QUANG PHONG
Trải qua hơn 5 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế tuy không có quy mô hoành tráng như Festival Huế vào những năm chẵn nhưng luôn để lại những dấu ấn khó quên đối với người dân Huế và du khách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế và khẳng định thương hiệu, vị thế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Họa sĩ Thân Văn Huy đang trình diễn làm hoa giấy Thanh Tiên
Khơi dậy cảm hứng sáng tạo của các nghệ nhân
Cứ sau mỗi kỳ Festival dù là năm chẵn hay năm lẻ, câu hỏi mà nhiều người đặt ra đó là hiệu quả của nó mang lại. Có thể nói, nếu chỉ chú trọng vào hiệu quả kinh tế được định lượng từ việc bán vé hoặc căn cứ trên số lượng du khách đến Huế trong vài ba ngày diễn ra lễ hội qua các kỳ để đong đếm về tính hiệu quả thì hẳn sẽ rất phiến diện, bởi Festival là một sự kiện văn hóa, hiệu quả của văn hóa đem đến không chỉ ở phương diện kinh tế mà còn ở phạm trù tinh thần. Tham gia, đắm mình và thưởng thức các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật trong không khí náo nức của Festival Huế sẽ giúp người dân Huế và du khách nâng cao vốn hiểu biết, khả năng cảm thụ về văn hóa vốn không dễ gì ngày một ngày hai mà có được.
Đối với Festival Nghề truyền thống lại có thêm đặc thù riêng, đây là những cuộc biểu dương sinh động về trí tuệ và tài năng của các làng nghề, cơ sở nghề thủ công truyền thống của các địa phương trong tỉnh và khắp mọi miền cả nước, qua đó góp phần khơi dậy cảm hứng sáng tạo của các nghệ nhân đối với các sản phẩm thủ công vốn đang dần lấy lại vị thế trong giai đoạn hiện nay. Nếu như không có Festival Nghề truyền thống Huế, chúng ta sẽ không có một trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề ở Phường Đúc hôm nay, danh tiếng cũng như không khí của nghề đúc cũng không lan xa mạnh mẽ. Nếu không có Festival Nghề truyền thống, hẳn cũng sẽ không có một Tịnh Tâm Kim Cổ, một cơ sở giới thiệu các sản phẩm kim hoàn tư nhân vốn lấy cảm hứng từ chủ đề Festival Nghề 2007: “Đúc đồng, Chạm khắc và Kim hoàn”. Cũng chưa hẳn có một nhà hàng chay Thiền Tâm với mô hình thiết kế từ Festival Nghề truyền thống 2011 có chủ đề “ẩm thực và cây kiểng”… Và có lẽ, Festival Nghề truyền thống cũng chính là động lực tiếp thêm niềm tin cho anh Đỗ Hữu Triết, nghiên cứu phát triển để làm hồi sinh một nghề truyền thống tưởng như đã thất truyền: nghề Pháp Lam. Một trong những điều quan trọng nhất mà Festival Nghề truyền thống đem lại là góp phần tạo nên niềm tin, sự tự hào của giới trẻ về nghề truyền thống, nhiều gia đình đã cho con cái nối nghiệp theo nghề của ông cha và họ hoàn toàn có thể “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” từ nghề chứ không nhất thiết phải theo học ở các bậc học chính quy như trước. Nhiều người thợ lành nghề có ý thức trau dồi, nâng cao tay nghề, sáng tạo nên nhiều sản phẩm kế thừa truyền thống.
![]() |
Du khách rất thích thú khi trải nghiệm các không gian làng nghề tại Festival Nghề truyền thống Huế 2013. Ảnh: Q.Phong |
2015 - hội tụ tinh hoa nghề cả nước
Festival Nghề truyền thống Huế 2015 đánh dấu sự trưởng thành và ngày càng hướng đến tính chuyên nghiệp của thành phố Huế trong việc tổ chức Festival Nghề vào những năm lẻ. Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế khẳng định, Festival lần này sẽ hướng đến tính tiết kiệm, ưu tiên giới thiệu những sản phẩm, nghề truyền thống là thế mạnh của địa phương. Với kinh phí dự kiến không lớn hơn hai lần tổ chức trước, Ban tổ chức Festival nghề 2015 chỉ mời các nghệ nhân các làng nghề trong cả nước một cách có chọn lọc và tạo điều kiện để các nghệ nhân trong tỉnh khẳng định tài nghệ của mình. Mặc dù tiết kiệm, song không vì thế mà Festival lần này thiếu tính hấp dẫn, mới mẽ. Ban tổ chức sẽ chú trọng đến kết nối và tạo ra nhiều không gian mang tính cộng đồng tương tác cao để trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề thủ công truyền thống Huế tạo thành trục không gian có tính chất liên hoàn từ Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Công viên Phan Bội Châu, Công viên Tứ Tượng, Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Văn hóa làng nghề Phương Nam, không gian giới thiệu đặc sản ẩm thực Huế tại công viên 3 - 2...
