Chiều ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình giới thiệu tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát hành.
Tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” gồm 32 bài thơ, trong đó có những bài thơ đã in trên một số báo và tạp chí cùng nhiều bài thơ chưa được công bố do gia đình lưu giữ. Toàn bộ những bài thơ trong tập thơ đều do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tuyển chọn.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên UV Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Ông là người tuyển chọn 32 bài thơ trong tập thơ " bài thơ của người yêu nước mình" của nhà thơ Trần Vàng Sao |
Trong lời tựa tập thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Thơ Trần Vàng Sao chính là cuộc đời ông. Tôi luôn mang cảm giác ông không theo bất cứ một trường phái nào, không dùng bất cứ một kỹ thuật hay phép tu từ nào… Thơ ông hiện ra như chính áo quần ông, tóc tai ông, hơi thở ông, giọng nói ông, cảm giác ông, mồ hôi ông, giận dữ ông, giày vò ông, tuyệt vọng ông, khát vọng ông… và nhịp đập trái tim ông là thứ kỳ diệu nhất gắn kết toàn bộ những gì thuộc về ông để vang lên thành thi ca. Bởi thế, thơ ông chân thực và mãnh liệt như máu chảy trong huyết quản ông”.
![]() |
Đông đảo văn nghệ sĩ Huế đến dự |
Tại buổi ra mắt tập thơ, Nhà văn Phạm Phú Phong chia sẻ: “ Thơ Trần Vàng Sao thể hiện một quan niệm về đất nước và nhân dân đã đi qua một cuộc chiến tranh với tất cả sự dữ dội, tàn khốc, trần trụi đến mức tàn nhẫn, với bao nhiêu người đã chôn vùi sự sống và tuổi thanh xuân của mình trong đó, nhưng không phải để bi quan, hư vô đến vô nghĩa mà luôn có cái nhìn ấm áp ở tương lai. Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc thơ anh là vào cuối bài thường dùng những câu đồng cảm “vật ngã tương giao” với thiên nhiên, với thời tiết để soi rọi niềm tin vào sức sống của con người”.
![]() |
Nhà văn - Dịch giả Bửu Ý chia sẻ về bản thảo của nhà thơ Trẩn Vàng Sao tặng cho Dịch giả vào năm 1992, còn rất nhiều bài thơ chưa được xuất bản. |
Nói về thơ của nhà thơ Trần Vàng Sao, nhà văn Mai văn Hoan cho rằng: “ Trần Vàng Sao yêu nước theo cách riêng của mình, yêu quê hương theo cách riêng của mình, yêu mẹ, yêu chị, yêu đồng chí, đồng đội cũng theo cách riêng của mình. Trong những tháng năm đất nước chia cắt, ngoài khát vọng thống nhất, ông còn có khát vọng hòa hợp dân tộc”.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê chia sẻ kỷ niệm với nhà thơ Trần Vàng Sao |
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: “Trần Vàng Sao, ‘Bài thơ của một người yêu nước mình’ một bút danh quốc kỳ và một tấm lòng yêu nước. Chừng ấy đã nói đủ, song chưa nói hết về một nhà thơ, một con người tại thế 76 năm. Ông đã mang mấy tiếng đó như cây thập gái đi qua những khổ nạn đời mình trả giá cho sự tin yêu và thành thực. Ngọn cờ còn bay, nhưng thơ còn lại và tấm lòng thì mãi mãi”.
![]() |
Nhà văn Mai Văn Hoan tại buổi giới thiệu thơ |
Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 mất năm 2018. Ông lớn lên và sinh trưởng tại Huế. Đầu những năm 60, đi theo tiếng gọi đấu tranh phong trào của sinh viên học sinh Huế, ông tham gia phong trào với nhiệt huyết yêu nước nồng nàn, cuộn trào trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông trực tiếp biểu tình, rải truyền đơn, vận động anh chị em sinh viên học sinh đấu tranh, rồi tham gia viết bài cho tập san Nhận Thức của phong trào. Năm 1965 bị lộ nên thoát li lên rừng, công tác tại Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế. Ở chiến khu, con người văn nghệ Trần Vàng Sao vẫn cháy, vẫn sáng. Ông làm thơ nhiều, viết bài cho đài truyền thanh, cho báo Cờ Giải Phóng. Đặc biệt, ông còn soạn Cương lĩnh diễn ca để cổ vũ anh e
![]() |
Anh Nguyễn Đông Xuyên, con trai của nhà thơ Trần Vàng Sao xúc động, cảm ơn sự yêu mến của văn nghệ sĩ dành cho cha mình |
Những năm tháng đó đã để lại cho ông một “gia tài” thi ca nho nhỏ. Trần Vàng Sao từng được người đọc biết đến với Bài thơ của một người yêu nước mình sáng tác tháng 12 năm 1967 và được chọn là một trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XX.
Năm 1970, ông bị thương được ra miền Bắc an dưỡng. Sau 1975, ông lần lượt làm cán bộ ở Vỹ Dạ - Huế, Phòng Văn hóa TP Huế, nghỉ hưu sớm từ 1984 đến nay. Cũng năm đó, ông còn nổi tiếng với bài thơ Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình. Ông mất ngày 9/5/2018.
Phương Anh
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.