Câu chuyện lịch sử
Vì sự bền chắc của nó, giấy còn được chế tác làm giấy sắc phong cho các triều đình nhà nước phong kiến. Hà Nội có dòng họ Lại ở làng Nghĩa Đô nổi danh về nghề làm giấy Long Đằng này (long đằng, có nghĩa là rồng đang bay : đằng vân - giá vũ). Giấy dó thủ công có độ bền trăm năm ngàn năm. Những sắc phong đình làng của các triều vua cách đây dăm bảy trăm năm còn đến ngày nay mở ra vẫn như mới. Đó là minh chứng rõ nhất. Người làng Đông Hồ từ lâu đã biết làm ra giấy dó điệp để in tranh. Điệp là vỏ những con điệp, một loài nhuyễn thể ở vùng nước lợ đã chết đọng thành vỉa. Người ta khai thác đem về cho vào cối giã rồi lọc phơi, nắm lại thành từng nắm to bằng vốc tay. Điệp giã nhỏ được thái vào nồi hồ loãng, quấy đều. Dùng chổi làm bằng gỗ thông nhúng vào quét lên mặt dó, sau đấy áp tờ giấy lên bờ tường phơi nắng cho khô rồi bóc ra. Thế là ta đã có tờ giấy dó điệp.
Theo họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, họa sĩ và cũng là nhà nghiên cứu mĩ thuật, thì anh khẳng định, dó điệp là sản phẩm thuần Việt, dùng để in tranh khắc Đông Hồ.
Trước đây họa sĩ chỉ dùng giấy dó để ghi chép. Độ thấm nước của giấy điềm đạm hơn giấy Xuyên( xuyến chỉ) của Trung Quốc. Người ta không coi nó là chất liệu của hội họa. Sau này dó được các họa sĩ dùng để vẽ tranh thấy hiệu quả không hề thua kém các chất liệu khác mà độ bền của dó tưởng là mỏng manh lại bất chấp thời gian, bền hơn cả sơn dầu và sơn mài, nếu biết cách giữ cho khô ráo vì nó không phải giấy công nghiệp, không có độ kiềm, không tự hủy.
Tranh giấy dó để càng lâu, màu càng thắm. Những hạt màu siêu nhỏ đọng trên mặt giấy lâu ngày thẩm thấu sang nhau tạo nên những màu kì ảo mà tay người nhiều khi không làm được, gọi là tranh “lên men”. Những tranh Đông Hồ để lâu ba bốn mươi năm nay cho thấy rõ điều đó.
Thuở theo học tại trường Yết Kiêu, khi xem bức ký họa mực nho của thày Nguyễn Trọng Hợp vẽ một góc chùa Bút Tháp, tôi thấy đẹp lạ lùng, và từ đấy lặng lẽ đi vào chất liệu này. Đến nay đã ngoài hai mấy năm tôi đi với giấy dó và thể nghiệm đủ thứ về dó, và nhận ra những hiệu quả bất ngờ từ dó. Không dám nói là đã đạt được được gì lớn lao, nhưng đã có những tranh đẹp trên dó.
Đã có thời giấy dó lên ngôi, tranh giấy dó được người nước ngoài sưu tập tạo nên trào lưu “tranh dó”. Khi đã nhà nhà vẽ dó, người người vẽ dó thì hậu quả thế nào mọi người đã biết. Thói adua và tâm lí bầy đàn ( cả người mua lẫn người vẽ) cộng với thói hám lợi mì ăn liền của kinh tế thị trường đã làm hỏng dần đi chất lượng tranh trước mắt người sưu tập. Cuối cùng giấy dó lại trở về sống âm thầm cùng chất liệu lụa vang bóng một thời.
Thầm thĩ như tiếng đàn bầu, duyên sâu và nặng, dó là vậy. Rõ ràng giấy dó là tấm giấy thông hành của cha ông mình cấp cho để ta có thể ngồi chung chiếu với mĩ thuật thời hội nhập cùng các quốc gia trên thế giới. Nhưng chính chúng ta vẫn coi thường chất liệu có giá trị này.
Nhưng cũng cần nói thêm giấy dó bây giờ hàm lượng sợi dó nguyên chất ít, dó bị pha thêm bột giấy nên giấy không dai, dễ mủn nát khi gặp nước. Dó nguyên chất, mặt dó mịn như lụa, màu sữa ngà, xé được tờ dó cũng không dễ. Tờ dó kép 7 mà người ta có thể dễ dàng bóc được ra từng lớp mà không bị xước rách. Dó bán trên thị trường hiện không được chất lượng như vậy.
