nhật Bản có tên “Oshin” được chiếu ở Việt Nam, nhân vật chính là một cô bé cùng tên đi làm giúp việc cho một gia đình giàu có và sau nhiều khó khăn đã trưởng thành và thành công. Bộ phim được khán giả Việt Nam rất yêu thích và hâm mộ, đặc biệt với nhân vật chính, dần dần tên nhân vật chính đã trở thành một từ trong tiếng Việt phổ thông. Chị giúp việc ở thành phố được gọi là “chị Osin”, hay “cô ấy đi làm Osin”, “tuyển Osin”. Osin vừa là một nghề, vừa là danh từ chỉ người làm nghề ấy, đây là một ví dụ khá thú vị về sự lan truyền và thâm nhập ngôn ngữ qua điện ảnh. Nhưng ví dụ này cũng không phải duy nhất hay quá mới, đã có những trường hợp tương tự từ rất lâu đời như tên các nhân vật Sở Khanh, Tú Bà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du - cốt truyện có nguồn gốc từ một tác phẩm của Trung Hoa cổ điển đã được Việt hóa và mang một sắc thái khác, ví dụ: “thằng ấy sở khanh lắm”, “mụ ta chính là một tú bà”…
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, một ngôn ngữ bị pha tạp quá nhiều các từ ngoại lai là điều không hay và không nên. Sự trong sáng của tiếng Việt là sự uyển chuyển và thích ứng, không quá cứng nhắc nhưng cũng không dễ dãi buông tuồng. Một liều lượng thích hợp và được kiểm soát, kể cả với thói quen xã hội và các văn bản chính thức là một điều cần thiết. Thậm chí có những quốc gia, để bảo vệ sự trong sáng/ thuần khiết của tiếng mẹ đẻ/ ngôn ngữ chính thức của mình, họ đã ban hành các đạo luật để xử phạt việc sử dụng tiếng nước ngoài không đúng nơi, đúng chỗ, ví dụ trên truyền hình, trong thảo luận ở quốc hội, văn bản luật, sách giáo khoa… Nghĩa là có sự mềm dẻo trong sử dụng ngoại ngữ nhưng khi cần siết chặt thì vẫn cần những chế tài, công cụ cần thiết để bảo vệ sự thuần khiết/ trong sáng của một ngôn ngữ nào đấy.
Sự chuyển mình của tiếng Việt theo quan sát của tôi với tư cách là người sử dụng ngôn ngữ như công cụ làm việc của mình (biên tập, sáng tác, đọc) tôi thấy nhiều từ tiếng Việt đã bị lãng quên nhanh chóng hoặc bị thay thế bằng những từ ít biểu cảm hơn. Nhiều nhà văn, nhất là những người trẻ hay dùng những từ quá mới hoặc ít sự tinh tế, cảm giác không thuần Việt trong cả tiếng nói và cách hành văn, câu cú ngữ pháp. Ví dụ tiếng Việt thuần có thể nói: “Tôi nom thấy người đàn ông áo đen đi trên đường” có thể được diễn đạt là: “Tôi nhìn thấy một người đàn ông áo đen đi trên đường.” Từ “nom” bây giờ đã ít người dùng, còn từ “một” là cách diễn đạt kiểu ngôn ngữ nước ngoài, yêu cầu chính xác số từ, trong khi tiếng Việt thì không quá chú trọng đến số từ trong trường hợp tương tự nếu không cần nhấn mạnh. Tất nhiên trong so sánh kể trên, sự khác biệt giữa tiếng Việt và kiểu ngôn ngữ nước ngoài là không nhiều nhưng nếu một văn bản, một tác phẩm dày đặc kiểu văn phong này sẽ tạo ra ấn tượng tương đối lớn và cảm giác rõ nhất là không thuần Việt hoặc khiên cưỡng.
