Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nhà văn Vĩnh Nguyên

09:14 09/07/2009
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.

Nhà văn Vĩnh Nguyên (Ảnh: LVT)

 

Hai mươi tuổi, Vĩnh Nguyên nhập ngũ trở thành một chàng lính thủy đẹp trai và lãng mạn. Anh đã từng theo tàu chiến Hải quân đi tiếp tế cho bộ đội ở các đảo Cồn Cỏ, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ... Anh từng có mặt trên chiến hạm 171, tham gia trận đánh đầu tiên vào ngày 5 - 8 - 1965 ở sông Gianh... Thời đang còn là học sinh trường Đào Duy Từ (Đồng Hới), Vĩnh Nguyên đã say mê đọc sách. Anh ấp ủ, mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành nhà văn. Vì thế cho nên khi xuất ngũ, Vĩnh Nguyên làm đơn xin về Hội Văn nghệ Quảng Bình rồi được chọn đi học trường viết văn Nguyễn Du (khóa 7). Từ năm 1983 đến năm 1992 anh làm phóng viên, biên tập viên ở Tạp chí Sông Hương, sau đó chuyển qua công tác ở Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế đến khi nghỉ hưu. Cho đến nay, sau hơn ba mươi năm cầm bút anh đã xuất bản 4 tập văn xuôi, 1 tập trường ca, 6 tập thơ. Anh cũng đã được tặng giải thưởng văn học Cố đô (1990 - 1994), giải thưởng bút ký tuần báo Văn nghệ (1984).

Vĩnh Nguyên là một trong những cây bút viết bút ký hết sức năng động. Bút ký của Vĩnh Nguyên hơi dông dài, ít chất thơ nhưng bề bộn chất hiện thực. Điều đó được thể hiện khá rõ trong những thiên bút ký Vua trầm, Theo thuyền đánh cá mập, Ngày Valentine tôi dông xe ra Bắc...

Theo Vĩnh Nguyên, làm thơ còn khó hơn viết văn, “dù tư duy đến mấy, không có ẩn ức không viết được”. Đọc hàng trăm bài thơ của anh in trong các tập Mây đá nhớ nhau, Bài hát dòng suối mướp, Nết.... tôi thấy những bài anh viết do những ẩn ức nào đó đều có những câu, những đoạn khá hay. Ngồi trên bãi biển Nha Trang, nếu không ẩn ức bởi việc “em quay gót, rượu không buồn rót”, chắc gì anh viết được những câu thơ mà bạn bè thường nhắc nhở trong các cuộc vui: Tôi vùi chai rượu xuống lòng đêm/ Tạm biệt Nha Trang với câu thề trên cát ướt/ Hẹn ngày gặp lại bới chai lên!

Đọc Vĩnh Nguyên, nhiều người nhận xét cả thơ lẫn văn của anh có phần “thô ráp, gồ ghề” (chữ dùng của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật). Anh có lối viết “thẳng như ruột ngựa” không màu mè, hoa mỹ. Nhưng chính nhờ cái thô ráp, cái gồ ghề, “thẳng như ruột ngựa” ấy mà góp phần làm nên nét riêng của anh.
M.V.H


VĨNH NGUYÊN

Bài hát của con dế

Anh hát mãi về em
Ty ly tím nhỏ nơi bờ cỏ
Bông hoa kín đáo anh gặp lần đầu
Anh hát mãi về em anh hát mãi
Anh là con dế dại khờ lũ nhỏ bắt bỏ bao diêm

Anh hát mãi về em
Ty ly tím nhỏ lẫn khuất nơi bờ cỏ
Dòng sông bên trời
Dòng sông mang những bông hoa úa tàn qua mùa xuân bất tuyệt
Anh hát mãi về em, anh hát mãi
Anh là con dế dại khờ lũ nhỏ bắt bỏ bao diêm

Anh hát mãi về em
Ty ly tím nhỏ
Nơi hang đất anh đào có gọng me chua, có rễ cỏ ngái
Anh hát mãi về em sáng trưa chiều tối, sau buổi việc nhọc nhằn
Anh là con dế dại khờ lũ nhỏ bắt bỏ bao diêm
Anh hát mãi về em anh hát mãi
Anh hát mãi về em, ty ly, anh hát mãi
Cho đến khi xác khô lẩn khuất, nơi bờ cỏ em.


