Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế - Nhà thơ Mai Văn Hoan

14:16 20/11/2009
MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

Nhà thơ Mai Văn Hoan lúc mới vào nghề - Ảnh: maivanhoan.vnweblogs.com

Cho đến nay, Mai Văn Hoan đã xuất bản bảy tập thơ: Ảo ảnh (1988); Giai điệu thời gian (1989); Hồi âm (1991); Trăng mùa đông (1997); Giếng Tiên (2003); Lục bát thơ (2006); Điếu thuốc và que diêm (2009). Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Mai Văn Hoan “có lực đẩy của ngọn gió tàng hình, mở ra cánh cửa giấu kín bao bí mật của tình cảm. Ở đây, lồng lộng một khoảng trời mây cao; âm thầm một bình hoa độc sắc; và cũng có khi chỉ là một ảo ảnh không thể thiếu vắng trong đời…”. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật nhận xét: “Mai Văn Hoan viết về tình yêu với mong muốn thức dậy sức sống trong con người, hướng con người đi đến cái cốt cách cao thượng, xóa dần những thói ích kỉ, tầm thường…”.

Anh là thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận văn học. Những bài phê bình tiểu luận của anh đã được đăng tải trên các báo, tạp chí trong cả nước. Anh đã xuất bản: Cảm nhận thi ca (tập 1, 1991); Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử (1999); Cảm nhận thi ca (tập 2, 2008); Đôi nét chân dung hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế (2009).

Châm ngôn của anh: Sống chân thật, giản dị. Viết giản dị, chân thật.
Mai Văn Hoan tâm niệm:
Cứ nói điều gan ruột
Hay, dở có thời gian
Mong sao đừng bỏ cuộc
Dù còn chút hơi tàn!
                SH giới thiệu


MAI VĂN HOAN


Vết khắc trên bia mộ


Chỉ vậy thôi mà tôi đã khắc tên
Lên bia mộ của một người bất tử
Thi nhân hỡi, xin thi nhân lượng thứ
Phút ngông cuồng của một gã tình si

Cái tên tôi nào có nghĩa lý gì!
Nó hoang dã như bông lau ngọn cỏ
Tôi đã thu tên mình cho thật nhỏ
Và giấu vào chỗ góc khuất mép bia

Chẳng ai thèm để ý vết khắc kia
Nó xấu hổ nép mình trong im lặng
Tôi cầu mong có một chiều đẹp nắng
Thẩn thơ buồn, người ấy lạc đến đây

Trời sẽ xui nàng thấy vết khắc này
Để nàng biết thế là tôi đã đến
Nhưng tránh gặp người mà tôi yêu mến
Bởi sợ nàng tan vỡ giấc mơ tiên.

Chỉ vậy thôi mà tôi đã khắc tên
Lên bia mộ của một người bất tử
Thi nhân hỡi, xin thi nhân lượng thứ
Phút ngông cuồng của một gã tình si


Trách  chàng  Kim


Thật thà chi bấy chàng Kim
Trong đêm tái hợp đi tin lời Kiều
Nghĩ mình lưu lạc đã nhiều
Buộc lòng nàng phải nói điều thiệt hơn
Sao chàng không thấu nguồn cơn?
Để cho nàng tự vùi chôn đời mình!
Gặp nhau biết mấy là tình
Nhói đau tim chị... lặng nhìn duyên em
Trách chàng khéo chọn lời khen
Xót xa thân phận, Kiều thêm não lòng
Bấy lâu nàng vẫn thầm mong
“ Nhị đào thà bẻ...” mà không gặp người
Quả cau nhỏ, miếng trầu hôi
Sao không thắm lại nụ cười Xuân Hương?
Đoạn trường càng nghĩ càng thương
“ Đã tu tu trót...” còn hơn thế này!
Thức cùng nhau trọn đêm nay
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Sao chàng đã vội tin lời
Sao chàng đã vội buông xuôi hỡi chàng?
Xưa dở dang, nay dở dang...
Tình yêu ai nỡ tráo sang bạn bè?

Tưởng là hạnh phúc... ai dè...
Trách chàng nông nổi đi nghe lời Kiều!


Có một dòng sông


Có một dòng sông thơ ấu
Nước xanh in bóng con đò
Hồn tôi vẫn thường neo đậu
Mỗi khi sóng lớn, gió to

Có một dòng sông rực nắng
Nước xanh in bóng cánh buồm
Cánh buồm ước mơ đỏ thắm
Đưa tôi xuống biển, lên nguồn...

Có một dòng sông mờ tím
Nước xanh in bóng mẹ nghèo
Ánh mắt dịu hiền của mẹ
Lặng nhìn những đứa con yêu

Có một dòng sông huyền ảo
Nước xanh in bóng trăng sao
Thả mình trên dòng sông ấy
Như bơi giữa dòng ca dao!


(249/11-09)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.

  • Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)

  • Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.

  • 17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.

  • Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.

  • Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.

  • NGỌC THANH 

    Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

  • “Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.

  • ĐẶNG HUY GIANG

    Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

  • Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

  • BÍCH THU
    (Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)

    Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.

  • Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.

  • Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.

  • Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.

  • Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.

  • BỬU NAM

    Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)