Lại nữa, một xu hướng rất đáng chú ý, cũng do sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội tạo ra là sự tỉnh lược, biến thái của từ ngữ, câu cú tiếng Việt. Các ứng dụng trên điện thoại, máy tính, mạng xã hội giúp người ta giao tiếp với nhau dễ dàng nhanh chóng, tiết kiệm hơn nhưng chúng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hành vi ngôn ngữ. Vì các ứng dụng này khuyến khích sự ngắn gọn, dễ hiểu để tiết kiệm dung lượng và thời gian nên các cụm từ ngắn được sử dụng một cách tối đa, các thành phần câu bị lược bỏ, chỉ dùng những nội dung cốt lõi nhất. Cách sử dụng này có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được cả dung lượng số và thời gian viết và đọc nhưng lâu dài sẽ tạo ra những quán tính nguy hiểm. Đó là cách hành văn thiếu các thành phần, câu què, câu cụt, những từ giàu sắc thái biểu cảm ít được sử dụng hay bị quên lãng. Dần dần chỉ còn những lớp nghĩa trơ khấc, trần trụi được ưa dùng vì tính thực dụng, dễ sử dụng; nếu giữ mãi thói quen đó, tiếng Việt sẽ thành một ngôn ngữ chỉ còn cái lõi, khô cứng và đơn điệu. Nếu ai muốn thấy sự giàu có và biểu cảm của tiếng Việt, hãy về những vùng nông thôn và nói chuyện với những người phụ nữ trên sáu mươi tuổi, sẽ thấy họ dùng thứ tiếng Việt tinh tế, sinh động và uyển chuyển thế nào. Giờ đây lớp người ấy đang mất dần đi và kéo theo cả sự hao mòn, quên lãng không ít của một thứ tiếng Việt rất đẹp và sinh động.
Về mặt nào đấy, chính những nhà văn, nhà báo là những người có sứ mệnh quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng, thuần chất của tiếng Việt. Tôi rất thích những tác phẩm viết bằng thứ tiếng Việt thuần thục, phong phú cùng văn phong truyền thống. Đã có những nhà văn rất ý thức việc này, họ chú ý sử dụng những từ tiếng Việt bị sao lãng hoặc có nguy cơ bị thay thế, để lưu giữ, bảo tồn và phát huy chúng. Trong sổ tay ngôn ngữ của tôi, tôi chép những từ tôi yêu thích ở một tác phẩm văn học: “ngón tay nông dân to bậm”, “sức bay được mấy nả mà vội kiêu ngạo”, “tối bưng lấy mắt”, “chiều nay thong thả, mời ông xuống xơi cơm”… Những cụm từ ấy đậm chất Việt và khả năng biểu cảm tốt hơn so với những từ thông thường. Khi nghe, đọc các nhà văn, những người dân nông thôn chất phác sử dụng những từ ấy, sẽ thấy tiếng Việt đẹp, biểu cảm, sinh động và giàu có nhường nào.
Tất nhiên như đã nói, sự biến chuyển, thay đổi của một ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi trong một xã hội hiện đại nơi các yếu tố toàn cầu hóa, công nghệ đang thay đổi và tác động trực tiếp đến cách sinh hoạt và vận hành xã hội. Ngôn ngữ cũng nằm trong quy luật vận động của đời sống, có cái mới được sinh ra và cũng có những thứ bị thay thế nhưng ở mặt nào đó, nếu không có sự giữ gìn, bảo tồn và điều chỉnh thì rất có thể sự giàu đẹp của một ngôn ngữ sẽ bị mất dần đi không thể cứu vãn; điều này đòi hỏi những tư duy và thiết chế cần thiết ở cấp nhà nước cũng như thái độ, suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân riêng biệt.
U.T
(TCSH48SDB/03-2023)
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.
1. Trung tâm văn hóa tôi muốn đề cập ở đây là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã là một Trung tâm văn hóa thì bao giờ cũng quy tụ nhiều nhân tài lớn, trên nhiều lĩnh vực, từ mọi miền đất nước, thậm chí từ cả ngoài nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thử thách khó khăn mới vun đắp lên nổi một truyền thống, mà có được truyền thống văn hóa lại càng khó khăn hơn. Trong bài viết này tôi chưa đề cập tới những nhà khoa học, những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ xuất sắc đang sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế, mà tôi chỉ muốn nói tới chủ yếu các vị đã qua đời nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài cho mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành nên truyền thống văn hóa Huế.
Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong mỗi nước, ngoài mẫu số chung về nền văn hóa của cả dân tộc, còn có văn hóa vùng miền được phân định căn cứ vào đặc điểm nhân văn riêng của từng nơi. Nơi nào có được tính cách nhân văn đặc thù thì nơi ấy có văn hóa địa phương hay văn hóa bản địa. Một từ mà các nhà văn hóa học năng sử dụng khi đề cập đến lĩnh vực này là “bản sắc”. Nếu dùng từ bản sắc làm tiêu chí để nhận diện văn hóa thì Việt Nam có nền văn hóa riêng của mình, trong đó có văn hóa Huế.
Tôi quê Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ra ở Huế, khi ông cụ tôi ngồi ghế Phủ Doãn, tức là “sếp” cái cơ quan đóng bên bờ sông Hương ở giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Hai Bà Trưng - Đồng Khánh xưa, nay đang được xây dựng to đẹp đàng hoàng gấp nhiều lần ngày trước. (Thời Nguyễn phong kiến lạc hậu, nhưng lại có quy chế chỉ những người đậu đạt cao và thường là người ngoại tỉnh mới được ngồi ghế Phủ Doãn để vừa có uy tín, học thức đối thoại được với quan chức trong Triều, vừa tránh tệ bênh che hay cho người bà con họ hàng chiếm giữ những chức vụ béo bở. Nói dài dòng một chút như thế vì nhiều bạn trẻ thời nay không biết “Phủ Doãn” là chức gì; gọi là “Tỉnh trưởng” cũng không thật đúng vì chức Phủ Doãn “oai” hơn, do Huế là kinh đô, tuy quyền hành thực sự người Pháp nắm hầu hết).
*Từ tâm thức kính sợ trời đất đến lễ tế Giao: Từ buổi bình minh của nhân loại, thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và đầy bất trắc, với những hiện tượng lạ kỳ mưa gió, lũ lụt, sấm chớp, bão tố... đã gieo vào lòng người nhiều ấn tượng hãi hùng, lo sợ. Bắt nguồn từ đó, dần dần trong lịch sử đã hình thành tập tục thờ trời, thờ đất, thờ thần linh ma quỷ. Đó là nơi trú ẩn tạo cảm giác an toàn cho con người thuở sơ khai. Ở phương Đông, tập tục thờ cúng trời đất, thần linh gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, phổ biến từ trong gia đình đến thôn xóm, làng xã. Khi chế độ quân chủ hình thành, một số triều đình đã xây dựng những “điển lệ” quy định việc thờ cúng trời đất, thần linh, với những nghi thức trang trọng, vừa biểu thị quyền uy tối thượng của nhà vua, vừa thể hiện khát vọng mong cầu quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, phong hoà vũ thuận của muôn dân.
Sông Hương thuộc loại nhỏ của Việt Nam, nhưng với Thừa Thiên Huế có thể nói là “tất cả”. Hệ thống sông Hương cung cấp nước, tạo môi trường để phát triển gần như toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Hương còn là biểu tượng của Huế, hai bên bờ mang nặng di sản văn hoá nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng đưa lại những trận lụt lớn vào mùa mưa, nhiễm mặn vào mùa hè...
Huế được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch. Quá trình phát triển đô thị, Huế đồng thời cũng đứng trước những thử thách mới, còn nhiều bất cập nhưng Huế vẫn giữ được nét kiến trúc riêng. Hình ảnh một thành phố mà kiến trúc và thiên nhiên hoà quyện, phải chăng đó là bản sắc Huế, khó trộn lẫn với bất kỳ một đô thị nào khác trong cả nước.
I. Toàn cầu hóa và lý luận văn học: I.1. “Toàn cầu hóa” làm cho “thế giới trở nên phẳng” (Thomas F.Fredman). Lý luận văn học là một lĩnh vực khoa học nhằm cắt nghĩa, lý giải, khái quát văn chương, đặt trong khung cảnh đó, nó cũng được “thế giới hóa”, tính toàn cầu hóa này tạo nên một mặt bằng chung, hình thành một ngôn ngữ chung. Từ đó mới có sự đối thoại, tiếp biến học hỏi lẫn nhau giữa các nền lý luận của các châu lục, quốc gia tạo nên một thể thống nhất trong đa dạng.