Đã đến lúc

Đã đến lúc tôi đi buôn cỏ may    
Với những người sống rỗng trong không gian rỗng
Họ ưa xoang cỏ may vào ống quần để nhổ và nhổ

Đã đến lúc tôi đi buôn vực thẳm
Để ngăn những con tàu tránh xa chốn hiểm
Tốt hơn là buôn luôn những con tàu

Tôi dũng mãnh tôi đầy ma lực
Tôi vừa thuyền trưởng vừa lái tàu
Có thể tính phương vị toạ độ dòng hải lưu gió dạt
Nhưng không thể tính định vị sóng thần
Gẫy gấp cột buồm - Nơi cả gia đình chống đỡ

Tôi cùng con tàu tơi tả dạt bờ sú vẹt
Bờ bãi nào hứng dạt các con tôi
Là thuỷ thủ giỏi tôi tin chúng vẫn sống

Và đương nhiên tôi đi buôn con tàu khoẻ hơn
Tôi biết tính hướng sóng nơi xảy ra thảm hoạ
Tôi tìm bằng được các con yêu!

Các con trở về trên con tàu bình yên
Tôi vừa con tàu vừa người mẹ
Chẳng lẽ bằng không, tôi trở buôn cỏ may, vực thẳm
hay buôn ông bầu diễn tuồng - chẳng lẽ?

                       
Tháng 1 - 2006   

Không đề 3

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
Thua cả đám liu chiu dế trũi, dế mèn
Là khi ta nằm dài đáy huyệt
Đám liu chiu cỏ dại mọc đè lên

Không ai tránh được giờ kết thúc
Đức Mẹ hiện ra đâu đó năm nào...
Người sùng đạo cứ tin là có thật
Còn người thường chỉ biết thương nhau

Anh và em trước sau gì cũng vậy
Lúc rễ cây hút tuỷ ống xương khô
Bao đốt xương ta rỗng như ống trúc
Ai còn hát theo chi vào những nấm mồ

Chỉ lạnh buốt những đốt rời lạnh buốt
Mạch nước ngầm năm tháng xói âm thầm
Rồi vụn nát trong lòng đất ướt
“Thân cát bụi sẽ thành...” người sùng đạo hãy còn tin!

Cuộc đời ta mới đi một nửa
Và nửa sau mới quý vô cùng
Chớ hờn dỗi vu vơ, chớ điên khùng gớm ghiếc
Cứ nói “em yêu anh” và ngược lại tốt hơn chăng?

Và bạn hỡi, chớ dong dài tham luận
Nó thừa ra khi ta hiểu nhau rồi
Và em nữa nói gì như cám rắc
Anh mịt mù giữa tăm tối - than ôi!

Đời ta rồi thua cả loài cỏ dại
Ta cứ tin như thế vững lòng hơn
Để bàn tay với bàn tay lại nắm
Và làn môi tìm tới nụ môi hôn.


(244/06-09)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.

  • Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

  • HOÀNG THỤY ANH Phan Ngọc đã từng nói: Thơ vốn dĩ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.

  • TRẦN THIỆN KHANH (Nhân đọc Phim đôi - tình tự chậm, Nxb. Thanh niên 2010)

  • LGT: Tuệ Nguyên, một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca. Trong chuyến xuyên Việt, anh đã ghé thăm tạp chí Sông Hương. Phóng viên Lê Minh Phong đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ trẻ này.

  • KHÁNH PHƯƠNG Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ và cả những suy lý.

  • HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…