Lần đầu xuất bản năm 1942 tại Nhà in Lê Cường, “Giáo dục nhi đồng” của nữ tác giả Đạm Phương Nữ Sử trình bày những quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự trưởng thành của trẻ nhỏ, xa hơn là đối với sự cường thịnh của một dân tộc.
Thông minh, am tường nhiều ngoại ngữ, thiết tha với tiền đồ dân tộc, Đạm Phương Nữ Sử (1881 - 1947) là người khá đặc biệt trong giới trí thức đầu thế kỷ XX, gương mặt nữ hiếm hoi trên văn đàn. “Giáo dục nhi đồng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng tiến bộ, hiện đại, thậm chí đi trước thời đại của bà về những vấn đề liên quan đến giáo dục, phụ nữ và trẻ em.
Cuốn sách trước hết là kết tinh từ kinh nghiệm nuôi dạy con của tác giả, một bà mẹ có những đứa con thành đạt, với sự đề cao gia phong nề nếp và tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình Việt. Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp và chọn lọc những phương pháp giáo dục hiện đại của phương Tây sao cho phù hợp với điều kiện và thói quen của người Việt. Bạn đọc sẽ tìm thấy ở đây những phương pháp giáo dục mà hiện nay vẫn được áp dụng, nói đến, thậm chí là xu hướng đương đại: Phương pháp Montessori, phương pháp Froebel…
“Giáo dục nhi đồng” do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành, nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20.11). Sách gồm bốn phần: Tập dưỡng và giáo dục; Đức dục; Trí dục; Thể dục. Trong mỗi phần, tác giả đều diễn giải chi tiết và cụ thể những nội dung cơ bản, quan trọng trong giáo dục nhi đồng, đề cao môi trường gia đình, thói quen, việc tập dưỡng hàng ngày và trách nhiệm của người cha, người mẹ.
Đạm Phương Nữ Sử cho rằng: “Uốn một cây cảnh long, lân, quy, phượng chỉ cần một sự dụng công tiểu xảo. Tập luyện một con thú trong rạp xiếc, người chủ chỉ cần một chút ân và uy, tay cầm chiếc roi da, tay cầm miếng đường, thế là đủ lắm rồi. Đến như giáo dục một con người, dầu con người ấy còn trẻ thơ, vẫn là một công trình rất tinh vi và vĩ đại. Vì thể chất và tâm hồn của trẻ con linh động và phát triển vô cùng. Nhà giáo dục phải luôn luôn thăm dò, theo dõi sự linh động và phát triển ấy, để gieo những mầm mống đạo đức và ngăn đón sửa trị điều lầm lỗi. Lại còn phải mở mang trí thức và gây dựng nghị lực để đưa đường chỉ nẻo cho sự phát triển của tài ba”.
Giáo dục nhi đồng của Đạm Phương Nữ Sử mang đến không khí chia sẻ chuyện trò đầy ân tình và trách nhiệm về câu chuyện giáo dục trẻ em. Dù cách xa gần 80 năm, nhưng vấn đề giáo dục nhi đồng từ tuổi 0 - 6 được đề cập trong tác phẩm vẫn đầy sức cuốn hút và thuyết phục, mang đầy đủ tính thời sự và gần như còn nguyên giá trị.
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.