Giang Nam: Vầng sáng phía chân trời

14:28 24/08/2011
THANH HẢI SHO - Hôm ấy, Nha Trang đỏ nắng. Tôi cùng anh bạn nhà báo lần đến số 46 đường Yersin tìm một ông già. Đến nơi, vừa kéo chuông chủ nhà vội vàng mở cổng. Trước mắt tôi là một ông già ngoài 80, dáng người đậm, da trắng,  mang cặp kính cận bự chác mỗi bên độ nửa bàn tay… ông già ấy chính là nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.

Tám mươi hai xuân rồi – cái tuổi xưa nay hiếm. Thế nhưng, tôi tưởng ông trẻ hơn độ mươi lăm tuổi. Tôi đùa: “Chắc con phải đổi cách xưng hô, gọi anh và em cho văn nghệ, thấy bác còn trẻ và linh hoạt quá”. Ông cười: “Người già nhưng tâm hồn thì cứ phải trẻ, như thế cuộc sống sẽ thư thái hơn. Ngoài những giờ đánh vật với chữ nghĩa, hội họp này nọ tôi lại đi tập dưỡng sinh…”. Lối sống ấy như thêm sức mạnh cho ông, để nay khi đã ngoài 80 nhưng vẫn đủ minh mẫn để viết lên những tác phẩm không kém phần giá trị mà tạo hóa chưa cho phép ông dừng lại.

Tôi viết “Quê hương”.

Đến đây câu chuyện dường như thân mật hơn, ông đã mở hết lòng mình ra với chúng tôi, một quá khứ đầy ắp những kỷ niệm trong ông chợt ùa về, ông kể: “Tôi được giác ngộ cách mạng từ năm đôi mươi, lại có anh trai là nhà cách mạng Nguyễn Lưu Truyền, anh ấy là động lực và gương mẫu cho tôi nên trong lòng luôn tràn đầy bầu nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc. Bản thân là người hay chữ nên khi bước vào hoạt động cách mạng tôi đã được cán bộ giao làm nhiệm vụ tuyên huấn, đó cũng như là cái duyên gắn bó tôi với văn nghệ”.

Chính trong thời gian này, Giang Nam đã gặp gỡ và đem lòng yêu bà Nguyễn Thị Chiều – Người phụ nữ đã sát cánh bên ông trong suốt cuộc hành trình và bà cũng là người khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho bài thơ Quê hương. Như cái chồi ra từ đất khô, tình yêu thật đẹp trong những ngày lửa đạn, họ yêu nhau và đến với nhau từ những điều đơn giản nhất, ông kể tiếp:
“Chúng tôi làm cùng ở cơ quan dân chính Phú Khánh, hồi đó tôi rất thích vợ tôi nhưng bên cạnh cô ấy còn có nhiều người theo đuổi nên chỉ còn cách mỗi lần đến đưa công văn gửi cho cô ấy một lá thư chứ không dám đến hỏi thêm gì. Viết thư cũng chỉ dám hỏi mấy câu đơn giản như; anh có ý thích em, em nghĩ thế nào?”.Ông nhớ: “Tôi bồn chồn chờ đợi suốt cả tuần lễ khi lá thư thứ hai gửi đi mà không thấy hồi âm, chờ mãi cuối cùng cũng nhận được thư trả lời của bà ấy…từ đó tình cảm giữa chúng tôi ngày một lớn lên, sau đó không lâu, năm 1955 chúng tôi đã làm đám cưới”.

Cưới xong ở với nhau vỏn vẹn hai đêm, ông lại phải nhận nhiệm vụ mới ở Bình Định. Đây cũng là cái mốc đánh dấu cho những chuỗi ngày xa nhau đằng đẵng của ông bà. Phần mình, ông miệt mài với công việc tổ chức giao, âm thầm tham gia tờ báo hợp pháp với tên gọi “Gió mới” hoạt động công khai tại nội thành Nha Trang. Khi Mỹ nguỵ tiến hành các đợt “tố cộng”, “diệt cộng” cán bộ đảng viên ở miền Nam phải tổ chức đổi vùng để tránh bị lộ. Tổ chức đã sắp xếp để ông bà chuyển vùng hoạt động về Biên Hoà.

