Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Mở đầu chương trình Festival Thơ Huế, Nghệ sĩ Bạch Hạc ngâm bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến dự chương trình có ông Hoàng Khánh Hùng - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế và bạn yêu thơ.
Festival Thơ Huế là một chương trình thi ca của thi sĩ xứ Huế qua các kỳ Festival Huế, hình thành từ năm 2004 đến nay đã 18 năm và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người yêu thơ.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại chương trình, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Thơ Huế và di sản từ lâu đã là mối liên lạc hỗ tương. Huế có một di sản thi ca thật đặc biệt đó là Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân với bao trầm tích văn hóa Huế.
![]() |
Nhạc phẩm " Mùa xuân nho nhỏ" góp phần tạo nên không khí vui tươi tại chương trình Festival Thơ Huế |
Bên cạnh những di sản vật thể do con người sáng tạo nên với hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên là chủ đích tuyệt vời, thì di sản phi vật thể, cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa của miền sông Hương núi Ngự; với không gian văn hóa Huế còn gìn giữ trong tà áo dài, trong chiếc nón bài thơ, trong lời ăn tiếng nói, trong giọng Huế dạ thưa, trong các món ẩm thực Huế như cơm hến, bánh bèo… với những dấu ấn của một Huế hiện đại bên cạnh sự cổ kính kinh kỳ một thưở...; tất cả đã gợi niềm cảm hứng cho các thi nhân sáng tác.
Một khối lượng đồ sộ các thi phẩm của các thế hệ thi sĩ với hàng trăm tác giả, hàng trăm bài thơ sáng tác về Huế, về di sản Huế đã tạo ra một hiện tượng hiếm thấy trong kho tàng thi ca Việt Nam.
![]() |
Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân |
Chương trình thơ đã đem đến nhiều cảm xúc cho khán giả với bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thu chí của Đại thi hào Nguyễn Du, 3 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chạm khắc trong nội thất điện Thái Hòa viết về chủ đề mùa xuân qua bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung, Tết của mẹ tôi của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính, Trong đôi mắt Huế của nhà thơ Đông Hồ, Chiều Hương Giang của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Địa chỉ buồn của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Mưa Huế của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, Xứ sở dịu dàng của nhà thơ Phạm Tấn Hầu, Tản mạn Huế của nhà thơ Lê Tấn Quỳnh...
![]() |
Lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm cùng các văn nghệ sĩ |
Bên cạnh đó, chương trình còn có các nhạc phẩm sôi động, vui tươi như bài Mùa Xuân nho nhỏ (thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn), Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, Cơm Hến (Thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, nhạc Trầm Tích). Thơ và nhạc hòa quyện tạo nên một đêm thơ giàu cảm xúc, đầy sức xuân và đậm chất Huế.
Thi ca luôn có sức hút kỳ diệu với cuộc sống và cuộc sống lại hiện diện trong thi ca với tất cả những gì đầy cảm xúc nhất và tinh tuý nhất.... Ở đâu con người tồn tại, thi ca luôn ở đó, thi ca sinh ra từ cuộc sống nhưng cao hơn cuộc sống vì nó là những phút thăng hoa cảm xúc của con người thổi hồn vào hiện thực, phản ảnh cuộc sống tươi đẹp và hấp dẫn hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.