Giới thiệu hai tác phẩm của người Việt trẻ

15:06 11/03/2021

Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

Tác phẩm "Bốn mùa hoang vu xứ kiwi".

Tác giả Trần Băng Khuê đến New Zealand theo visa đoàn tụ gia đình theo chồng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. 

Thành phố Auckland nơi chị sống chỉ có hơn một triệu dân, nhưng là nơi cư ngụ của hơn một trăm tộc người khác nhau với hơn một trăm năm mươi ngôn ngữ. Suốt gần ba năm hòa mình vào thành phố đa dạng văn hóa bậc nhất thế giới này, Trần Băng Khuê như cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Những món quà bất ngờ của cỏ cây kích thích trí tò mò. Thiên nhiên nguyên sơ giấu trong nó những bí mật khó cưỡng. Những ngọn đồi xanh mượt cỏ, những công viên nhiều cây và hoa, những vườn dâu bạt ngàn, những bầy cừu trắng thong dong yên bình. Những trải nghiệm của chị được chia sẻ bằng các trang văn dịu dàng êm thấm, đem đến cho người đọc cùng lúc hai tiếp nhận tuyệt vời: Được bước đi cùng chị đến từng ngóc ngách của thành phố Aukland, và tận hưởng những rung cảm của tuổi trẻ giữa một vùng đất khác.

Đó có thể là câu chuyện rất nhỏ về góc phố ở Auckland. Đó có thể là lát cắt cuộc đời của bạn bè, người Việt, tất tả lam lũ xa xứ mà tác giả được chạm vào. Mỗi thân phận tha hương như tấm vải bị cắt ra và rơi vào góc chợ trời, nhưng may mắn thay, nhờ có thứ tiếng mẹ đẻ từ khi lọt lòng, người Việt bỗng như được kết thành một thứ trang phục hoàn chỉnh ấm áp bốn mùa hoang vu. Đó có thể là chính tác giả khi đêm xuống với những thú vui giao tiếp gặp gỡ bạn bè người thân qua Internet, hay hào hứng vào bếp làm một vài món ăn ngon, học vẽ, đọc sách và nghĩ về một nỗi nhớ khác. Hiện nay tác giả Trần Băng Khuê sống và làm việc tại Huế.

Tác phẩm "3,1kg hạnh phúc".

Nếu như “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” của Trần Băng Khuê vẽ lên cảnh sắc, không khí đất nước New Zealand, thì 3,1 kg hạnh phúc của Mai Thanh Nga lại diễn tiến câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ người Việt trên đất Pháp từ khi hay tin mình có em bé đến khi bé con đầu lòng chào đời. Đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau được hơn bốn tháng, người mẹ chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Người mẹ đang có nhiều dự định muốn thực hiện, nhiều địa điểm muốn khám phá, nhiều ước mơ còn dang dở. Đứa con đầu lòng đến “bất thình lình” khiến cuộc đời bỗng chốc rẽ hướng. Có rất nhiều “con người tương lai” mà cô ấy đang ao ước trở thành, nhưng trở thành “một người mẹ” là điều nằm ngoài dự kiến, đẩy cô đi qua rất nhiều biến chuyển suy nghĩ và xúc cảm.

Nhưng sau hết, tình yêu của một người mẹ đã giúp cô ấy làm quen với sinh linh bé nhỏ đang dần thành hình. “3,1 kg hạnh phúc” là cuộc hành trình từ giây phút đầu tiên đầy bỡ ngỡ của việc làm mẹ, các khoảnh khắc lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, cho đến những giọt nước mắt hạnh phúc khi em bé Ban Mai chào đời. 

Tác giả Mai Thanh Nga sinh năm 1986 là du học sinh tại Pháp, hiện sống và làm việc tại Birmingham, Vương quốc Anh.

Theo Tuyết Loan - NDĐT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.

  • Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.

  • Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).

  • Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.

  • Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.

  • NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.

  • “Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.

  • Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.

  • Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.

  • Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).

  • Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).

  • Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.

  • Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.

  • Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.

  • Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...

  • Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.

  • Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.

  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).