Rồi một lần, ông kể mà như khóc: “Lần đoàn tụ này chúng tôi vô cùng xúc động nhưng vẫn phải giữ bí mật tuyệt đối cho cách mạng. Cũng tại Biên Hòa, vợ tôi sinh đứa con gái đầu lòng và cũng là duy nhất cho đến giờ, ngay sau khi vợ sinh, tôi được tổ chức rút về lại Khánh Hoà. Sau đó không lâu, vào một buổi tối giữa năm 1960, ngoài trời mưa tầm tã, tôi được cấp trên gọi lên trấn an tư tưởng, thăm hỏi động viên rồi thông báo tin chẳng lành có thể vợ và con gái tôi đã bị địch giết hại trong nhà tù Phú Lợi (tại tỉnh Sông Bé cũ nay là Bình Dương). Đau đớn đến bàng hoàng, sự thương cảm xót xa cứ thế trào lên. Tất cả những kỷ niệm cũ, tình yêu nghẹn ngào, những giận hờn và buổi chia tay đầy nước mắt như sống dậy xót xa, nhức nhối, tôi đã phải bật khóc nức nở và chỉ trong một giờ đồng hồ tôi đã viết xong bài thơ “Quê hương”. Viết liền mạch, không tẩy xóa, không thay đổi gì cả…”.

Tôi sống “Quê hương”.

Những ngày tháng đau khổ đã đi qua rất lâu. Nhưng mỗi lần nhắc đến những mất mát hy sinh, khuôn mặt Giang Nam vẫn như nặng trĩu nỗi niềm. Những kỷ niệm chiến trường chôn sâu trong ký ức lại chợt ùa về, ông thổ lộ: “Với tôi, đau thương cũng là một sức mạnh. Sau khi làm xong bài “Quê hương” tôi đưa cho cấp trên đọc, ngay lập tức nhận được sự đồng cảm. Rồi, sau đó ít ngày  tôi gửi bài thơ ấy cho báo Thống Nhất ở Hà Nội. Tháng 9/1961 đang trên đường công tác ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), tôi bất chợt nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đọc bài thơ “Quê hương” của mình và thông báo được giải nhì báo Văn Nghệ. Trong giây phút vui mừng đó, tất cả hình ảnh người vợ thân yêu cùng đứa con nhỏ của mình lại trở về nguyên vẹn trong tôi. Thêm một lần tôi bật khóc. Có lẽ mỗi câu thơ trong bài “Quê hương” đều hàm chứa hình ảnh người vợ của tôi. Cũng từ đó, tôi lao vào làm thơ phục vụ cách mạng, làm báo tuyên truyền cổ vũ đồng chí của mình như một nhiệm vụ cao cả”.

Ngày nhận thư của nhà thơ Hoàng Trung Thông mời ra Hà Nội nhận giải, Giang Nam đau đáu trong mình một suy nghĩ: Phải chăng những tình cảm tha thiết, chân thành, xót xa đã giúp người ta có những câu thơ hay. Cũng từ đó, ông luôn nuôi cho mình một ý thức viết một cách chân thành và tha thiết nhất. Đúng vào ngày nhận giải, nhà thơ Chế Lan Viên  đã gọi Giang Nam lại và nhận xét rằng: “Cả bài thơ “Quê hương” của Giang Nam và “Núi đôi” của Vũ Cao  đều nói về sự hy sinh của người con gái, của tình yêu và nỗi cách xa. Nhưng, bài “Quê hương” của Giang Nam đau quá!. Tuy bài thơ được giải nhì nhưng sẽ có sức sống vượt thời gian”. Sau khi bài thơ “Quê hương” được công bố, rất nhiều cuộc mít tinh chớp nhoáng đã lấy bài thơ này ra đọc lên như một sự cổ vũ. “Lúc đó, tôi vô cùng sung sướng, thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh, viết không ngưng nghỉ”- Giang Nam hồ hởi.

