Nếu như ở các địa phương khác việc thờ cúng loài chó chỉ mang ý nghĩa là thần canh cổng, trông coi nhà cửa, giúp trừ tà, cầu phúc, thì việc thờ cúng "Thiên Cẩu" ở hai thôn Phổ Trung, phổ Đông, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mang một ý nghĩa khác hẳn: Thờ chó đá gắn liền với những giai thoại ly kỳ về "linh khuyển" được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác.
Miếu "Thiên Cẩu" được đặt ngay đầu thôn Phổ Đông.
Cách trung tâm TP. Huế không xa, dọc theo quốc lộ 49, sau rất nhiều lời hỏi thăm với vô số ngã rẽ chúng tôi tìm về hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông. Ghé vào một quán nước ven đường, khi nghe chúng tôi hỏi về miếu thờ "linh khuyển", chủ quán cho biết: "Ở làng này có nhiều thôn lắm, nhưng mà miếu thờ Chó đá thì chỉ có ở hai thôn là Phổ Trung và Phổ Đông thôi, miếu được đặt ngay đầu thôn, dưới có một bệ thờ, trên có mái che để bảo vệ cho "ngài". Trong miếu có đĩa dâng, nhang đèn, trầu cau, ngày rằm, mùng một bà con tới đông lắm".
Theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến miếu thờ ngài "Thiên Cẩu", đó là hai ngôi miếu tuy nhỏ nhưng được chăm nom cẩn thận. Nếu như miếu thờ ở làng Phổ Đông là hình tượng chó đá màu vàng, với dáng ngồi khoan thai, tai dựng, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi lè, thì tượng chó đá ở làng Phổ Trung có màu đen, hơi nhổm bằng bốn chân, đuôi vắt vẻo, được dân làng che bằng một tấm khăn đỏ. Theo lời những bậc cao niên trong hai thôn miếu thờ "linh khuyển" đã tồn tại cách đây hàng trăm năm, từ thời các vị vua nhà Nguyễn trị vì.
Khi chúng tôi thắc mắc tại sao, người dân trong thôn lại thờ cúng loài chó làm con vật linh thiêng của thôn, thì được những người trong thôn Phổ Đông giải thích: "Theo lời người xưa kể lại, ngày ấy, do các điện thờ linh thiêng làng đối diện chiếu qua nên trong làng không có người đỗ đạt, thành danh. Các bô lão trong làng thỉnh ngài "Thiên Cẩu" về làng chính là để trấn giữ làng và phá thế "chiếu" của làng bên kia". Cụ Bùi Thị Con, năm nay đã ngoài 80 tuổi nói: "Thực hư câu chuyện đó như thế nào tui cũng không rõ nhưng các thế hệ sau này đều đỗ đạt thành danh và có công ăn việc làm".
Tại thôn Phổ Trung, chúng tôi gặp ông Võ Văn Mừng, người thường xuyên nhang khói miếu "Thiên Cẩu", ông kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc việc thờ cúng "ngài" đã có cách đây trên 100 năm. Xưa kia, dân làng Phổ Trung đều rất nghèo, không hiểu tại sao trong làng thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Những ngôi nhà tự nhiên bốc cháy mà không có lý do. Một hôm, trong ngôi nhà nhỏ của một người đàn ông làm nghề chài lưới, khi ông đang ăn cơm thì ngôi nhà bỗng dưng bốc cháy phừng phừng, ông chài hoảng quá liền hô hoán, cả làng ầm ầm kéo đến, người dùng xô, kẻ múc nước chuyền tay nhau dập lửa nhưng lạ thay, lửa gặp nước lại cháy càng hăng, người dân Phổ Trung thấy vậy thì kinh hồn bạt vía, ngỡ rằng gia đình ông Chài đang bị trời đày, liền bỏ chạy toán loạn. Bỗng dưng, một con chó trắng lao tới, sủa lên ba tiếng, ngọn lửa ngay lập tức được dập tắt trước sự ngỡ ngàng, sửng sốt của dân làng.
Ngày hôm ấy, vị trưởng làng Phổ Trung biết có điềm kỳ lạ bèn mời một thầy pháp về làm lễ lên đồng khấn tế. Sau một hồi làm lễ cũng bái, hai mắt thầy pháp trợn ngược, thần sắc phiêu linh, thầy phán rằng: "Các ngài bề trên thấy dân làng Phổ Trung cực khổ, cuộc đời trầm luân trong dòng nước đục, bèn phái vị "linh khuyển" xuống trần gian giúp đỡ chúng sinh". Nghe vậy, dân làng vô cùng sung sướng, liền lấy ngày mà gia đình ông Chài bị cháy là ngày "Thiên Cẩu" đồng thời cung kính lập miếu thờ, thỉnh "ngài" về đầu làng với mong muốn được "ngài" che chở".
