Chiều ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu về 2 bộ tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu và Công chúa Đồng Xuân của nhà văn Trần Thùy Mai.
Nhà văn Trần Thùy Mai chia sẻ về hai bộ tiểu thuyết về lịch sử Triều Nguyễn của mình
Từ Dụ thái hậu được xuất bản năm 2019 do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Bộ sách là một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương viết về cuộc đời bà Phạm Thị Hằng, chính thất của hoàng đế Thiệu Trị, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ nổi tiếng hiền đức. Thời gian của tác phẩm trải dài 30 năm, qua 3 triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; từ lúc cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn.
Theo Nhà văn Hoàng Quốc Hải, “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng” .
Năm 2020, “Từ Dụ Thái Hậu” đã được trao Giải thưởng sách hay ở hạng mục sách Văn học.
Tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân được xuất bản năm 2023, do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Có thể được xem là phần tiếp theo của Từ Dụ thái hậu, cùng với Từ Dụ thái hậu hợp thành bộ truyện sử đầy đủ về triều Nguyễn. Nếu Từ Dụ thái hậu là thời thịnh Nguyễn (trải 30 năm, từ Gia Long đầu triều đến đầu thời Tự Đức), thì Công chúa Đồng Xuân tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động tang thương trải từ năm 1859 đến năm 1900.
Đây là 1 cuốn tiểu thuyết đồ sộ 66 chương với hàng trăm nhân vật, đa phần là các nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật Từ Dụ có cuộc đời trải dài suốt triều Nguyễn, trong Công chúa Đồng Xuân vẫn là một nhân vật mang tính “nền tảng”. Khác với Từ Dụ thái hậu đặc tả chuyện “cung đấu”, chuyện quân thần thời thịnh trị; Công chúa Đồng Xuân theo dòng lịch sử kể lại những chính biến kinh hoàng, với xương sống là việc thực dân Pháp dần chiếm nước ta, biến nước ta thành 1 nước bị đô hộ, triều đình nhà Nguyễn mất dần quyền lực và trở thành con rối trong tay quyền thần, Pháp súy…
Theo nhà văn Trần Thùy Mai, Công chúa Đồng Xuân là quyển sách viết trên chỗ đứng của một người viết thời bình và trên góc nhìn của chủ nghĩa nhân đạo.
Phương Anh
(SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định, tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.
Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi” tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.
Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
(SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:
Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.
Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.
Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế
SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.
Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.
(SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.
(SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.
Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).
(SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.
SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.