Cuộc sống luôn hàm chứa những bất ngờ, cứ đinh ninh vợ con đã bị địch giết chết nhưng giữa năm 1962, bà Chiều và con gái bất ngờ được thả về do địch không tìm ra căn cứ kết tội. Nỗi vui mừng chưa được bao lâu, năm 1968, vợ Giang Nam lại bị địch bắt lần thứ hai cho đến mãi năm 1973 mới được thả về nhờ sự bào chữa của một luật sư. Nhắc đến thời kỳ này, giọng ông lại nấc lên: “Suốt hai lần vào tù, ra tội, những ngày dài sống đằng đẵng trong xà lim, đứa con gái duy nhất của tôi vẫn phải bám sát lấy mẹ. Ai có tách ra nó cũng không chịu. Có những ngày bị lạnh tím tái tưởng chừng như đã ra đi. Có lúc sợ nó nhớ tôi, vợ tôi đã chùm chiếc áo cũ tôi lên người nó. “Tận khổ cam lai”, may thay giờ vợ và con tôi vẫn khỏe mạnh. Lần ra tù thứ hai cũng nhờ nhiều vào một người luật sự, họ bào chữa một cách vô tư. Sau này giải phóng tôi có đi tìm lại người đó để cảm ơn nhưng không gặp được”.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, theo điều động của tổ chức, Giang Nam làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1978, chấp hành ý kiến của cấp trên, ông ra Hà Nội làm Thường trực Hội Nhà văn VN, 1989 (tách tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà) Tỉnh uỷ Khánh Hoà xin ông về làm phó chủ tịch UBND tỉnh- Phụ trách văn xã. Cứ tưởng rằng bước vào đường quan, cảm xúc thơ của ông sẽ giảm đi nhưng đúng như ông nói: “Có về nơi cuối trời vẫn đáu đáu với quê hương, với thơ ca. Được làm việc trên quê hương của mình, được phục vụ nhân dân lại được nhiều người quý trọng và nhớ đến bài thơ “Quê hương” nổi tiếng nên tôi vẫn miệt mài viết, viết cho đến hơi thở cuối cùng mới thôi”.
Chính trong thời gian làm phó chủ tịch tỉnh, có dịp tiếp cận nhiều hơn với người dân cũng như muôn mặt của cuộc sống nên ông đã cho ra đời trường ca “Sông Dinh mùa trăng khuyết”.

Hơn năm chục năm đã trôi qua, với biết bao vui buồn lẫn lộn, biết bao nhiêu tác phẩm hay ra đời từ đôi bàn tay ông. Nhưng phần đông chỉ nhớ tới ông qua bài “Quê hương”. Có lẽ với Giang Nam, thế đã là quá đủ. “Quê hương” – đứa con ra đời bằng nước mắt, gắn bó với máu thịt mình cũng sẽ theo ông suốt một đời như thế!

T.H



















Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao luôn là những bí ẩn đối với hậu thế. Ai sẽ là người dựng lên được một Văn Cao - một trong những tượng đài của dân tộc Việt Nam thế kỷ 20, nhưng cũng là một con người của cuộc đời thực với những vui buồn, đớn đau, hạnh phúc...?

  • NGUYỄN KHẮC PHÊLần này, tác giả bộ trường thiên tiểu thuyết viết về thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ "Sông Côn mùa lũ" (SCML) trở lại thăm nơi vua Quang Trung lên ngôi khi Huế vừa sang thu. Nước sông Hương do những trận mưa đầu mùa trên đại ngàn cuốn đất bùn con đường lớn Trường Sơn vừa xẻ rộng tràn về, không còn trong xanh như dịp ông về thăm Huế mùa hè hai năm trước, nhưng Cố đô qua hai kỳ Festival, nhiều khu phố được tôn tạo, khang trang hơn nhiều. (*)

  • VĂN THAOTháng 10-1944, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca trên một căn gác nhỏ tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền. Căn gác này cũng là nơi Văn Cao đã sống và hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến ngày toàn quốc kháng chiến 22-12-1946. Đội danh dự Việt Minh do Văn Cao phụ trách cũng từ đây toả đi làm nhiệm vụ. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí Vũ Quý, Lê Quang Đạo, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Thành Lê... cũng đã thường xuyên dùng địa điểm này để hoạt động trong những năm đầu cách mạng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Văn Cao như: Bài thơ Chiếc xe gác qua phường Dạ Lạc; các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam, Công nhân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã ra đời tại đây.

  • VĨNH NGUYÊNHội VHNT Thừa Thiên Huế chủ trương đưa văn nghệ sĩ về bám sát thực tế địa phương, vùng sâu vùng xa, nên những năm gần đây đã liên tục mở trại sáng tác ở các huyện trong tỉnh. Các năm trước là Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ và năm 2004 này là Phú Lộc.

  • PHAN THÀNH TRUNGMột ngày đẹp trời. Lễ mừng thọ cụ Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi được tổ chức vui vẻ, trân trọng tại Chòi ngắm sóng Hồ Tây, đúng vào ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1992. Với danh nghĩa là em kết nghĩa của cụ Đang, Phùng Cung và Phùng Quán đã đứng ra tổ chức lễ thọ này. Hai nhà thơ vốn quen tính vui đùa dí dỏm đã gọi hóm là “Mừng sống dai”...

