Giới thiệu cuốn sách ảnh “Hoàng cung Huế, di sản của triều Nguyễn ở Việt Nam”

12:35 28/04/2015

Sáng 28/4, tại Thái Bình Lâu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty TNHH River Books (Thái Lan) tổ chức giới thiệu cuốn sách ảnh Royal Hue Henritage of the Nguyen Dynasty of Vietnam (Hoàng cung Huế, di sản của triều Nguyễn ở Việt Nam).

Bìa sách "Royal Hue - Heritage of the Nguyen Dynasty of Viet Nam"

Cuốn sách do TS Vũ Hồng Liên, nhà sử học quốc tịch Anh gốc Việt, phối hợp với nhiếp ảnh gia Paisarn Piemmettawat (người Thái Lan), thực hiện và được bảo trợ bởi công nương Narisa Chakrabongse (Hoàng gia Vương quốc Thái Lan).

Tiến sĩ Vũ Hồng Liên - tác giả của cuốn sách "Royal Hue - Heritage of the Nguyen Dynasty of Viet Nam"

Với những lời văn sống động và những căn cứ lịch sử thuyết phục, Tiến sĩ Vũ Hồng Liên, nhà sử học quốc tịch Anh gốc Việt, đồng thời thông những bức ảnh minh họa thật tinh tế, sống động của nhiếp ảnh gia người Thái Lan Paisarn Piemmettawat, cuốn sách ảnh Hoàng cung Huế đưa chúng ta về lại lịch sử hình thành phát triển của Cố đô Huế vàng son một thưở, từ sự khởi nguồn khá khiêm tốn vào thế kỷ 14 đến vị thế hiện nay là khu Di sản Thế giới của UNESCO.

Công nương Narisa Chakrabongse (Hoàng gia Vương quốc Thái Lan) phát biểu tại buổi ra mắt sách

Qua 9 chương được kết cấu một cách hợp lý, cuốn sách dẫn dắt độc giả đi qua giai đoạn 143 năm đầy biến cố của triều Nguyễn trong thế kỷ XIX và XX.

Cuốn sách Hoàng cung Huế miêu tả khá cụ thể phong cách sống của các thành viên của hoàng gia triều Nguyễn, những loại ẩm thực họ hay dùng, trang phục mà các vị vua và quần thần thường mặc, những trò chơi cung đình họ từng giải trí và những bộ sưu tập họ hay sưu tầm và thưởng ngoạn.

Một trang trong cuốn sách Hoàng cung Huế

Trong cuốn sách này tác giả  đã khéo léo kết nối những ký ức thời thơ ấu của mình với các thủ pháp hàn lâm để tạo nên những câu chuyện rất hấp dẫn về triều đại cuối cùng của Việt Nam.

Đây có thể xem là cuốn sách đầy đủ thông tin nhất về khu di sản thế giới Huế lần đầu tiên được xuất bản ở nước ngoài. Chắc chắn rằng nó sẽ giúp du khách và những người yêu Huế có thêm nhiều hiểu biết về các giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô.

Phương Anh - Nhật Hoàng

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BÙI MINH ĐỨCNói tới “khẩu vị” là nói tới món ăn mà mình thích ăn, nói tới món ăn mà mình ăn thấy vừa miệng. Mỗi khi ăn món ăn nào mà mình thấy món đó ngon và lại còn muốn ăn thêm nữa thì người Huế bảo đó là “món ăn hợp khẩu vị”.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUYMỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để thương nhớ khi vì cuộc mưu sinh mà phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng thế. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi vườn rợp bóng cây xanh ở khu Nội thành Huế cổ. Nơi đầy ắp bao kỷ niệm thời thơ ấu đã qua.

  • HỒ VĨNH“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo De An Cựu mà nuôi mẹ già”                                (Ca dao)

  • THÁI KIM LANTôi đã bắt đầu đọc Văn hoá ẩm thực Huế với một chút lo âu, nỗi lo của một người “chẳng biết ất giáp chi” đang đứng trước một tác phẩm e chừng… đồ sộ bao trùm cả một vùng trời chưa tới… như một chú (chị) dế mèn - tuy đã nhiều lần phiêu lưu - vẫn còn run đôi râu khi chạm vào những gì khác hẳn với độ mềm của hạt sương hay cái tươi mát của ngọn cỏ hay chút rung động của màu trăng rơi trên lá…

  • LÊ PHÙNGTừ những thành công của các kỳ Festival văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng như các Festival chuyên đề Nghề Truyền thống, Huế đã khẳng định được năng lực tổ chức, điều hành chương trình của một loại hình hoạt động văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam.

  • Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.

  • Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi,  Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...

  • Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.

  • Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông”  nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.

  • Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

  • Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.

  • Chiều ngày 9/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, phòng triển lãm tranh sơn mài truyền thống của cố hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng đã được khai mạc.

  • CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.

  • Sáng ngày 9/6, tại Café Art Gallery Sông Như số 7/14 Nguyễn Công Trứ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh mang tên “ Mùa tháng sáu”. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Festival nghề truyền thống- Huế 2009.