Miếu thiêng không được mạo phạm
Các bậc cao niên của làng Phổ Trung cho biết, từ xa xưa những người trong làng rất tin vào sự linh thiêng của miếu "Thiên Cẩu", niềm tin mãnh liệt ấy được truyền từ đời này sang đời khác, họ cho biết, miếu thờ đã tồn tại hàng trăm năm, trải qua nhiều biến cố, gắn bó với những thăng trầm của mảnh đất này nên nó kết tinh, tập trung linh khí của dân làng. Ông Võ Văn Mừng giải thích: "Không phải ngẫu nhiên mà dân làng lại tin tưởng vào sự linh thiêng của miếu "Thiên Cẩu" như vậy. Những câu chuyện gieo nhân nào gặp quả ấy và sự trừng phạt khi mạo phạm đến ngài "Thiên Cẩu" luôn được khẳng định và lan truyền đến tận ngày nay".
Ông Mừng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện từ thời ông bà ông kể lại: "Chuyện kể rằng, khi nhân dân thôn Phổ Trung lập miếu thờ "Thiên Cẩu" đã tạc một bức tượng “ngài” rất to bằng đá cẩm thạch đẹp đẽ, với dáng ngồi khoan thai, cao quý đầy uy nghiêm, miếu nằm ngay vị trí đắc địa của làng, hướng ra đường lớn. Trải qua mấy trăm năm, mặc cho những đổi dời của đất trời, tượng ngài "Thiên Cẩu" vẫn uy nghi, hoành tráng. Năm 1962, khi anh em Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Diệm thường xuyên đi lại từ khu căn cứ Tân Mỹ (Thuận An) lên TP. Huế khi đi qua làng Phổ Trung, lần đầu nhìn thấy bức tượng "Thiên Cẩu", Ngô Đình Diệm mê mẩn.
Là em trai Diệm, Ngô Đình Cẩn nổi tiếng là tên bạo chúa miền Trung gian ác, khét tiếng tàn bạo, bên cạnh đó y còn là tay chơi nổi tiếng, chỉ nhìn qua bức tượng chó đá bằng cẩm thạch, y biết rằng đây là báu vật quý bèn sai quân lính đập phá miếu, bứng mang đi trong sự xót tiếc của người dân Phổ Trung. Chỉ một năm sau ngày Ngô Đình Diệm cướp đi bức tượng ngài "Thiên Cẩu", ông bị ám sát và qua đời. Người dân Phổ Trung có niềm tin rằng, Ngô Đình Diệm bị ám sát vì đã gây ra những tội ác tày trời khiến người dân phải sống cuộc sống lầm than, phần khác họ cũng tin rằng chính vì mạo phạm đến ngài "Thiên Cẩu" nên Diệm có kết cục bi thảm như vậy".
Bên cạnh câu chuyện về sự mạo phạm của anh em nhà họ Ngô, ông Mừng còn kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện khác về sự trừng phạt của miếu thiêng: "Sau ngày miếu bị đập phá, dân làng Phổ Trung dù cuộc sống khó khăn, vẫn gom góp nhau được một số tiền lớn, xây lại miếu thờ “ngài” và đưa tiền cho một ông thợ kép ở trong thôn làm lại tượng ngài "Thiên Cẩu". Ngày qua ngày, khi ông thợ kép làm xong bức tượng dân làng ai cũng tức giận vì với số tiền lớn mà tượng "Thiên Cẩu" chỉ là viên đá lớn được tạo hình sơ sài, cẩu thả, phía dưới khắc một hàng chữ.
Vài ngày sau, khi vợ con ông thợ kép đi chợ ngang qua miếu thờ ngài, liền bị một hòn đá lớn từ đâu lăn tới nhằm vào khiến hai người ngã đùng, mẹ cụt tay, con gãy chân. Tối hôm ấy, khi ông thợ kép đang ngủ liền nhìn thấy bóng dáng một chú bạch cẩu chờn vờn quanh người, rồi phán: "Ngươi vì lòng tham mà bớt xén tiền của bà con cung kính lên ta, nay ta phạt vợ con ngươi không còn lành lặn". Ông thợ kép vì quá nể sợ liền hứa với bạch cẩu sẽ tạc lại một bức tượng mới, bức tượng còn tồn tại đến tận ngày nay”. Kể cho chúng tôi nghe xong về những giai thoại về ngài "Thiên Cẩu" ở làng, ông Mừng cũng cho biết thêm: “Rất khó để chứng minh được sự màu nhiệm trong tín ngưỡng của bà con trong thôn, nhưng khi có niềm tin, con người sẽ thoải mái và an tâm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn".
Theo Bảo Bình (Người đưa tin)
Chiều ngày 3/5, tại số 96 đường Trương Gia Mô, Tp Huế đã diễn ra Lễ khai trương Công ty cổ phần in ấn & quảng cáo Tân Phát. Tới dự có đông đảo các ban ngành lãnh đạo, người thân, bằng hữu, đối tác, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm 2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang vẻ đẹp cung đình xứ Huế.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN
Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.
Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn.