Ngày 3/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại sân khấu hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017 đã tổ chức Hội Sách đất Tổ năm 2017.
Người dân đến tham quan và tìm mua sách tại lễ hội. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN
Dịp này, tỉnh Phú Thọ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với quy mô hoành tráng từ thành phố Việt Trì kéo dài đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Hội Sách đất Tổ năm 2017 có sự tham gia của 17 đơn vị là các nhà xuất bản, công ty sách, công ty phát hành, công ty hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, truyền thông trong tỉnh và trên cả nước, trong đó có nhiều nhà sách, nhà xuất bản uy tín như: Nhà xuất bản Kim Đồng, Công ty cổ phần sách Thái Hà, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam… với khoảng 20.000 tên sách, 500.000 bản sách được trưng bày và bán tại các gian hàng.
Ngoài hoạt động trưng bày, bán sách, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm… Ban tổ chức Hội Sách đất Tổ năm 2017 còn tổ chức tọa đàm, nói chuyện, giới thiệu về sách, ký tặng sách... Đặc biệt, các đơn vị tham gia sẽ có nhiều chương trình ưu đãi với nhiều phần quà, tặng phẩm ý nghĩa dành tặng cho bạn đọc khi tham quan, mua sách tại Hội Sách đất Tổ năm 2017. Hội Sách đất Tổ năm 2017 sẽ kết thúc vào ngày 6/4.
![]() Đông đảo học sinh trên địa bàn thành phố đến tham quan và tìm mua sách. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN |
Cùng ngày, tại Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Phú Thọ và khu vực sân khấu hồ Công viên Văn Lang đã diễn ra Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi và biểu diễn ca múa nhạc, hát chèo do thành phố Việt Trì (Phú Thọ) và tỉnh Thái Bình biểu diễn. Chương trình thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến xem.
Tại trung tâm Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra chương trình ca múa nhạc do tỉnh Vĩnh Phúc biểu diễn; Lễ dâng bánh giầy của đoàn văn hóa dân gian thành phố Hà Nội và lễ dâng bánh chưng của đoàn văn hóa dân gian huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Ngoài ra, còn có các hoạt động như Hội trại văn hóa, Liên hoan văn nghệ quần chúng, hát Xoan và dân ca Phú Thọ phục vụ du khách tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng…
Ngày 4/4, trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2017 sẽ diễn ra các hoạt động khác như: Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn và các xã vùng ven; Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy Phú Thọ mở rộng lần thứ V. Buổi tối sẽ diễn ra Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương năm 2017…
Theo Tạ Văn Toàn - TTXVN
Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.
Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.
TÔN THẤT BÌNH
Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
"Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).
Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.
Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).
Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.
Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.
“21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.
TRẦN VIẾT NGẠC
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!
TÔN THẤT BÌNH
Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".
Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.
MAI KHẮC ỨNG
Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.
TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.
NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.
TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.
NGUYỄN PHÚC VĨNH BASau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở qui mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.