  • “Cụ Hồ Chí Minh được nhân dân rất quý mến. Tên cụ có nghĩa là “sáng suốt”. Cụ là một nhà chính trị xuất chúng, một nhà chiến lược Cách mạng, một người yêu nước nồng nàn. Cụ đã nêu gương chính nghĩa và đạo đức cho thế hệ thanh niên noi theo” (Nhà báo Mỹ - Starôbin)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNếu không có nghị lực hơn người, nhà giáo ưu tú - nhà nghiên cứu Văn Tâm đã bước sang thế giới khác từ 7- 8 năm trước rồi, sau cơn tai biến mạch máu não “thập tử nhất sinh”. Nhờ kiên trì tập luyện và đủ thứ thuốc men, từ bên “cửa tử”, dần dần anh đã “phục sinh” và với cây gậy ngắn để có thể tự đi lại trong nhà khi cần lục tìm tư liệu, cây bút nghiên cứu phê bình cẩn trọng mà không thiếu sự sắc sảo Văn Tâm đã cống hiến cho nền văn học chúng ta những tác phẩm dày dặn và thật sự có chất lượng: “Đoàn Phú Tứ - con người và tác phẩm” (1995, tái bản 2002), “Vườn khuya một mình” (2001), “Tản Đà khối mâu thuẫn lớn” (2003 - Tái bản, bổ sung). Một số bài nghiên cứu gần đây của anh về nhà văn Phùng Quán và nhà thơ Bằng Việt đăng trên “Sông Hương” cũng rất công phu, đồng thời vẫn thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp của văn chương.

  •        (Trích) Lê Mỹ Ý: Thưa ông, đã từng là "Người đi tìm mặt " trong thơ, đến bây giờ ông đã tìm được khuôn mặt của mình chưa?Hoàng Hưng: Tôi thấy rằng cái mặt của tôi, bản thân cái mặt đó nó cũng không phải là một cái mặt và cũng không phải là bất biến qua thời gian, ngay cả trong từng lúc nó cũng không chỉ là một cái mặt mà nó có đến vài cái mặt. Qua thời gian lại càng có sự diễn biến. Việc đi tìm cái mặt của bản thân thực ra có những người không bao giờ thấy cả, tức là không biết mình như thế nào.

  • Tháng 4 năm 1988, khi đang chữa bệnh ở chùa Pháp Hoa (Đồng Nai), trong một bức thư gửi bạn, nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm sự rằng ông vẫn thèm viết tiếp một bài về vấn đề “Nhà văn và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước” Nhưng rồi bệnh ngày càng nặng khiến ông cho đến khi qua đời đã không thực hiện xong dự định. Tuy vậy đồng nghiệp và bạn đọc vẫn may mắn được biết ý kiến căn bản của ông về vấn đề này.

  • VÕ THỊ QUỲNHĐến Hội Văn nghệ một chiều xuân Giáp Thân, tết còn đỏ hạt dưa, còn thắm mai vàng, còn hồng hoa đào và còn lủng lẳng tròn trịa những quả quất trĩu cành - chúng tôi tưởng nhớ anh - nhà thơ luôn dịu dàng, luôn hiền hoà: XUÂN HOÀNG. Bao kỷ niệm một thời nhà thơ sống gắn bó sáng tạo với Bình Trị Thiên, với Huế lại ùa về trong lòng những người đến thắp hương kính viếng hương hồn anh - chiều nay...

  • VÕ QUÊNhững ngày đầu xuân Giáp Thân, giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế vô cùng thương tiếc khi nghe tin nhà thơ Xuân Hoàng đã từ trần vào ngày mồng 3 Tết (24.1.2004) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đi của nhà thơ Xuân Hoàng là một tổn thất lớn đối với phong trào văn học của khu vực Bình Trị Thiên ruột thịt và của cả nước.

  • HỒ THẾ HÀ Ngày thơ Việt Nam chính thức được mang tên, đến nay, đã tròn một năm. Một năm là khoảng thời gian rất ngắn, nhưng trong ý nghĩ và dự cảm của mọi người suốt dòng chảy văn hoá, để thi ca trở thành hiện thực như hôm nay là một quá trình trải nghiệm của lịch sử và truyền thống lâu dài của dân tộc Việt Nam-một dân tộc yêu thi ca, có tiềm năng, trữ lượng và những giá trị thi ca không bao giờ vơi cạn.

