DƯƠNG PHƯỚC THU
Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.
Bài đăng trên Việt - Nam Tân báo
Những năm ấy chức danh đứng đầu bộ máy hành chính thành phố Huế do người Pháp lập ra gọi là đốc lý, và họ độc quyền nắm giữ chức vụ này, viên Công sứ Pháp ở phủ Thừa Thiên trực tiếp kiêm nhiệm. Giúp việc cho đốc lý có Phó Công sứ. Ngoài ra, còn có một Hội đồng thành phố được lập nên cũng do viên đốc lý người Pháp làm chủ tịch.
Sau cuộc đảo chính của người Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập vào tháng 4/1945; theo sự đề cử của Nội các ấy, vua Bảo đại đã ký Chỉ dụ bổ nhiệm Giáo sư Nguyễn Lân tức nhà văn Từ Ngọc, đang dạy học ở trường Khải định sung làm đốc lý thành phố Thuận Hóa. Theo Chỉ dụ số 78 ngày 24/5/1945, thì “Ông Nguyễn Lân, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, hiện là Giáo sư trường Trung học Khải Định, sung lãnh chức Đốc lý thành phố Thuận Hóa và ông Bửu Hiệp, Y khoa Bác sĩ sung lãnh chức Phó Đốc lý”.
Hiểu như lối nay thì Giáo sư Nguyễn Lân là người Việt Nam đầu tiên làm Chủ tịch của thành phố Huế. Mặc dù Giáo sư đảm nhận chức vụ này mới chỉ gần ba tháng thì Cách mạng tháng Tám thành công; dưới vai trò của một nhà trí thức đứng đầu thành phố Giáo sư đã làm được khá nhiều việc ích lợi cho Huế.
Buổi nhậm chức đốc lý, Giáo sư Nguyễn Lân đã có bài phát biểu tâm huyết với nhân dân Thuận Hóa, ông cam kết nhanh chóng thiết lập bộ máy điều hành, chấn chỉnh đô thị, đổi những đường phố mang tên Tây sang tên danh nhân người Việt, sửa sang cầu cống, thuế khóa, cải cách tư pháp, lập nhà tế bần giúp người nghèo khó, kiên quyết xóa bỏ những tệ nạn xã hội, đồng thời ban hành những chủ trương tiến bộ nhằm đưa Thuận Hóa từng bước đi vào ổn định, nhân dân có cuộc sống tử tế hơn. để bạn đọc hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở Huế, chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn “Lời tuyên bố của ông Đốc lý mới thành phố Thuận Hóa”, tư liệu vừa tìm thấy được in trên Việt Nam Tân Báo(1) xuất bản tại Huế.
“Lời tuyên bố của ông Đốc lý mới thành phố Thuận Hóa”
“Bản chức, mới mang ơn Thánh Thượng giáng Chỉ cho làm đốc lý thành phố Thuận Hóa.
