Giới thiệu Tiểu thuyết "Nhật ký Đông Sơn" của nhà văn Nguyễn Quang Hà.

10:44 22/12/2017

Sáng ngày 22/12, trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà. 

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế - phát biểu tại buổi ra mắt sách

Nhà văn Nguyễn Quang Hà, tên thật là Nguyễn Trọng Trường sinh ngày 15/1/1941 tại Tỉnh Bắc Giang. Ông từng là giáo viên dạy cấp hai từ 1958-1967. Đầu năm 1967 ông giã từ bục giảng cùng 155 giáo viên và giáo sinh trường Sư phạm tỉnh Hà Bắc lên đường nhập ngũ đi chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên Huế... Và gắn bó với mảnh đất này từ đó cho đến bây giờ. Nguyễn Quang Hà viết đều cả thơ, tập truyện ngắn, ký sự và tiểu thuyết.

Tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn của nhà văn Nguyễn Quang Hà


Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Quang Hà đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và bây giờ Huế là quê hương thứ hai của ông. Nhà văn Nguyễn Quang Hà nguyên là Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm như Thời tôi mặc áo lính (1990); Sông dài như kiếm (2002); Lang thang với Huế (987); Trái ngọt vườn cấm (1990); Kinh thành mến yêu (1988); Bạn bè một thuở (1984); Tiếng gà trên điểm chốt (1976); Tiếng thở dài của đất (2006) Cuối tuần trăng mật (1988); Thân Trọng Một, con người huyền thoại (2003); Tiểu thư bị bùa mê (1997); Vùng Lõm (2012).

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà

 

Nhật ký Đông Sơn được thể hiện dưới dạng nhật ký của Trúc - tiểu đoàn trưởng “Chị Thừa I”, mật danh đơn vị nổi tiếng thuộc Thành đội Huế. Nhật ký bắt đầu ngày 2 tháng 7, kết thúc 23 tháng 10, trải qua ba tháng trời chiến đấu ác liệt. Nhân vật Trúc là lính đặc công quê miền Bắc, được Thành đội trưởng Thân Trọng Một cử về Đông Sơn, giúp quân dân ở đây đánh địch, phá các ý đồ quân sự. Nhân vật Quyền, chiến sĩ du kích giàu lòng yêu nước, quả cảm, cũng được nhà văn khắc họa thành công.

Giao lưu với nhà văn Nguyễn Quang Hà

 

Nhật ký Đông Sơn bừng lên khí thế hừng hực của toàn đảng, toàn quân toàn dân Đông Sơn nhất tề đứng lên, đoàn kết chống lại kẻ thù ngày đêm giày xéo quê hương họ. Những cái kết có hậu, xán lạn chiến công đã mở ra như những trận đánh, chặn đứng âm mưu của địch Tổ chức phục kích bắn cháy 4 xe tăng địch ở Đông Sơn; giết Lê Nhuận ấp trưởng gian ác, giết quận trưởng Hồ Xuân Mai, đánh tan đồn Bòng Bòng của Trung đoàn xe tăng, cuối cùng bắt buộc địch phải cho dân Đông Sơn trở lại quê hương. Ý chí quật cường đã chiến thắng, minh chứng rõ nhất cho sức mạnh đoàn kết quân dân như một trong cuộc chiến trường kỳ, gian khó.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tham luận về tiểu thuyết Nhật Ký Đông Sơn

 

Nhà văn Nguyễn Quang Hà cho biết địa danh Đông Sơn trong tác phẩm chính là xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) mà tác giả từng bám trụ ở đây thời chống Mỹ. Đông Sơn là vùng tạm chiếm nhưng phong trào du kích mạnh, lòng dân theo cách mạng. Mất Đông Sơn là nguy cho Huế và chiến cuộc chung ở mặt trận này. 

Nhà văn Hà Khánh Linh

 

Nhà văn Hồ Thế Hà nhận định: "Với tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, Nguyễn Quang Hà đã thêm một lần nữa chứng minh cho sức sống của thể loại, rằng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh vẫn đang là mảnh đất để các nhà văn thể nghiệm và sáng tạo. Nó chưa bao giờ chịu hạ cánh và lặp lại trước chân trời mở của nhu cầu tiếp nhận quá khứ chiến tranh của độc giả - những người đồng hành với nhà văn để quyết định sự tồn tại và phát triển của tiểu thuyết". 

Nhà thơ Ngô Minh

 

Nhà thơ Ngô Minh nhận xét: “Cuốn sách như một bảo tàng lưu giữ những hình ảnh của cuộc chiến âm thầm mà vĩ đại của những người dân Đông Sơn”.

Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự buổi giới thiệu sách

 

Thông qua ngòi bút đầy ắp chủ nghĩa nhân đạo, các chi tiết nghệ thuật và hiện thực nghiệt ngã của cuộc chiến, nhà văn Nguyễn Quang Hà đã nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh,  phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh.

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều ngày 17/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ  khuyết tật mang tên “Ngày Mới”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Huế hiện có khoảng 50 đình làng cổ nhưng một số đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ biến mất. Nhiều nơi là di tích quốc gia mà nhếch nhác hơn cả… quán cóc.

  • UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 675/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • Triển lãm sắp đặt của nghệ sỹ người Đức Dorothee Berkenheger sẽ khai mạc vào ngày 13/4 tới tại New Space Arts Foundation (N.S.A.F.), 15 Lê Lợi, thành phố Huế. Dự kiến sẽ có ba tác phẩm phản ánh chủ đề “Bộ sưu tập” được trình bày lần này.

  • Chiều 7/4, trên Sân vận động Tự Do (TP Huế) đã diễn ra trận chung kết giữa hai đội: Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế) và ĐH Khoa học Huế. Hàng ngàn khán giả đã đến sân và cổ vũ cuồng nhiệt cho trận đấu được dự báo là khá gay cấn và đáng mong đợi này.
     

  • Mình học đại học ở Huế. Thời ấy nhà sách Phú Xuân ở đường Trần Hưng Đạo, đầu cầu Trường Tiền phía bờ Bắc, là nhà sách đình đám nhất. Mình khá siêng đi nhà sách, nhưng dẫu là bước vào một cách hiên ngang, mặt có vác lên đến trần nhà cũng chỉ để hưởng cái mát của máy lạnh những ngày nắng nóng kết hợp ngắm sách, sờ sách, suýt xoa sách, rồi… đọc ké sách. Và ra về trong trạng thái thèm thuồng.

  • Xứ Huế đi vào trong thơ ca với cảnh đẹp mê hồn, người Huế có giọng nói dễ thương, tính cách nhẹ nhàng sâu lắng khiến ai ngỡ một lần đến Huế đều phải thốt lên sự thán phục với vẻ yên bình, chầm chậm, pha một chút tâm linh.

  • Vừa kết thúc tại Huế, Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ năm 2013 đã để lại nhiều lay cảm và ngẫm ngợi. Trăn trở lớn nhất sau liên hoan là làm sao để dân ca có môi trường diễn xướng rộng hơn.

  • Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...

  • Tối ngày 02/4/2013 (tức ngày 22/02 - Quý Tỵ), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chính thức tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc năm 2013. Lễ tế đã diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm và thành kính.

  • Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều người con xứ Huế đã dần bén duyên với vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Đến nay mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau, nhưng với họ đây là mảnh đất ân tình, nặng nghĩa.

  • Chiều ngày 01/4, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ( tầng 2, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ) một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã chính thức được khai trương với tên gọi Gác Trịnh.  Gác Trịnh cũng chính là căn nhà cũ  mà nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sống và sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước.

  • Hàng ngàn khán giả đã đến Trung tâm Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế tham gia đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn” kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa.

  • Vào tối ngày 30/3 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế,  Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2013 khu vực Bắc Trung Bộ đã chính thức bế mạc.  Đây là Liên hoan do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. 

  • Nằm ngay trong Kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một Ngự Uyển của Hoàng gia triều Nguyễn vốn rất nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp vào cảnh đẹp thứ 3 (Đệ tam cảnh Tịnh hồ hạ ứng). 

  • Nhìn Huế với vẻ giản dị đời thường dễ khiến du khách có cảm giác mình đã chạm tay được vào nét mê đắm, huyền hoặc của đất cố đô thanh tú, để rồi mãi cũng không thể quên một sắc Huế dịu dàng…

  • Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc các thành phố kết nghĩa, buổi tọa đàm với chủ đề “Ca khúc sáng tác về Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành bạn trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức vào sáng ngày 26/3 tại 26 Lê Lợi, Tp Huế.

  •  

    Sợ bạn đọc hiểu sai, tôi phải nói rõ cái đầu đề của bài viết này không phải những điều kể ra dưới đây đến bây giờ mới thấy ở Huế, mà tôi muốn nói về những điều chưa thấy có ở nơi nào khác ngoài Huế. 

  • Lăng Cơ Thánh được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997 hiện đang bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng.

  • Triển lãm ảnh về Huế mang tên Thành phố nước của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro khai mạc chiều 23/3 tại 15 - Lê Lợi, TP Huế.