Giới thiệu tập truyện Huệ tím của Hermann Hesse

22:59 06/05/2015

Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan. 

Huệ tím bao gồm năm truyện viết theo thi pháp truyện cổ tích  tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của nhà văn đoạt giải Nobel văn học năm 1946. Các truyện Huệ tím, Chuyện chàng Augustus, Bích thảo hóa thân, Thi nhân, Tin lạ từ một hành tinh xa là kết tinh của tư duy nghệ thuật vừa phương Đông vừa phương Tây của Hermann Hesse. Sách do NXB Kim Đồng ấn hành tháng 1.2015.

 

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại buổi giới thiệu sách.

 

Tại buổi giới thiệu sách, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho rằng những câu chuyện được viết bởi thi pháp truyện cổ tích này không chỉ là món quà của một nhà văn lớn tầm nhân loại dành tặng cho tuổi thơ mà đó có lẽ là món qùa dành tặng cho tất cả chúng ta. Những câu chuyện thần tiên của Hermann Hesse nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống, về tình yêu và về hạnh phúc. Rằng đau khổ không phải là do ngoại giới gây nên mà đôi khi đau khổ đến với chúng ta ngay trong tâm hồn nhiều trắc ẩn của chúng ta. Những truyện ngắn này khiến cho trẻ thơ có hội để mơ mộng, người lớn có cơ hội để im lặng chiêm nghiệm về cuộc sống…

Với ngôn ngữ của thơ, hình ảnh sinh động, hình tượng đa nghĩa, sự sâu sắc trong các ý niệm, Huệ tím có thể được xem như một suối nguồn nuôi dưỡng cho sự mơ mộng. Suối nguồn đó cho ta biết được đâu là căn nguyên của đau khổ, đâu là nơi khởi đi của hạnh phúc, làm sao để được giải thoát và vươn tới tự do tuyệt đối. Suối nguồn Huệ tím bắt đầu với những dòng chảy đến từ những hồi ức thơ ấu với tư duy nguyên sơ của trẻ nhỏ. Ở đó là tiếng thì thầm của mẹ, tiếng hát của cỏ cây, sự rạo rực hồi sinh của muôn loài trong cái nhìn hồn nhiên của những tâm hồn chưa vướng bụi trần, chưa vướng bụi thời gian. Suối nguồn Huệ tím chỉ ra cho ta thấy thế nào là hạnh phúc, quan niệm về hạnh phúc, cách thức để có hạnh phúc, thế nào là mất mát, tủi nhục, là đau khổ và làm sao để thoát khỏi đau khổ của hiện sinh...

 

Dịch giả, nhà văn Bửu Ý tại buổi ra mắt sách

 

Tại buổi giới thiệu sách, dịch giả Bửu Ý đã có những trải lòng về những khó khăn và vai trò của dịch thuật, đặc biệt là dịch những tác phẩm dành cho trẻ thơ, tương lai của một dân tộc. Với cái nhìn sâu sắc và nhiều kinh nghiệm, dịch giả Bửu Ý cho rằng đối với trẻ thơ thì món quà ý nghĩa nhất là sách, sách là nơi nâng đỡ cho những tâm hồn ngây thơ bay lên với những mộng tưởng. Qua đó, ông cũng đưa ra những nhận định về bút pháp cũng như tư tưởng văn chương của Hermann Hesse.

 

Dịch giả Thái Kim Lan

 

Qua buổi giới thiệu sách, dịch giả Thái Kim Lan đã cho người đọc biết được những lý do sâu xa để bà chọn lựa dịch những truyện ngắn này của Hermann Hesse. Bà cho rằng đọc truyện cổ tích của Hermann Hesse hôm nay là một lời mời cùng với tác giả đi thăm vườn hoa tuổi thơ trong hiện tại, để nhớ về tuổi thơ đã qua quý giá đến chừng nào và để yêu thương những nụ hoa non mới chớm nở, để rồi trẻ cùng già mở lòng từ bi, yêu mến vạn vật, mọi người trên thế gian.

 

Nhà văn Lê Phương Liên đến từ Nxb Kim Đồng.