Cách dùng giấy dó
Giấy dó để càng lâu vẽ càng hay. Thời tiết của ta nóng ẩm hai mùa, mùa nồm dó ngậm nước giãn ra, mùa hanh heo dó lại khô nòm. Cứ khô ướt như thế đến chừng mười năm trở ra thì tờ giấy ổn định, mềm ra. Lúc ấy dó ăn mực ăn màu điềm đạm, độ loang thấm có thể điều khiển theo ý mình, vẽ đến đâu êm ru đến đó.
Dó mới ra lò thường đanh cứng vì trong giấy còn lớp hồ nhớt kết dính còn mới, chưa tản đều, nên mặt giấy đanh, làm cho độ thấm nước bị hạn chế. Cho nên người vẽ dó thường mua trữ giấy hàng năm để dành. Còn khi vẽ thì dùng giấy mười lăm năm hoặc hai mươi năm tuổi.
Khi nắm được tính nết của dó thì muốn vẽ mềm mại hoặc đanh cứng, hoặc mờ ảo đều có thể điều khiển được. Chỉ có điều dó giống tính người phương Đông, ôn tồn nhẫn nại thì được việc, nôn nóng sốt ruột thường hỏng ăn. Lúc buồn bực hoặc có việc gì đang vướng bận trong đầu, tinh thần không tập trung thì đừng sờ mó vào dó. Còn khi đã quen với dó, trong lòng thanh thản, lại đang hứng bút thì dù giấy mới ra lò người vẽ cũng khắc phục dễ dàng.
Dó khác với lụa, vẽ trên dó khó hơn vẽ trên lụa vì khi đã sa bút lỡ tay bị lỗi thì khó khắc phục hơn lụa. Đúng ra là không thể khắc phục. Vì không thể phủ màu bột lên chỗ hỏng. Phủ màu bột mặt tranh sẽ bì, nếu bột nhiều keo thì keo sẽ làm bết mặt giấy, không còn giữ được vẻ óng ả mượt mà của mặt dó nữa. Vẽ dó cũng là lối nhuộm màu nhẹ nhàng lên giấy. Xem tranh người ta còn có thể nhìn thấy sợi giấy.
Muốn vẽ dó cho đẹp, trước ngày vẽ đem bỏ giấy xuống gậm giường, nhà đất càng tốt để cho giấy ngậm nước trong không khí mềm ra. Cũng có thể dùng ống phun, phun nhẹ một lớp nước lên mặt giấy rồi ép chồng lên nhau, tờ khô tờ ướt để một hai ngày mới vẽ càng tốt. In tranh khắc gỗ cũng chuẩn bị như vậy, trừ giấy dó điệp là không được để ẩm , sẽ bị bong khi in.
Do vậy tranh dó bao giờ trông cũng nhẹ nhàng mềm mại óng chuốt, ưa nhìn.
Khi vẽ bột màu hay tempera, sơn dầu hoặc acrylic lên dó thì giấy dó chỉ còn là vai trò làm đế tranh, mặt giấy không còn tham gia vào vai trò tạo hình nữa, vì các chất liệu màu đặc trên đã phủ lấp toàn bộ mặt giấy. Cho nên không thể gọi đó là tranh dó nữa.
Giấy dó điệp có bề mặt lát kín, không hở mặt dó. Mặt điệp óng ánh chỉ để in tranh khắc là đẹp, còn vẽ màu nước hoặc màu bột lên thì không hiệu quả. Có thể nói dó điệp là sáng tạo đặc biệt chỉ cho việc in tranh khắc gỗ dân gian xa xưa của ông cha ta đạt hiệu quả cao nhất về thẩm mĩ.
Còn vẽ màu bột lên giấy dó, dù mặt dó bị bít kín, nhưng có khác một số chất liệu trên vì tranh bột vẫn ngấm hơi ẩm, cũng khô ướt theo mùa, nên những hạt màu vì thế mà thẩm thấu sang nhau , tạo nên những sắc lạ mà lúc đầu vẽ chưa thấy. Đó là hiện tượng đã ngấu màu, tranh thêm độ quí. Độ hút nước của dó rất lớn nên vẽ bột màu lên dó màu rất bám và trong trẻo, tranh dễ đẹp. Họạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm trước đây có vẽ tranh con giống lên dó, ông giữ tranh lâu, có nhiều bức màu lên men rất đẹp.
