Chiều 1/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Bắt vạ tri âm” của tác giả Trần Duy Phiên.
Tập thơ “Bắt vạ tri âm” do NXB Hội Nhà văn ấn hành, dày 108 trang với 55 bài thơ, là những chiêm nghiệm về những gì đã trải qua trong cuộc đời của tác giả.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch Phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT TT.Huế, Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Nhà văn, nhà thơ Trần Duy Phiên là một tên tuổi quen thuộc đối với công chung yêu Văn học Việt Nam từ trước năm 1975. Khi đang còn theo học tại trường Đại học Sư Phạm và Đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động. Những trang văn đầu tiên của Trân Duy Phiên phản ánh cách nghĩ cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và Đất nước. Truớc năm 1975, Trần Duy Phiên đã có vài ba chục truyện ngắn đăng trên các tạp chí: Việt, Đối Diện, Trình Bày, Ý Thức và đã được các báo Việt ngữ yếu nuớc in lại ở Canada, Nhật Bản. Trần Duy Phiên đã tạo ấn tượng với một văn phong sắc cạnh, mạnh mẽ và lôi cuốn.
![]() |
Nhà văn, nhà thơ Trần Duy Phiên |
Năm 2015, bất ngờ Trần Duy Phiên xuất bản tập thơ “Kinh phù hoa” (NXB Hội nhà văn) – tập thơ đầu gồm 55 bài, trong đó, bài viết “cũ” nhất là từ năm 1966, bài mới nhất là 2011. Cho dù thế mạnh của Trần Duy Phiên là văn xuôi nhưng “Kinh phù hoa” vẫn được người đọc tán thưởng.
![]() |
Nhà thơ Võ Quê |
Sau năm 1975, Trần Duy Phiên nghỉ dạy học và nghỉ viết khoảng mười năm. Anh bươn chải qua nhiều nghề để sống. Khoảng 1984 1985, anh cầm bút trở lại và sáng tác khá sung sức. Trần Duy Phiên đã lần lượt ấn hành tập truyện ngắn và một cuốn tiếu thuyết. Qua hàng chục năm lặn lội nơi rừng sâu núi thẳm, Trần Duy Phiên có những cảm thức độc đảo về rừng và người bản địa. Anh đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết thật dữ dội. Với trăm năm còn lại, Trần Duy Phiên đã dẫn dắt người đọc vào tận cùng bên trong thế giới chứa đầy bạo liệt của rừng và tham vọng của con người bắt rừng về làm nô lệ.
![]() |
Nhà thơ Bửu Nam |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ: “Mỗi nhà văn có riêng một quê hương sáng tác. Với Trần Duy Phiên, anh có đến 2 quê hương như thế. Trong các truyện của anh, dấu ấn của hai quê hương đó khá rõ nét, đấy là Cố đô Huế và miền Tây Komtum. Hàng loạt truyện của anh mang bóng dáng Cố đô: Những mảnh vỡ của một vì sao chợt tắt, Ngược dòng phù hoa, Chim tha lửa, Pháo thủ thành Trấn Hải, Có ai dám mở mắt ra không?, Ngàn năm thấp thoáng bóng dáng sông Hương, Núi Ngự, cầu Tràng Tiền, đường Lê Lợi và những tà áo trắng... Thì hàng loạt truyện ngắn của anh mang dấu ấn đặc thù Tây Nguyên qua vòng tay Komtum: Trăm năm còn lại, Nửa đêm về sáng, Bahnar, Ngõ dạo miền hoang dã, Anh hùng thảo dã... Ở đây, thấp thoáng dòng Dakbla, núi Chư pao, sinh hoạt buôn làng và những sắc nét hoa văn. Ở vùng đất nào đi nữa, đều thấm đẫm tình yêu thương của nhà văn”.
![]() |
Nhà thơ Ngô Minh chia sẻ: “Bắt vạ tri âm là cái tứ thơ hay, lạ xưa nay chưa ai nói tới, lấy làm tít cho một tập thơ rất ấn tượng. Thơ Trần Duy Phiên trong “ Bắt vạ tri âm” đa phần là thơ tự sự với bạn bè, người yêu, anh có nhiều câu thơ hay, thi ảnh đẹp và dùng ngôn ngữ cổ đặt trong bố cục thơ chặt chẽ, nên ngôn ngữ cổ tạo cho câu thơ thêm phần cổ kính”.
![]() |
Nhà văn Trần Duy Phiên chia sẻ: " Thế hệ chúng tôi sinh ra trong lửa đạn, lớn lên trong lửa đạn nhưng rất lãng mạn. Trên trời bom dội, bên dưới chúng tôi vừa học, vừa chiến đấu vẫn cắm cúi viết văn, làm thơ. Tôi thích cuộc sống tự do, thích sống cuộc đời viết văn bởi người cầm bút là đến với cuộc đời, dấn thân vào thế giới sáng tạo nên mang tâm thế đa ngã, vì đa ngã nên cô đơn".
Phương Anh
Theo thông tin kêu gọi các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho Lễ tế Xã Tắc năm 2011 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, theo đó Lễ tế Xã Tắc năm nay sẽ được tổ chức vào lúc 18h 30 đến 21h30 ngày Giáp Tuất 16/2 âm lịch (nhằm ngày 20/3).
Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”
Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.
Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.
Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.
Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.
Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.
Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.
Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.