“Khi bắt đầu nhận việc bản chức muốn tuyên bố bản chương trình tối thiểu sau đây, mong bà con trong thành phố, sẽ giúp bản chức làm tròn phận sự, để khỏi phụ lòng tín nhiệm của đức Kim Thượng, lòng ủy thác của Nội các và lòng mong mỏi của nhân dân:
1. Tẩy trừ các dấu vết của người Pháp: đổi tên các đường phố; sửa lại đài trận vong tướng sĩ thành một đài kỷ niệm ngày tuyên bố độc lập;
2. Bài trừ nạn cờ bạc: trong lúc này, dù là đàn ông hay đàn bà dù ở bất cứ địa vị nào, mà tụm năm tụm ba say mê với con bài lá bạc thì sẽ bị bắt giải tòa, và sẽ bị nghiêm trị;
3. Bài trừ nạn chợ đen;
4. Bài trừ nạn ăn mày: sẽ cộng tác với Hội đồng Cứu tế trung ương làm những nhà dục anh và tế bần, để bắt kẻ nghèo học nghề và làm việc;
5. Bài trừ nạn hối lộ: người nào định đút lót kẻ thừa hành chức vụ cũng như những kẻ ăn tiền hối lộ đều bị giải tòa, kết án rất nặng;
6. Tổ chức lại ngạch cảnh sát để giữ gìn trật tự;
7. Chăm lo việc vệ sinh chung: đặt chỗ đổ rác; sửa các cống, rãnh, cấm phóng uế ở vệ đường, ở bờ sông và ở các hầm trú ẩn (những kẻ tầm bậy sẽ bị phạt tiền, và, nếu tái phạm sẽ bị đeo biển dẫn đi qua các phố;
8. Sửa lại đường sá, tùy theo ngân sách;
9. đặt một Hội đồng thành phố gồm có những người nhiệt tâm ở các giới;
10. Phân phát các thực phẩm cho công bằng; người nào khai gian thẻ hạn chế khẩu lương sẽ bị giải tòa kết án thực nặng;
11. Kiểm soát việc đánh thuế chợ cho công bằng;
12. Tổ chức lại các phạn điếm bình dân;
13. Nhờ các bạn thanh niên dùng thì giờ rảnh làm các việc công ích: đào lỗ trú ẩn từng người; trồng khoai sắn ở hai bờ sông và ở các đất hoang để nuôi kẻ nghèo, đi khất thực giúp Ban Cứu tế; làm đồ thủ công bán lấy tiền giúp kẻ nghèo.
14. Kiểm soát việc đo lường trong thành phố cho được công bằng và khuyên nhân dân nên theo mét hệ;
15. Tổ chức lại việc phòng thủ thụ động.
Những công việc ấy, bản chức sẽ tùy theo quyền hạn mà cố gắng làm cho đầy đủ. Nhưng có kết quả hay không cũng nhờ ở tấm lòng thành thực và sốt sắng của dân thành phố đối với việc công.
Không lúc nào bằng lúc này, nhà cầm quyền và nhân dân phải đứng vào công tác; không lúc nào bằng lúc này, ta phải khuyên nhau: hăng hái làm việc và tuân theo kỷ luật!
Riêng phần bản chức, bản chức sẽ lấy câu sau này của đức Trần Hưng đạo làm câu châm ngôn cho việc cai trị: “Phép nước không nể tình thân!”.
Thuận Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 1945 đốc lý Nguyễn Lân”.
Cũng theo Việt Nam Tân Báo công bố, kể từ ngày 6/6/1945, đốc lý Nguyễn Lân đã cho đổi 40 đường phố và công viên mang tên Tây sang tên Việt, như rue Paul Bert thành đường Trần Hưng đạo, rue Bobillot thành đường Nguyễn Tri Phương, rue Chaigneau thành đường Lý Thường Kiệt… Sau thành phố Huế chừng hơn một tháng, các thành phố đà Nẵng, Hà Tĩnh, Vinh, Thành Hóa, Hà Nội cũng lần lượt đổi tên như vậy.
70 năm sau có dịp đọc lại lời Tuyên bố này của Giáo sư Nguyễn Lân người ta thấy có nhiều điểm tiến bộ giàu tính nhân văn mà nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc quản lý đô thị và văn hóa Huế.
![]() |
Giáo sư Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề - Ảnh: internet |
Vài nét về Đốc lý Nguyễn Lân
Giáo sư, nhà văn Nguyễn Lân, bút danh Từ Ngọc, sinh ngày 14/6/1906, ở Ngọc Lập, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Thuở trẻ ông học ở Hưng Yên, rồi lên trường Bưởi, Hà Nội, năm 1929 vào Trường Cao đẳng Sư phạm đông Dương.
Năm 1932, ông tốt nghiệp Ban Văn chương trường sư phạm này, rồi vào Kinh đô Huế dạy tại các trường Quốc Học, đồng Khánh, Bách công Kỹ nghệ cho đến đầu năm 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám ông được giao trọng trách giữ chức Trưởng ty Giáo dục tỉnh Thừa Thiên kiêm Phó Giám đốc Nha học chánh Trung Bộ. Khi toàn quốc kháng chiến ông chuyển ra dạy ở miền Bắc. Năm 1951 làm Giám đốc Giáo dục Liên khu X, Liên khu Việt Bắc rồi sang dạy ở Trường Sư phạm cao cấp khu học xá Nam Ninh ở Trung Quốc.