Đêm Nguyên tiêu 15 tháng giêng Quý Mùi 2003, thực hiện chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TTH đã tổ chức trên sông Hương một đêm thơ rất tuyệt vời. Ban tổ chức cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã được phép quyết định kể từ năm nay lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam. Quyết định ấy lay động tâm trí tôi vốn đang ưu tư với Huế Thành phố Festival, thay vì đọc thơ, trong đêm Nguyên tiêu ấy tôi đã phác họa sơ lược về một Festival thơ. Không ngờ ý kiến của tôi được Đêm thơ Nguyên tiêu hưởng ứng và các nhà thơ đã đề nghị tôi nên thực hiện một Hồ sơ cho Festival Thơ.
Trí thức trong bất cứ thời đại nào và ở đâu cũng là một nguồn lực quan trọng, là sức mạnh tinh thần nối kết truyền thống của dân tộc với thành tựu trí tuệ của thời đại. Khi nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức gắn kết được với sức mạnh cộng đồng thì xã hội sẽ có những chuyển biến tích cực. Ngược lại, nguồn lực trí tuệ không được phát huy thì năng lực phát triển của xã hội sẽ bị suy thoái. Thừa Thiên Huế có một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đàng Trong và trở thành kinh đô của cả nước. Vì thế Huế đã từng là nơi hội tụ nhiều thế hệ trí thức tinh hoa của đất nuớc. Lớp trí thức lớn lên tại Thừa Thiên Huế có điều kiện tiếp cận với những thiết chế và sinh hoạt văn hoá, học thuật có tầm cở quốc gia (Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện. Khâm Thiên Giám.. ), năng lực trí tuệ của trí thức ở kinh kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cả trên lĩnh vực tư duy sáng tạo và quản lý, thực hành.
I. Sự hình thành và phát triển hệ thống đường phố ở Huế: Trước khi Huế được chọn để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, đất Phú Xuân - Huế kể từ năm 1738 đã là nơi đóng đô thành văn vật của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Rồi Phú Xuân lại trở thành kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh toàn thắng quân Tây Sơn; từ Thăng Long ông trở về Phú Xuân, chọn lại đất ấy, lấy ngày lành, lên ngôi vua, xưng hiệu là Gia Long. Tháng 5 năm 1803, nhà vua sai người ra ngoài bốn mặt thành Phú Xuân, xem xét thực địa, định giới hạn để xây dựng kinh thành mới. Trên cơ sở mặt bằng thành Phú Xuân cũ, lấy thêm phần đất của 8 làng cổ lân cận, mở rộng diện tích để xây dựng nên một kinh thành rộng lớn hơn trước. Cùng với việc xây dựng thành quách, cung điện, nha lại, sở ty... thì đường sá trong kinh thành cũng được thiết lập.
Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và triều Nguyễn, nay là cố đô, một trong những trung tâm văn hoá và du lịch quan trọng của Việt Nam , trải qua quá trình đô thị hoá, vừa mang dấu ấn của một đô thị cổ phương Đông, vừa có đặc trưng của một đô thị mới. Để góp phần định hướng phát triển và tổ chức quản lý vùng đất nầy, một trong những việc cần làm là nên soát xét lại kết quả của quá trình đô thị hóa để lựa chọn những giải pháp quản lý phù hợp.
Trong quá khứ, mảnh đất Phú Xuân - Huế đã được chọn để đóng đô thành của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi đến kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, sau nữa là kinh đô Việt Nam thống nhất dưới thời họ Nguyễn Phúc trị vì và cuối cùng trở thành cố đô từ sau Cách mạng Tháng 8.1945. Huế đã và đang là thành phố Festival - một thành phố lễ hội mang nhiều thành tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam theo một quy chế đặc biệt. Để có cái nhìn khách quan về lịch sử, thiết nghĩ, chúng ta hãy điểm lại vài nét quá trình đi lên của thành phố Huế để trở thành đô thị loại I - đô thị đặc biệt hôm nay.
Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...
Ba mươi năm trước, cùng với lực lượng cách mạng, những người làm Báo Cờ Giải Phóng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế sôi nổi chuẩn bị số báo đặc biệt và có mặt trong đoàn quân tiến về giải phóng quê hương. Tháng 10/1974, chúng tôi được tham gia hội nghị Tỉnh ủy mở rộng bàn về đẩy mạnh nhiệm vụ đánh kế hoạch bình định, mở rộng vùng giải phóng nông thôn đồng bằng, phối hợp có hiệu quả với các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Báo Cờ Giải Phóng ra số báo đặc biệt, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để chuyển tải khí thế cách mạng miền Nam và trong tỉnh, đưa mệnh lệnh, lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế và các chính sách của Mặt trận đối với vùng giải phóng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, lực lượng an ninh huyện Phú Vang đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với 95 thương binh, 135 liệt sĩ và không có một cán bộ, chiến sĩ nào đầu hàng phản bội, lực lượng an ninh huyện Phú Vang và 4 cán bộ an ninh huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Trong mọi thời đại Hoàng đế và kẻ sĩ có mối quan hệ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giữa người cầm quyền và người trí thức có nhân cách và tài năng. Khi Hoàng đế là minh quân thì thu phục được nhiều kẻ sĩ, khi Hoàng đế là hôn quân thì chỉ có bọn xu nịnh bất tài trục lợi bên mình còn kẻ sĩ bị gạt ra ngoài thậm chí có khi bị giết hại. Lịch sử bao triều đại đã chứng minh điều đó. Mối quan hệ giữa Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp của thế kỷ XVIII là cuộc hội ngộ lớn, mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia và có ý nghĩa cho muôn đời. Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiếp đều sống trong bối cảnh triều Lê suy tàn, chúa Trịnh lộng hành, chúa Nguyễn mới nổi dậy. Sau gần 300 năm hết nội chiến Lê Mạc đến Trịnh Nguyễn phân tranh đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Trong bối cảnh đó Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Thiếp cáo quan về ở ẩn.
Năm 2008 là một năm khá kỳ lạ và đặc biệt của loài người. Nửa năm đầu, cả nhân loại thăng hoa với các chỉ số chi tiêu mà ngay cả các chiến lược gia kinh tế cũng phải bàng hoàng. Nửa năm cuối, quả bóng phát triển, ổn định bị lưỡi dao oan nghiệt của khủng hoảng đâm thủng nhanh đến nỗi hàng ngàn đại gia bị phá sản rồi, vẫn chưa lý giải nổi hai chữ “tại sao”. Bất ổn và đổi thay còn chóng mặt hơn cả sự thay đổi của những đám mây. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn từ “thay đổi” (kanji) là từ của năm, vì B. Obama đã chiến thắng đối thủ bằng chính từ này (change)...
Bạn đọc thân mến! Hiệp hội Đo lường Thời gian quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian của năm 2008 thêm 1 giây, và chúng ta đã chờ thêm 1 giây để đón chào năm mới. Sau thời khắc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31.12.2008, không phải là giây đầu tiên của năm mới mà phải sau thời khắc 23 giờ 59 phút 60 giây cùng ngày, năm 2009 - năm lẻ cuối cùng của thế kỷ 21, mới chính thức bắt đầu. Nhân loại đã có thêm một giây để nhìn lại năm cũ và bước sang năm mới. Và trong một giây thiêng liêng ấy, chắc chắn nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện, nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa hoàn tất, âm tiết cuối của câu thơ cuối một bài thơ vừa được nhà thơ viết xong và buông bút mãn nguyện. Cùng với ly rượu vang sóng sánh chúc mừng năm mới được nâng lên, cái đẹp, cái cao cả tiếp tục xuất hiện để phụng sự nhân loại và chắc chắn, những nụ hôn của tình yêu thương đã kéo dài thêm một giây đầy thiêng liêng để dư vị hạnh phúc còn vương mãi trên môi người.