Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế - Nhà thơ Mai Văn Hoan

14:16 20/11/2009
MAI VĂN HOANMai Văn Hoan sinh 20-1-1949, quê Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh và từng dạy ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971-1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973-1979), Hai Bà Trưng (1979-1985), Quốc Học (1985-2009). Anh từng tham gia bồi dưỡng hàng chục học sinh giỏi văn tỉnh Bình Trị Thiên (1979-1989), tỉnh Thừa Thiên Huế (1989-2009) đoạt giải Quốc gia. Một số học sinh của anh đã trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, cán bộ quản lý, nhà văn, nhà báo... nhưng vẫn “mãi mãi không thể nào quên những giờ dạy văn của thầy Mai Văn Hoan” như lời chị Lương Thị Bích Ngọc tâm sự trên VietNamNet.

Nhà thơ Mai Văn Hoan lúc mới vào nghề - Ảnh: maivanhoan.vnweblogs.com

Cho đến nay, Mai Văn Hoan đã xuất bản bảy tập thơ: Ảo ảnh (1988); Giai điệu thời gian (1989); Hồi âm (1991); Trăng mùa đông (1997); Giếng Tiên (2003); Lục bát thơ (2006); Điếu thuốc và que diêm (2009). Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Mai Văn Hoan “có lực đẩy của ngọn gió tàng hình, mở ra cánh cửa giấu kín bao bí mật của tình cảm. Ở đây, lồng lộng một khoảng trời mây cao; âm thầm một bình hoa độc sắc; và cũng có khi chỉ là một ảo ảnh không thể thiếu vắng trong đời…”. Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật nhận xét: “Mai Văn Hoan viết về tình yêu với mong muốn thức dậy sức sống trong con người, hướng con người đi đến cái cốt cách cao thượng, xóa dần những thói ích kỉ, tầm thường…”.

Anh là thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận văn học. Những bài phê bình tiểu luận của anh đã được đăng tải trên các báo, tạp chí trong cả nước. Anh đã xuất bản: Cảm nhận thi ca (tập 1, 1991); Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử (1999); Cảm nhận thi ca (tập 2, 2008); Đôi nét chân dung hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế (2009).

Châm ngôn của anh: Sống chân thật, giản dị. Viết giản dị, chân thật.
Mai Văn Hoan tâm niệm:
Cứ nói điều gan ruột
Hay, dở có thời gian
Mong sao đừng bỏ cuộc
Dù còn chút hơi tàn!
                SH giới thiệu


MAI VĂN HOAN


Vết khắc trên bia mộ


Chỉ vậy thôi mà tôi đã khắc tên
Lên bia mộ của một người bất tử
Thi nhân hỡi, xin thi nhân lượng thứ
Phút ngông cuồng của một gã tình si

Cái tên tôi nào có nghĩa lý gì!
Nó hoang dã như bông lau ngọn cỏ
Tôi đã thu tên mình cho thật nhỏ
Và giấu vào chỗ góc khuất mép bia

Chẳng ai thèm để ý vết khắc kia
Nó xấu hổ nép mình trong im lặng
Tôi cầu mong có một chiều đẹp nắng
Thẩn thơ buồn, người ấy lạc đến đây

Trời sẽ xui nàng thấy vết khắc này
Để nàng biết thế là tôi đã đến
Nhưng tránh gặp người mà tôi yêu mến
Bởi sợ nàng tan vỡ giấc mơ tiên.

Chỉ vậy thôi mà tôi đã khắc tên
Lên bia mộ của một người bất tử
Thi nhân hỡi, xin thi nhân lượng thứ
Phút ngông cuồng của một gã tình si


Trách  chàng  Kim


Thật thà chi bấy chàng Kim
Trong đêm tái hợp đi tin lời Kiều
Nghĩ mình lưu lạc đã nhiều
Buộc lòng nàng phải nói điều thiệt hơn
Sao chàng không thấu nguồn cơn?
Để cho nàng tự vùi chôn đời mình!
Gặp nhau biết mấy là tình
Nhói đau tim chị... lặng nhìn duyên em
Trách chàng khéo chọn lời khen
Xót xa thân phận, Kiều thêm não lòng
Bấy lâu nàng vẫn thầm mong
“ Nhị đào thà bẻ...” mà không gặp người
Quả cau nhỏ, miếng trầu hôi
Sao không thắm lại nụ cười Xuân Hương?
Đoạn trường càng nghĩ càng thương
“ Đã tu tu trót...” còn hơn thế này!
Thức cùng nhau trọn đêm nay
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Sao chàng đã vội tin lời
Sao chàng đã vội buông xuôi hỡi chàng?
Xưa dở dang, nay dở dang...
Tình yêu ai nỡ tráo sang bạn bè?

Tưởng là hạnh phúc... ai dè...
Trách chàng nông nổi đi nghe lời Kiều!


Có một dòng sông


Có một dòng sông thơ ấu
Nước xanh in bóng con đò
Hồn tôi vẫn thường neo đậu
Mỗi khi sóng lớn, gió to

Có một dòng sông rực nắng
Nước xanh in bóng cánh buồm
Cánh buồm ước mơ đỏ thắm
Đưa tôi xuống biển, lên nguồn...

Có một dòng sông mờ tím
Nước xanh in bóng mẹ nghèo
Ánh mắt dịu hiền của mẹ
Lặng nhìn những đứa con yêu

Có một dòng sông huyền ảo
Nước xanh in bóng trăng sao
Thả mình trên dòng sông ấy
Như bơi giữa dòng ca dao!


(249/11-09)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.