Giới thiệu các tác giả thuộc chi hội nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế

17:06 01/04/2009
Trong đội ngũ những người hoạt động văn nghệ tại Thừa Thiên Huế, bên cạnh các Hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Âm nhạc…) có một tổ chức gọi là “Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế”(CHNV).

17 thành viên của CHNV tại TTHuế

CHNV là tổ chức trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, bao gồm các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại một tỉnh hay liên tỉnh. CHNV có nhiệm vụ phối hợp hoạt động với các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, thực hiện các công việc sau đây:

- Triển khai các chủ trương, nghị quyết của Ban chấp hành giữa hai kỳ đại hội; - Sáng tác những tác phẩm văn học và tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật ở địa phương; - Tham gia giới thiệu hội viên mới, giới thiệu các tác giả, tác phẩm để xét tặng các giải thưởng  văn học của Hội, của Nhà nước.

Tiền thân của CHNV tại Thừa Thiên Huế là CHNV Bình Trị Thiên được thành lập năm 1985, do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là Chi hội trưởng. Đây là CHNV được thành lập đầu tiên trong cả nước. Hiện nay CHNV tại Thừa Thiên Huế có 17 thành viên: Lâm Mỹ Dạ, Nguyễn Khoa Điềm, Hồ Thế Hà, Nguyễn Quang Hà, Văn Cầm Hải, Mai Văn Hoan, Hà Khánh Linh, Trần Thuỳ Mai, Ngô Minh, Vĩnh Nguyên, Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê, Võ Quê, Nguyễn Khắc Thạch, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vĩ, Nguyễn Đắc Xuân. Ban chấp hành CHNV do Đại hội chi hội nhiệm kỳ 2005-2010 bầu ra gồm có 4 người: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Khắc Phê (Chi hội trưởng), Võ Quê và Tô Nhuận Vỹ. Tất cả thành viên của CHNV đồng thời là hội viên của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.

Danh hiệu Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam không phải là một “bảo đảm” về chất lượng hay sự “xếp hạng” nhà văn và những tác phẩm của họ - có người không phải là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc không phải là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên  Huế, nhưng tên tuổi và tác phẩm của họ vẫn được dư luận chú ý. Tuy vậy, hầu hết những thành viên của CHNV là những cây bút có nhiều thành tựu, đóng góp đáng kể vào phong trào văn nghệ của Thừa Thiên Huế cũng như của cả nước. Từ số này, Tạp chí Sông Hương sẽ lần lượt giới thiệu chân dung và tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nói trên, để bạn đọc có cái nhìn một cách có hệ thống. Mở đầu loạt bài giới thiệu “tác giả và tác phẩm” các thành viên thuộc CHNV tại Thừa Thiên Huế, nhân ngày 8/3, “SÔNG HƯƠNG” giới thiệu cùng bạn đọc 3 nữ sĩ: Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Thùy Mai, Hà Khánh Linh.

    N.K.P

(241/03-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN DUY TỪ

    Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố

  • PHẠM ĐỨC DƯƠNG

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

  • CAO QUẢNG VĂN

    “Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
    Huế ở trong lòng người phương xa…”

  • TRỊNH SƠN

    Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

  • BÙI VĂN NAM SƠN

    Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.

  • YẾN THANH

    (Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)

  • PHAN NAM SINH

    (bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)

  • Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN

    Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

  • LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.

  • ĐẶNG TIẾN

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.

  • VÕ TẤN CƯỜNG

    Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…

  • TÔ NHUẬN VỸ
    (Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

    Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

    Anh không thấy thời gian trôi...
    Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.