Festival Nghề truyền thống 2015 hướng đến kết hợp giữa hai loại sản phẩm: thủ công mỹ nghệ và các tour tuyến du lịch tham quan. Không gian Lễ hội sẽ được mở rộng qua việc kết nối các Tour đến với các làng nghề, các điểm tham quan du lịch đã từng triển khai như: Tour du lịch trải nghiệm Đúc đồng, nhà vườn Thủy Biều, Kim Long; Tour ấn tượng Huế xanh... Các sản phẩm giới thiệu tại Festival lần này chú trọng đến tính độc đáo, đậm đà bản sắc Việt, bản sắc Huế gắn với đặc trưng của các làng nghề đã được giới thiệu qua 5 kỳ tổ chức trước và được du khách ưa chuộng như: Thêu, Pháp lam, Kim hoàn, Chạm khảm, Mỹ nghệ đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, Đèn lồng, Dệt may, các sản phẩm trên chất liệu giấy... Để tạo nên sự sinh động, cuốn hút và tránh nhàm chán, lần này Festival Nghề truyền thống sẽ chú trọng hơn đến việc tạo ra nhiều không gian tái hiện lại quá trình sản xuất, giới thiệu sản phẩm mới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại thông qua hoạt động thao diễn nghề.
Hướng đến tinh thần tiết kiệm song đây là lần đầu tiên Thành phố tính đến việc đầu tư một số trang thiết bị phục cho Festival. “Chúng tôi bước đầu sẽ đầu tư hệ thống khán đài sân khấu để phục vụ lâu dài cho các kỳ Festival sau này”, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết.
Q.P
(SDB16/03-15)
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội thảo “Nghề và làng nghề truyền thống Huế với phát triển du lịch” đã được tổ chức vào sáng ngày 28/4/2013.
SỬ KHUẤT
Có thể nói, những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những dấu ấn văn hóa của Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Tối 27-4, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V năm 2013 đã diễn ra với một chương trình nghệ thuật đẹp mắt và giàu bản sắc Huế.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Tại Festival Nghề truyền thống Huế năm nay, nghệ nhân Lê Văn Kinh tham gia triển lãm tranh thêu tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Tp. Huế với 17 tác phẩm về các chủ đề thắng cảnh xứ Huế, thắng cảnh ba miền và một số bức tranh thêu điển tích truyền thống. Có thể kể đến những tác phẩm như: Kỳ Đài Huế và Thể Nhơn môn, chùa Linh Mụ và tháp Phước Duyên, cầu Trường Tiền, Khuê Văn Cát, ngư ông, mục đồng... Triển lãm kéo dài từ 27/4 - 1/5/2013.
NGUYỄN LÊ THU HIỀN
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó.
AN ĐÔNG
Chào Festival Nghề truyền thống Huế lần V
Vậy là Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V sắp diễn ra. Không thể so sánh với các kỳ Festival Huế được tổ chức vào các năm chẵn về quy mô cũng như sự đa dạng, nhưng Festival Nghề truyền thống đã góp vào dòng chảy của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một bản sắc rất độc đáo với tất cả sự ngưỡng vọng và tôn vinh những giá trị đặc sắc hun đúc từ nền văn minh lúa nước đã có từ cách đây hơn 4000 năm.
LÊ VĂN LÂN
Nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2013 (27/4 - 1/5/2013)
Không quy mô và hoành tráng như các kỳ Festival diễn ra vào các năm chẵn, nhưng các kỳ Festival nghề truyền thống luôn hấp dẫn đối với du khách cũng như người dân xứ Huế.
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.