Giấc mơ về những tao đàn, thi xã…

15:04 22/01/2021

THANH TÙNG   

Ý tưởng thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết là đã có từ rất lâu mà nay mới thành hiện thực.

Ban chấp hành Hội ra mắt

Quá trình vận động thành lập vô cùng khó khăn, nhưng vì lòng yêu Huế nên ban vận động đã động viên nhau vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hội đủ các điều kiện, được chính quyền cho phép thành lập và tổ chức đại hội đúng quy trình, đúng thời điểm thích hợp nhất.

Mục tiêu của việc thành lập Hội là để góp phần cùng các cơ quan chức năng nghiên cứu, giữ gìn và phát huy tốt nhất những giá trị di sản. Cũng có thể hiểu là những nghiên cứu bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế từ trước tới nay chưa tương xứng với tiềm năng vốn có vì nhiều lý do, trong đó có lý do về phương pháp và nguồn nhân lực. UBND tỉnh rất quan tâm và sớm ra quyết định cho phép thành lập Hội là minh chứng cho chủ trương xã hội hóa công tác nghiên cứu, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế với mong muốn được cả xã hội đồng hành cùng Nhà nước trong lĩnh vực này.

Vì vậy Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế đã và sẽ là nơi tập hợp những người yêu Huế, yêu di sản văn hóa Huế và các chuyên gia hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, phát triển di sản thành tài sản, tham gia phản biện khoa học các công trình nghiên cứu phát triển di sản văn hóa Huế, góp phần làm cho Huế ngày càng đẹp hơn và luôn giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng vốn có trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Trong dự thảo điều lệ và phương hướng hoạt động mọi người có thể thấy được Hội có tham vọng tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo tồn thích nghi và đưa ra các ý tưởng biến các giá trị văn hóa Huế thành sản phẩm có giá trị thực tiễn trong các hoạt động dịch vụ - du lịch nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Đó là những định hướng rất tích cực và rất thực tế.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã nhấn mạnh trong phát biểu chúc mừng đại hội: Lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ ai cũng trăn trở tìm hướng để phát triển đô thị di sản. Huế chưa phát triển như mong đợi là dấu hỏi lớn cho quốc gia, quốc tế chứ không riêng gì người Huế. Đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ, đánh giá lại những bất cập, hạn chế cũng như các rào cản trong quá khứ, khách quan nhìn nhận và tìm cách phát triển Huế xứng đáng với vai trò, vị thế. Huế không thể phát triển theo kiểu nhảy cóc mà phải dựa trên nền tảng di sản. Mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai là mô hình đô thị di sản văn hóa, thân thiện môi trường, lấy du lịch làm kinh tế mũi nhọn, y tế, giáo dục làm nền tảng và công nghệ làm mũi đột phá. Đây là chiến lược phát triển phù hợp trong giai đoạn tới nhằm quy tụ trí tuệ của người Huế và quốc gia, quốc tế để tham gia xây dựng phát triển Huế. Phải làm sao để nâng cao giá trị vùng đất và con người Huế? Làm sao để những người yêu Huế, yêu giá trị văn hóa di sản của Huế được cùng chung tay góp sức xây dựng phát triển Huế trong tương lai! Mong rằng các thành viên của Hội cùng chung một ý chí trong việc phát huy giá trị di sản hướng đến góp phần thăng hoa giá trị văn hóa Huế và người Huế được hưởng thụ tốt nhất các giá trị này.

Cá nhân người chấp bút bài viết ngắn này rất tâm đắc với những Hội xã hội tự nguyện, tự chủ và tự trang trong mọi hoạt động, tồn tại không dựa vào ngân sách Nhà nước mà dựa vào sự cống hiến của hội viên và đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Chẳng phải là ở đất thần kinh này từ đầu thế kỉ XX đã từng có Hội những người bạn Cố đô, do Linh mục Cadière sáng lập và đã xuất bản tập san BAVH ra liên tục từ năm 1914 cho đến năm 1944. Linh mục Cadière đã cộng tác thường xuyên với nhiều nhà văn hóa ở Hà Nội và ở Huế, trong đó có nhiều linh mục, các quan chức người Pháp, quan chức Nam triều, các bậc thức giả người Việt đương thời như các cụ Thượng thư Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả; các hoạ sĩ bậc thầy Lê Văn Miến, Tôn Thất Sa; các học giả Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh…

Trước đó Huế cũng đã có Mạc Vân thi xã nổi tiếng do ông Hoàng thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm thành lập vào năm 1850. Thi xã Mặc Vân được đặt ngay tại Kí Thưởng Viên (Phủ Tùng Thiện Vương). Ngoài các tài hoa thi tứ tại kinh đô còn có nhiều văn nhân thi sĩ đã nổi tiếng của cả nước tham gia như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Phan Thanh Giản… Thập niên 1930 có Hương Bình thi xã do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sáng lập và chủ súy. Hương Bình thi xã không chỉ là diễn đàn xướng họa văn thơ mà còn có cả một không gian sinh hoạt của Ca Huế và sân khấu Tuồng.