 

Đến từ Nxb Kim Đồng, tại buổi ra mắt sách, nhà văn Lê Phương Liên cũng đã cho bạn đọc thấy được những hi vọng cho việc giới thiệu, quảng bá văn học dịch cho thế hệ trẻ. Theo bà, Huệ tím không phải là một tác phẩm dễ đọc đối với tuổi thơ, những tín hiệu từ công tác phát hành đã cho thấy văn hóa đọc của giới trẻ vẫn còn nhiều điều để kỳ vọng, số lượng phát hành Huệ tím đã vượt xa sự dự tính. Đó là một trong những tín hiệu đáng mừng của văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay.

Buổi giới thiệu sách đã khép lại trong không khí trao đổi cởi mở, thẳng thắn giữa dịch giả Thái Kim Lan và bạn đọc về những vấn đề xung quanh tập truyện và những điều cần phải làm sáng rõ hơn trong tư tưởng cũng như bút pháp của Hermann Hesse.

PV

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.

  • Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.

  • Ngày 16/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay tổ chức đêm nhạc “Huế nhớ Phạm Duy”, tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa vừa mới mất vào ngày 27/01/2013.

  • Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Huế ở địa điểm Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp - 1 Lê Hồng Phong).  

  • Dẫu chưa một lần đặt chân tới Huế, nhưng  ai cũng biết đây là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao nhưng dường như ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có  của mình.

  • Chiều ngày 13/3, tại Trung tâm Văn hoá Phương Nam (15 Lê Lợi, TP Huế), Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trường ĐHNT Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sĩ trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Năng lượng Cố đô” năm 2013.

  • Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.

  • Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.

  • Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.

  • Vào lúc 22h 10’, tác giả của truyện ngắn “Mái hiên đời” - nhà văn Dương Thành Vũ -  đã trút hơi thở cuối cùng tại Khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh viên Trung ương Huế.

  • Nghe tin nhà văn Dương Thành Vũ mất vào khoảng 22h ngày 26/02/2013, Nhà thơ Phùng Tấn Đông, hiện đang làm công tác văn hóa tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) vội có mấy dòng gởi ra cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc ( TBT tạp chí Sông Hương) chia buồn với các bạn văn cùng gia đình nhà văn Dương Thành Vũ.

  • Ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế đã khởi công dự án Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tại số 1 Phan Bội Châu, TP Huế.

  • Sáng 20/2, tại nhà riêng của nhà thơ Trần Vàng Sao (Phường Vỹ Dạ, Huế), Quỹ Phùng Quán đã tổ chức trao tặng thưởng tác phẩm văn học xuất sắc hàng năm cho nhà thơ Trần Vàng Sao với tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. Tặng thưởng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và bằng chứng nhận.

  • Chương trình Ngày thơ Việt Nam năm nay ưu tiên cho các nhà thơ trẻ, các cây bút đến từ đến các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT trên địa bàn. Chương trình chính của Ngày Thơ năm nay được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( tức ngày 23/02/2013) tại Trung tâm Trải nghiệm Huế xưa và nay ( Cồn nón – Đập Đá).

  • Ngày 19/2/2013 (tức mồng 10 tháng Giêng, năm Quý Tỵ), hội Vật làng Sình ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế)  đã tưng bừng diễn ra với sự tham gia của hơn 100 đô vật và đông đảo người dân cùng du khách.

  • Là một chương trình trong Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2013,  Đại lễ cầu nguyện "Quốc thái, dân an" đã được tổ chức tại Thiền viện Hương Vân, núi Ngũ phong, phường An Tây, thành phố Huế vào ngày 17/02 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng Quý Tỵ). Đã có rất đông tăng ni phật tử, người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự hoạt động này.

  • Đó là tên của cuộc triển lãm với sự tham gia của 11 họa sĩ sẽ được khai mạc tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái vào ngày 5/2 (nhằm ngày 25 ÂL).

  • Sáng 2/2, Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên - Huế 2013" do Hội Nhà báo phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, số 7 Lê Lợi.

  • Ngày 30.1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế ra mắt bộ sách “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên”, một bộ sách đồ sộ ghi lại các hoạt động của triều Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX.

  • Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 143 năm (1802-1945), vương triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong những công trình tiêu biểu trong tổng thể các giá trị văn hóa mà vương triều Nguyễn để lại chính là Cửu đỉnh (9 cái đỉnh lớn).