Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế - phát biểu tại buổi ra mắt sách
Nhà văn Nguyễn Quang Hà, tên thật là Nguyễn Trọng Trường sinh ngày 15/1/1941 tại Tỉnh Bắc Giang. Ông từng là giáo viên dạy cấp hai từ 1958-1967. Đầu năm 1967 ông giã từ bục giảng cùng 155 giáo viên và giáo sinh trường Sư phạm tỉnh Hà Bắc lên đường nhập ngũ đi chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên Huế... Và gắn bó với mảnh đất này từ đó cho đến bây giờ. Nguyễn Quang Hà viết đều cả thơ, tập truyện ngắn, ký sự và tiểu thuyết.
![]() |
Tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Quang Hà đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và bây giờ Huế là quê hương thứ hai của ông. Nhà văn Nguyễn Quang Hà nguyên là Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm như Thời tôi mặc áo lính (1990); Sông dài như kiếm (2002); Lang thang với Huế (987); Trái ngọt vườn cấm (1990); Kinh thành mến yêu (1988); Bạn bè một thuở (1984); Tiếng gà trên điểm chốt (1976); Tiếng thở dài của đất (2006) Cuối tuần trăng mật (1988); Thân Trọng Một, con người huyền thoại (2003); Tiểu thư bị bùa mê (1997); Vùng Lõm (2012).
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Nhật ký Đông Sơn được thể hiện dưới dạng nhật ký của Trúc - tiểu đoàn trưởng “Chị Thừa I”, mật danh đơn vị nổi tiếng thuộc Thành đội Huế. Nhật ký bắt đầu ngày 2 tháng 7, kết thúc 23 tháng 10, trải qua ba tháng trời chiến đấu ác liệt. Nhân vật Trúc là lính đặc công quê miền Bắc, được Thành đội trưởng Thân Trọng Một cử về Đông Sơn, giúp quân dân ở đây đánh địch, phá các ý đồ quân sự. Nhân vật Quyền, chiến sĩ du kích giàu lòng yêu nước, quả cảm, cũng được nhà văn khắc họa thành công.
|
Giao lưu với nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Nhật ký Đông Sơn bừng lên khí thế hừng hực của toàn đảng, toàn quân toàn dân Đông Sơn nhất tề đứng lên, đoàn kết chống lại kẻ thù ngày đêm giày xéo quê hương họ. Những cái kết có hậu, xán lạn chiến công đã mở ra như những trận đánh, chặn đứng âm mưu của địch Tổ chức phục kích bắn cháy 4 xe tăng địch ở Đông Sơn; giết Lê Nhuận ấp trưởng gian ác, giết quận trưởng Hồ Xuân Mai, đánh tan đồn Bòng Bòng của Trung đoàn xe tăng, cuối cùng bắt buộc địch phải cho dân Đông Sơn trở lại quê hương. Ý chí quật cường đã chiến thắng, minh chứng rõ nhất cho sức mạnh đoàn kết quân dân như một trong cuộc chiến trường kỳ, gian khó.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tham luận về tiểu thuyết Nhật Ký Đông Sơn |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà cho biết địa danh Đông Sơn trong tác phẩm chính là xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) mà tác giả từng bám trụ ở đây thời chống Mỹ. Đông Sơn là vùng tạm chiếm nhưng phong trào du kích mạnh, lòng dân theo cách mạng. Mất Đông Sơn là nguy cho Huế và chiến cuộc chung ở mặt trận này.
|
Nhà văn Hà Khánh Linh |
Nhà văn Hồ Thế Hà nhận định: "Với tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, Nguyễn Quang Hà đã thêm một lần nữa chứng minh cho sức sống của thể loại, rằng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh vẫn đang là mảnh đất để các nhà văn thể nghiệm và sáng tạo. Nó chưa bao giờ chịu hạ cánh và lặp lại trước chân trời mở của nhu cầu tiếp nhận quá khứ chiến tranh của độc giả - những người đồng hành với nhà văn để quyết định sự tồn tại và phát triển của tiểu thuyết".
|
Nhà thơ Ngô Minh |
Nhà thơ Ngô Minh nhận xét: “Cuốn sách như một bảo tàng lưu giữ những hình ảnh của cuộc chiến âm thầm mà vĩ đại của những người dân Đông Sơn”.
|
Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự buổi giới thiệu sách |
Thông qua ngòi bút đầy ắp chủ nghĩa nhân đạo, các chi tiết nghệ thuật và hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh.
Phương Anh
Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Văn phòng Liên hiệp Hội năm 2019 như sau:
Chiều ngày 25/9, tại khách sạn Century Huế, Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Lễ công bố Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019”; đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019.
Chiều 23/9, Viện Pháp tại Huế khai mạc triển lãm tranh “Kết nối” của các họa sĩ Lê Đăng Thông, Tạ Thị Kim Quý và Võ Thị Yến Nhi.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), vào chiều ngày 18/6, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, Trưởng các Văn phòng đại diện và các phóng viên thường trú, phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Chiều 17/6, Ban tổ chức giải báo chí và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức buổi Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019) và trao giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII – năm 2019 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế (22B Lê Lợi).
Sáng 15/6 tại Trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật – Áo dài show đã diễn ra vòng casting và bán kết cuộc thi “Bước chân thiên thần” 2019 do Công ty CP VKSTAR tổ chức đã diễn ra.
Sáng ngày 08/6, tại công viên Tứ Tượng (TP Huế), Sở Du lịch Thừa Thuên Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Diều Huế 2019.
Chiều 31/5, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Nước Pháp qua ánh mắt trẻ thơ”nhằm Nhằm chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06.
Tối ngày 26/5, tại Trung tâm Ung Bứu, Bệnh viện Trung ương Huế đã diễn ra đêm nhạc thiện nguyện với chủ đề “Lửa yêu thương”.
Tối ngày 17/5, tại công viên Lý Tự Trọng, Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với Giáo Hội Phật Giáo tỉnh tổ chức lễ hội Ẩm thực chay Huế 2019.
Tối 01/5, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đã Bế mạc tại sân khấu Bia Quốc học Huế.
Tối 21/4, tại thôn Kim Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế) đã diễn ra buổi lễ Khai trương không gian tưởng nhớ cố họa sỹ Lê Bá Đảng.
Sáng ngày 07/4, Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức Lễ phát động "Ngày Chủ nhật xanh" và tổ chức ra quân tổng vệ sinh khu vực chợ Đông Ba.
Ngày 3/4, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương di dời mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ TP.HCM về Huế theo nguyên vọng của gia đình.
Sáng chủ nhật (ngày 31/3), các hoạt động "Ngày Chủ Nhật xanh" tiếp tục diễn ra sôi động tại các địa phương và cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Sáng 22/3, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, UBND TP đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ các hộ dân khu vực Thượng Thành thuộc Dự án Đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế gồm: Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa và Tây Lộc.
Chiều 20/3, tại Viện Pháp tại Huế đã siễn ra Triển lãm ảnh thực tế tăng cường “Xúc cảm nước Pháp - Chuyến du hành sôi động”.
Sáng ngày 10/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 150 năm ngày cho ra mắt hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam (14/3/1869 – 14/3/2019), 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2019).
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện chủ trương vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng 22/02, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Tiếp nhận tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.