Sau Hiệp định Genève về Việt Nam, hòa bình được tái lập, Giáo sư về dạy tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, giữ chức Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý giáo dục đến năm 1971 mới về hưu.
Ngoài chức phận một nhà giáo, nhà báo, Nguyễn Lân còn là một tiểu thuyết gia sớm nổi tiếng trên văn đàn ngay khi tiểu thuyết Cậu bé nhà quê xuất bản năm 1925 với bút danh Từ Ngọc.
Nguyễn Lân là chủ nhân của những tác phẩm, công trình chính:
Về sáng tác: Cậu bé nhà quê (1925); Khói hương (1935); Ngược dòng (1936); Truyện ngắn Từ Ngọc (gồm một số truyện ngắn, 1936); Hai ngả (1938)...
Về biên khảo: Nguyễn Trường Tộ (1941); Để tìm hiểu Gorki (1958); Khảo thích truyện Trê Cóc (1959); Ngữ pháp Việt Nam (1959); Lịch sử Giáo dục học thế giới (1958); Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa (1960); Giảng dạy trên lớp (1961); Giáo trình giáo dục học (1961); Quy chế thực tập sư phạm (1962)…
Về từ điển: Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)…
Giáo sư Nguyễn Lân suốt đời tận tụy gần 70 năm với thiên chức cao quý của một nhà sư phạm, một nhà văn, nhà biên soạn từ điển và có lẽ toàn diện và đầy đủ hơn khi gọi ông là một nhà văn hóa.
Do thành quả và lao động học thuật của mình, Giáo sư được đảng, Nhà nước Việt Nam tặng thưởng một số huân chương cao quý, trong đó có danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Giáo sư qua đời ngày 7/8/2003, tại Hà Nội, thọ 97 tuổi.
Cũng xin được nói thêm về một giai đoạn lịch sử sau tháng 8/1945, mà có lẽ ít người biết rằng Giáo sư Nguyễn Lân đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng của chính quyền cách mạng còn non trẻ ở Huế. Riêng với lĩnh vực văn học nghệ thuật, thì tại đại hội họp ngày 6/11/1945, tổ chức ở Phủ Tôn Nhơn cũ, đã bầu nhà văn Nguyễn Lân Từ Ngọc làm Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Trung Bộ(2).
Như vậy, Giáo sư Nguyễn Lân là người Việt Nam đầu tiên đảm nhận chức vụ Chủ tịch tịch thành phố Huế; sau Cách mạng tháng Tám, ông là Trưởng ty Giáo dục đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên và cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Trung Bộ.
D.P.T
(SH312/02-15)
...................................................
(1) Việt Nam Tân Báo xuất bản hàng ngày tại Huế. Chủ bút: Bác sĩ Thái Can. Số 1 ngày 23/3/1945 và dừng phát hành vào ngày 21/8/1945, được 124 số. Việt Nam Tân Báo chủ yếu công bố các chỉ dụ của vua Bảo đại và các hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim. Chỉ dụ bổ nhiệm Giáo sư Nguyễn Lân công bố trên số 54, ra ngày 29/51945.
(2) Báo Quyết Chiến, cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, số 78, ra 23/11/1945.
PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...
CAO QUẢNG VĂN
“Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
Huế ở trong lòng người phương xa…”
TRỊNH SƠN
Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.
HÀ KHÁNH LINH
Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.
BÙI VĂN NAM SƠN
Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.
YẾN THANH
(Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)
PHAN NAM SINH
(bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)
Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.
LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.
ĐẶNG TIẾN
Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.
VÕ TẤN CƯỜNG
Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…
TÔ NHUẬN VỸ
(Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)
Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.
PHẠM PHÚ PHONG
Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
Anh không thấy thời gian trôi...
Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...
BÙI VIỆT THẮNG
(Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)
Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.
THIẾU SƠN
* Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.
MAI VĂN HOAN
Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.
LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.