Giỗ Tổ Hùng Vương: Sôi động Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì

09:10 03/04/2017

Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 1/4 (tức 5/3 âm lịch), Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.

Các diễn viên tham gia biểu diễn tại Lễ hội dân gian đường phố. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì được tổ chức nhằm khơi dậy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và các thế hệ cha ông trong lịch sử dân tộc Việt Nam; qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.

Đây cũng là dịp tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân thành phố và du khách về tham gia lễ hội, phản ảnh rõ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương, góp phần tạo thêm nhiều mảng màu tươi sáng trong bức tranh tổng quát về văn hóa dân gian thành phố Việt Trì nói riêng, của tỉnh Phú Thọ nói chung; tôn vinh các di sản văn hóa, quảng bá tiềm năng và các sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của thành phố Việt Trì, nhằm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố.

Đúng 19 giờ 45 phút, Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 bắt đầu diễu hành, biểu diễn của hơn 1.800 diễn viên, nghệ nhân văn hóa dân gian đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Mở đầu diễu hành là đội rồng, lân, cùng đội cờ hồng, cờ hội của 100 nam thanh niên tượng trưng cho 100 con lạc, cháu hồng tạo nên không khí tưng bừng cho lễ hội.

Đặc biệt, đoàn xe tham gia diễu hành với các mô hình biểu trưng về thời đại Hùng Vương và xây dựng, phát triển của thành phố Việt Trì tạo thêm cho Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì lộng lẫy, lung linh sắc màu.

Nhiều tiết mục biểu diễn của các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tái diễn những động tác minh họa trong các tích, các trò dân gian truyền thống vùng Đất Tổ và sự phát triển của thành phố Việt Trì như: Vua Hùng dạy dân cấy lúa, cướp bông ném chài, bơi chải... tạo thêm sức hấp dẫn của lễ hội.

Với tiếng chuông, tiếng nhạc rộn ràng, cùng với sắc màu rực rỡ của trang phục, cờ hoa, Lễ hội đường phố đã tạo nên không khí sôi động thu hút đông đảo người dân đứng hai bên đường cổ vũ khi đoàn diễu hành đi qua.

Ngay sau Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì, đúng 20 giờ 30 phút, cũng tại sân khấu quảng trường công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với Chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương."

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, phong phú với 3 phần: Phần 1 mang tựa đề Linh thiêng Đất tổ Hùng Vương; phần 2, Di sản các miền quê; phần 3, Rạng ngời quê hương đất nước.

Đặc biệt, các tiết mục đặc sắc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của 6 tỉnh, thành phố gồm Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình, Bến Tre, Bình Phước, Vĩnh Phúc cũng được các nghệ sỹ thể hiện sâu sắc.

Chương trình nghệ thuật được tổ chức nhằm tôn vinh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đồng thời giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, cảnh sắc, thiên nhiên con người quê hương Đất Tổ, chào đón du khách về với cội nguồn các dân tộc Việt Nam; khẳng định trách nhiệm của dân tộc trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của nhân loại; giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn," củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển.

Theo Lâm Đào An - TTXVN/Vietnam+

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
    Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.

  • Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
    "Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).

  • Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.

  • Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).

  • Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

  • Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

  • Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

  • “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.

  • TRẦN VIẾT NGẠC

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

  • TÔN THẤT BÌNH

    Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".

  • Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.

  • TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.

  • NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.

  • TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BASau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở qui mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.