Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ hai với Chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy sự tham gia rộng rãi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, nhận định, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, cách tiếp cận, giải pháp phòng chống thiên tai.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy sự tham gia rộng rãi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, nhận định, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, cách tiếp cận, giải pháp phòng chống thiên tai.
Cải thiện chất lượng, quy mô và hình thức công tác thông tin, truyền thông phòng chống thiên tai, bao gồm nội dung, số lượng và chất lượng các tin bài, chương trình, sản phẩm. Hình thành và xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai để phổ biến đến cán bộ các cấp và người dân.Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan phòng chống thiên tai với các cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức, cá nhân; ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực đối với công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về phòng chống thiên tai.
Đối tượng dự thi là tất cả công dân Việt Nam, bao gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của Giải đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Tác phẩm/chùm tác phẩm (sau đây gọi chung là tác phẩm) tham dự Giải phải được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình,...) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng, phát; có hiệu quả tuyên truyền cao với xã hội và cộng đồng.
Mỗi tác giả, nhóm tác giả gửi tối đa 05 tác phẩm phù hợp với quy định của Giải để tham dự cuộc thi. Số tác giả trong một nhóm tối đa là 05 người. Đối với tác phẩm truyền hình tối đa là 07 người.
Tác giả có tác phẩm gửi dự thi không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật báo chí và các quy định khác của pháp luật.
Tác phẩm dự thi là những tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2021. Nếu tác phẩm nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm được đăng, phát trong khoảng thời gian nêu trên. Tác phẩm được xét trao Giải phải bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn.
Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về công tác phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và được dư luận xã hội quan tâm; tính thời sự, tính thuyết phục và giá trị thông tin tuyên truyền cao; các tác phẩm cần có sức lan tỏa lâu dài trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai; phản ánh tình hình thực tế, phát hiện khó khăn vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách lĩnh vực phòng chống thiên tai; huy động sự tham gia của cộng đồng, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực phòng chống thiên tai,…
Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Ban tổ chức không nhận các tác phẩm đã đoạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia và quốc tế.
Các thể loại và loại hình báo chí được xét trao Giải là loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình, Ảnh báo chí.
Thể loại: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, tọa đàm, ảnh báo chí…
Giải thưởng cho mỗi loại hình gồm: 01 giải Nhất; 01 giải Nhì; 02 giải Ba; 03 giải Khuyến khích. Ngoài ra, còn có thêm một số giải khác: Giải câu chuyện tác động mạnh mẽ nhất, Giải hình ảnh ấn tượng nhất, Giải đồng hành,…
Lễ công bố và trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 5/2022.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động đến hết ngày 31/12/2021. Tác phẩm gửi về địa chỉ Tổng cục Phòng chống thiên tai, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Email: giaibaochipctt@gmail.com
Website của cuộc thi: http://giaibaochipctt.mard.gov.vn.
Điện thoại: 024 3211 5960.
PV
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.