Theo Đỗ Đức ( TCMT)
|
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Sự phát triển của nghệ thuật là sự phát triển của sự trừu tượng, và sự phát triển của sự trừu tượng là sự di chuyển vào trong một thứ ngôn ngữ vô hình.
(Ian Wilson)
LÊ TỪ HIỂN
NGUYỄN HUY THIỆP
Khi gặp nhiều nhà văn ở ta, tôi thường ngạc nhiên trước thái độ khinh bạc của họ với lý luận phê bình văn học. Tôi không thích thái độ khinh bạc ấy, mặc dù thái độ ấy của họ có thể giải thích được.
VÕ CÔNG LIÊM
Giữa vô thức của thiền và vô thức của khoa phân tâm triết học, hẳn có những điểm khác biệt rõ rệt. Bởi Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) mang nặng tính chất vô thức (unconscious) nhưng thực chất là hữu thức.
TIMOTHY STEELE
Năm 1930, một nhà báo hỏi Mahatma Gandhi rằng ông nghĩ gì về văn minh cận đại, nhà lãnh đạo tinh thần, triết gia chính trị vĩ đại này trả lời, “Đấy là một ý kiến hay.”
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
PTS NGUYỄN NGỌC THIỆN
Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (năm 1987) đã nêu lên những tư tưởng cơ bản cực kỳ quan trọng về bản chất của văn học, đặc thù của sáng tạo và tiếp nhận văn học... nhằm “đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”.
ĐỖ ĐỨC HIỂU
“Đọc văn chương” là một khoa học. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần có nhiều cách ứng xử trước tác phẩm văn chương.
ĐỖ LAI THÚY
"Thế hệ nhà văn sau 75” thường được dùng như một (cụm) từ - chìa khóa để mở vào nghiên cứu các nhà văn, rộng ra cả văn học, từ sau 1975 đến.
VĂN THÀNH LÊ
Tôi đến với văn chương vô cùng hồn nhiên. Như mọi đứa trẻ quê quen leo đồi lội ruộng, chơi đủ trò trên đồng dưới bãi, tôi còn bày đặt ngẩn ngơ chế những câu có vần có vè cho lũ bạn mục đồng cùng đọc lên chọc lỗ nhĩ chơi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Mở đầu bài viết này, chúng tôi xin nói đến hai sự kiện văn học diễn ra gần đây.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng ta có thể nghĩ, hiểu và làm văn học theo cách riêng mà mỗi cá nhân có thể tạo lập và mục đích cuối cùng là phụng hiến cho nền văn học với những giá trị phổ quát.
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Cho đến năm 2013, tôi mới bắt đầu chính thức cầm bút. Tôi miệt mài viết trong 3 năm liền, giống như một cuộc chơi càng viết càng đam mê, có lúc cảm chừng như không đủ thời gian còn lại để viết tất cả những gì mình muốn, song hành cả thơ và truyện ngắn với lối sử dụng bút pháp đa dạng, khi tả thực, khi tượng trưng, lúc huyền ảo, thơ cũng như truyện.
TRU SA
Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ theo văn chương. Trước đây là thế và bây giờ vẫn vậy, những gì tôi làm chỉ là viết xuống giấy những thứ sinh sôi trong cơ thể mình.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Với văn chương, tôi không biết phải nói về nó như thế nào, về việc bén duyên, hay hoàn cảnh thôi thúc tôi đến với nó. Những ý niệm này, có đôi lần tôi đã lẩn thẩn nghĩ đến, thỉnh thoảng băn khoăn một chút, rồi thì mọi sự dường như diễn tiến theo một cách nào đó tôi cũng không nắm bắt được nữa. Tự nhiên nhi nhiên vậy.
Như thường lệ, vào số báo đầu năm mới, Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc những tiếng nói của các cây bút trẻ. Đó là những tiếng nói đầy nhiệt huyết trong khu vườn sáng tạo. Những tiếng nói ấy chứa đựng trong mình biết bao khát vọng cất tiếng, khát vọng cách tân để đưa nghệ thuật làm tròn bổn phận của nó: Làm ra cái mới.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
Sau đổi mới, năm 1986, Việt Nam tăng tốc mở rộng kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho môi trường bị biến đổi.
NGUYỄN QUANG HUY
Truyện Nôm bác học đã và đang được quan tâm soi chiếu từ nhiều hướng, nhiều phương pháp. Trong quá trình quan sát và khảo tả, phân tích đối tượng này, chúng tôi thấy có sự lặp lại đáng chú ý hiện tượng thân phận con người.