  • PV: Là một nhà văn nổi tiếng với những tập truyện ngắn Người sông Hương, Làng thức... và các tiểu thuyết Ngoại ô, Dòng sông phẳng lặng (3 tập), Phía ấy là chân trời... những đứa con tinh thần của anh ra đời gần như tập trung liên tục trong khoảng hơn mười năm (trước và sau 1975). Trừ một số bài viết ngắn đăng ở báo và tạp chí, nếu tôi không nhầm thì, tác phẩm gần đây nhất của anh, tiểu thuyết Phía ấy là chân trời, hình như xuất bản từ năm 1988? Tại sao anh "dừng lại" đột ngột và lâu như vậy?Tô Nhuận Vỹ (TNV): Với lý do gì đi nữa thì việc "tịt đẻ" lâu như vậy cũng là chuyện chẳng hay gì đối với một nhà văn. Trong thời gian tôi "tạm dừng" đó, nhiều tác giả bạn bè tôi đã lao động miệt mài, "đẻ" hàng chục "đứa con tinh thần" rồi đó.

  • NGUYỄN ĐÌNH SÁNGNăm 1975, lần đầu tiên tôi gặp nhạc sỹ Trần Hoàn tại Hà Nội. Lúc đó, tôi đang an dưỡng tại Ban thống nhất Trung ương và có ý định xin về Huế công tác. Nhà thơ Cù Huy Cận Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin lúc bấy giờ đã bảo tôi đến gặp nhạc sỹ Trần Hoàn để trình bày nguyện vọng. Anh tiếp tôi với một ngôn ngữ hết sức dân dã, mang đậm chất miền trung. Anh hỏi: “Mi quê mô?” Tôi thưa cùng anh: “Em người Quảng Trị.” Anh hỏi tiếp: “Rứa mi học cái chi?” Tôi thưa: “Em học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.” Anh nheo mắt cười và trả lời: “Đồng ý! Lên Bộ Văn hoá làm quyết định rồi về công tác. Trong miềng chừ nhiều việc lắm...”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOTôi biết nhạc sĩ Trần Hoàn vĩnh biệt cõi trần vào lúc 5 giờ 6 phút ngày 23 tháng 11 tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, nhờ cú điện thoại của một nhà báo gọi đến đặt bài. Đã mấy hôm nay biết ông hôn mê sâu, khó qua khỏi mệnh trời, nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi vẫn chưa tin là ông đã mất.

  • NGUYỄN TUYẾN TRUNGLâu rồi tôi mới có dịp đến thăm nhạc sĩ Mai Xuân Hoà và cô giáo Nguyễn Thị Hồng - hai vợ chồng đều đã nghỉ hưu, vẫn ở tại số nhà 71 đường Bến Nghé thành phố Huế.

  • HỮU THUTrong suốt ba nhiệm kỳ đảm đương cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, với anh chị em làm báo, chú Vũ Thắng thường dành cho những ưu ái, đó là có thể gặp gỡ vào bất cứ lúc nào, dù ở cơ quan hay nhà riêng. Do vậy mà ngôi nhà cũ ở đường Mai Thúc Loan quá đỗi thân thiết với nhiều người làm báo, trong đó có tôi.

  • VÕ QUANG YẾNỞ Pháp ngưòi ta thường bảo một con chim én không đủ để báo mùa xuân. Tôi thì tin một nữ sĩ có thể chiếu sáng một chiều thu lá vàng mưa bay nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể là nữ sĩ ấy. Chị là thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

  • NGUYỄN HUY THẮNGNhững ngày đầu tháng 12-1954, người dân Hà Nội và khắp các vùng xung quanh nô nức kéo đến Nhà hát Nhân dân xem “văn công”. Văn công là từ bấy giờ dùng để chỉ những buổi biểu diễn văn nghệ trên sân khấu nói chung. Nhưng đợt “văn công” cuối năm 54 ấy mang một tính chất đặc biệt, vì là một đại hội có quy mô lớn (Đại hội Văn công toàn quốc), từ kháng chiến về, lần đầu tiên ra mắt công chúng Thủ đô vừa thoát khỏi ách tạm chiếm.

  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí sáu tỉnh Bắc miền Trung vẫn duy trì đều đặn hàng năm gặp gỡ giao lưu để cùng tìm cách nâng cao chất lượng tờ tạp chí văn học của địa phương mình. Năm nay, năm 2003 Tạp chí Nhật Lệ đến phiên đăng cai cuộc họp mặt. Khách mời năm nay, ngoài các cơ quan trong tỉnh Quảng Bình, còn có đại biểu của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, của tạp chí Diễn đàn, cơ quan ngôn luận của Hội về dự.