Chiều 23/10, Tại Hội trường Tạp chí Sông Hương ( 09 Phạm Hồng Thái – TP Huế), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và Hải Hạc bookstore tổ chức giới thiệu tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh.
Đông đảo văn nghệ sĩ tham dự buổi giới thiệu sách
Tác phẩm “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh dày gần 200 trang với 12 truyện ngắn do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2022. Đây là tập truyện ngắn thứ ba của nữ nhà văn Duyên Sanh khi trước đó đã xuất bản hai cuốn “Hoa để mùa sau” (2014) và “Nơi ấy sẽ là nhà” (2019).
![]() |
Nhà văn Phạm Phú Phong chia sẻ về tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh |
Tại buổi ra mắt sách, Nhà văn Phạm Phú Phong chia sẻ: Truyện của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh luôn gắn liền với thời cuộc, cả 12 truyện trong “Vẫn còn nắng trên dồi” đều diễn ra trong thời gian mùa bão lụt hoặc đại dịch Covid-19. Cũng có chuyện chị mở rộng không gian ra tận Mù Cang Chải, Cao Bằng như truyện Quà tặng, còn lại chủ yếu là diễn ra ở “xử lám nắng nhiều mưa" của khúc ruột miền Trung. Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của Duyên Sanh là những người phụ nữ, những bà nội, bà ngoại, những người mẹ cô đơn, chịu thương chịu khó, cam chịu mọi bề; những người chị, người em hiền thục nết na, đảm đang trung hậu, trong đó có nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, là những người mẹ đơn thân...
Đặc biệt, tất cả họ đều là những người nhân hậu, thủy chung, luôn mở rộng vòng tay cứu giúp những người gặp hoạn nạn khó khăn trong đời sống còn lắm tai ương, thể hiện phẩm chất cao đẹp, quý giá nhất của người phụ nữ Việt Nam.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê nhận xét về nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh giỏi tạo dựng được đoạn kết có tình huống truyện bất ngờ, không chỉ khiến bạn đọc thích thú mà còn để lại dư âm khi trang sách đã được gấp lại |
Theo nhà văn Lê Vũ Trường Giang, Tập truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh đã mang đến cho bạn đọc những truyện ngắn của mộng mơ, hoài cổ, của hiện thực giàu lòng nhân ái, vị tha.
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Duyên Sanh vì thế chứa đầy các tính năng ngôn ngữ thâm trầm, hoang hoải và tràn trề âm thanh của ngọt ngào lẫn day dứt. Những hình ảnh khi lay lắt, khi mạnh mẽ để làm rõ tâm lý nhân vật bằng các ký tự chứa đựng vô vàn tâm trạng trong văn bản, góp phần tạo nên hiệu ứng nghệ thuật, tâm lý được “đặt chỗ” từ trước. Văn phong của người viết mộc mạc và bình dị, khai thác tối đã thứ ngôn ngữ gần gũi, đậm đà tình người.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh - tác giả của tập truyện ngắn " Vẫn còn nắng trên đồi" |
Bằng các thủ pháp nghệ thuật và ngôn ngữ của mình, nhà văn đã tập trung vào việc tạo ra một hiệu ứng duy nhất, rồi nhân rộng, khuyếch đại qua các nhân vật, nội dung và tình huống truyện, đó chính là: “hiệu ứng yêu thương”. Sự cảm thông, đong đầy nước mắt cho những nhân vật cùng khổ, bi đát, là lời ngân dội tha thiết của lòng nhân ái không bến không bờ và đặc biệt hướng về thân phận nữ giới. Tác giả đã neo giấu tâm hồn mình trong cõi xưa, cảnh cũ, là chân quê, là đồng cảm với những phận người chìm nổi bể dâu, thương mênh mông và yêu xa vắng.
![]() |
Nhà văn Mai Văn Hoan chia sẻ đôi lời về tập truyện ngắn "Vẫn còn nắng trên đồi" |
![]() |
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang chia sẻ về tập truyện ngắn "Vẫn còn nắng trên đồi" |
![]() |
Chương trình diễn ra ấm cúng với nhiều ca khúc được thể hiện để chúc mừng nhà văn Duyên Sanh |
Phương Anh
Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...
Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền, TT- Huế) là quê hương của hàng ngàn người giàu có trên cả nước và thế giới. Bởi là quê quán của nhiều người giàu nên Kế Môn sở hữu lắm chuyện đặc biệt.
Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam.
Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa. Nhưng vì nhiều lý do: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân thiếu tiền trong việc trùng tu bảo tồn …mà giờ đây, những ngôi nhà cổ nguyên bản đặc trưng xứ Huế đang mai một dần.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc.
Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều.
Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C.
Bác sĩ Trương Thìn sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.
Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.
Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.
Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy.
Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013..
Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ.
Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền.
Dân làng vẫn truyền tai nhau tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống, nhưng sau một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đoàng, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, ...