Tôi có một giấc mơ là Huế sẽ kế thừa những tinh hoa, truyền thống hoạt động nghệ thuật để có những “tao đàn”, những “thi xã”, có hội những người bạn cố đô với những dấu ấn mới bắt nhịp cùng sự phát triển của cả tỉnh, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, dựa trên nền tảng di sản văn hóa vốn có.

T.T  
(SHSDB39/12-2020)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VÕ NGỌC LANNếu cuộc đời người là một trăm năm hay chỉ là sáu mươi năm theo vòng liên hoàn của năm giáp, thì thời gian tôi sống ở Huế không nhiều. Nhưng những năm tháng đẹp nhất của đời người, tôi đã trải qua ở đó. Nơi mà nhiều mùa mưa lê thê cứ như níu giữ lấy con người.

  • LTS: Đại Học Huế đang ở tuổi 50, một tuổi đời còn ngắn ngủi so với các Đại học lớn của thế giới. Nhưng so với các Đại học trong nước, Đại Học Huế lại có tuổi sánh vai với các Đại học lớn của Việt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên hành trình phát triển của mình, Đại Học Huế đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá ở miền Trung, Tây Nguyên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực và cả nước. Nhân dịp kỷ niệm này, TCSH phân công ông Bửu Nam, biên tập viên tạp chí, trao đổi và trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại Học Huế. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện này.

  • VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?

  • TRẦN ĐÌNH SƠNĐất Việt là cái nôi sinh trưởng của cây trà và người Việt biết dùng trà làm thức uống thông thường, lễ phẩm cúng tế, dâng tặng, ban thưởng từ hàng ngàn năm nay.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGTừng là đất Kẻ Chợ – kinh đô triều Nguyễn xưa, ẩm thực Huế dựa trên nền tảng triết lý của cái đẹp, món ăn món uống phải ngon nhưng nhất thiết phải đẹp, vị phải đi với mỹ, thiếu mỹ thì không còn vị nữa.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam                                                                    (Huế)

  • FRED MARCHANT(*)                                                                                      Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNDu khách là người trong mắt nhìn và qua cảm nhận của chính người đó.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCTừ buổi hồng hoang của lịch sử, hình ảnh ban đầu của xứ Huế chỉ thấp thoáng ẩn hiện qua mấy trang huyền sử của đất nước Trung Hoa cổ đại. Tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc đã kể lại từ năm Mậu Thân đời vua Đường Nghiêu (2353 năm trước Công nguyên), xứ Việt Thường ở phương Nam đã đến hiến tặng vua Nghiêu con rùa thần từng sống qua ngàn năm tuổi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCó một hiện tượng lịch sử lý thú, ở những nơi khác vốn dĩ bình thường  nhưng ở Huế theo tôi là rất đặc biệt, đó là tại mảnh đất này sau hơn ba mươi năm ngày đất nước thống nhất, đã hình thành một thế hệ nữ doanh nhân thành đạt giữa chốn thương trường.

  • MINH TÂMTôi nghe bà con bán tôm ở chợ Bến Ngự kháo nhau: Dân nuôi tôm phá Tam Giang đã xây miếu thờ “Ông tổ nghề” của mình gần chục năm rồi. Nghe nói miếu thờ thiêng lắm, nên bà con suốt ngày hương khói, cả những người nuôi tôm ở tận Phú Lộc, dân buôn tôm ở Huế cũng lặn lội vượt Phá Tam Giang lễ bái tổ nghề.

  • PHẠM THỊ ANH NGA"Hiểu biết những người khác không chỉ đơn giản là một con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân: nó là con đường duy nhất" (Tzvetan Todorov)

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNSau hơn 1,5 thế kỷ được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, đến cuối thế kỷ XVIII, Huế trở thành kinh đô vương triều Tây Sơn (1788 - 1801) và sau đó là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

  • TRƯƠNG THỊ CÚC Sông Hương là một trong những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. Sông là hợp lưu của hai nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc từ độ cao 900 mét đầu nguồn Hữu trạch, 600 mét đầu nguồn Tả trạch, vượt 55 ghềnh thác của nguồn hữu, 14 ghềnh thác của nguồn tả, chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình theo núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình và dồn nước về phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An.

  • Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi đầu tư xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người đi du lịch, văn hóa ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên được mở ra để thu hút du khách.

  • Chúng tôi đi thăm đầm chim Quảng Thái, theo ông Trần Giải, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền.

  • I. Chúng tôi xin tạm hiểu như sau về văn hóa Huế. Đó là văn hóa Đại Việt vững bền ở Thăng Long và Đàng Ngoài chuyển vào Thuận Hóa - Phú Xuân.

  • Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào.

  • LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, . Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi ký âm nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc. Được sự đồng ý của tác giả, TCSH xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

  • Từ sau ngày giải phóng đến nay, tôi chưa một lần gặp lại Anh hùng Vai và Anh hùng Kan Lịch. Về Huế hoài nhưng lên A Lưới lại không đủ giờ và không dễ dàng gì. Những năm trước, đường về A Lưới còn chật hẹp, lổm chổm đất đá, lại hay sạt lở... đi về rất khó khăn và phải mất vài ngày. Đến Huế vào mùa khô thì lại ít thời giờ. Về Huế dịp mùa mưa thì đường về A Lưới luôn tắc nghẽn.