Eugénie Grandet, cuốn tiểu thuyết của thời gian ngưng đọng(1)

14:58 17/12/2009
SICOLE MOZETBà Nicole Mozet, giáo sư trường Paris VII, chuyên gia về Balzac và là người điều hành chính của các hội thảo về Balzac đã làm một loạt bài nói chuyện ở trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản thế giới... Chúng tôi trích dịch một đoạn ngắn trong bản thảo một bài nói chuyện rất hay của bà. Lúc nói bà đã phát triển những ý sau đây dưới đầu đề: Thời gian và tiền bạc trong Eugénie Grandet, và đã gợi cho người nghe nhiều suy nghĩ về tác phẩm của Batzac, cả về một số tác phẩm của thế kỉ XX.

Ảnh: antiqbook.com

Bảo quản, ngấu nghiến, phục chế, ghi nhớ hay bồi hoàn thế giới Tấn trò đời được xuyên suốt bởi những lực lượng cứ ra sức chống lại vương quốc của thời gian. Không phải tất cả nhân vật bandaxiêng thảy đều là những chàng Rastinhac ra đi trong cuộc chinh phục Paris, mà còn có nhiều nhân vật tự chôn mình nửa sống nửa chết như những người sống sót của nền quân chủ cũ hay lui tới các thính phòng trong Béatrix hay trong Phòng chứa đồ cổ. Trong Cô gái già, Rose Cormơn xứng với tên Pénélope hơn cả con ngựa cái của bà ta. Trong Miếng da lừa, để chẳng còn phải ước ao một cái gì, Raphael de Valetin đã biến ngôi nhà mình thành một khu vực hoàn toàn tự động hóa, cửa ra vào cứ tự mở trước anh. Tiết kiệm cả lương thực nữa: trong Thầy Cornélius, hai ông già chồm chỗm trên kho của mình, cùng chén với nhau một quả trứng lacoóc. Cũng chính do hà tiện mà ngôi nhà Grandet biến thành một cái hang không ánh sáng, không ấm áp, không sắc mầu. Như thể tất cả bọn họ đã bị bỏ bùa mê, như thể chủ nhân ngôi nhà giống như vua Midas đã nhận được năng khiếu biến thành vàng mọi thứ ông chạm vào: không có gì lạ khi chính trong văn bản này, từ vàng đạt lên đỉnh các tần số [...] Về nhân vật này, được so sánh với con yêu râu xanh trong bản thảo, người ta có thể nói hắn là một con yêu tinh hiện đại, lấy tất cả mà không trả lại, không chuyển giao một cái gì. Eugénie Grandet là cuốn tiểu thuyết của thời gian bị chững lại.
[...]

Trong Eugénie Grandet, mỗi người mỗi vật đều phải tuân theo luật bảo quản do Grandet áp đặt. "Không làm hao tổn một cái gì "là công thức của lão. Giống như loài quạ, mà Gradet nói rằng "giống như mọi người, chúng ăn thứ chúng tìm thấy, "với lão, những con người cũng tự nuôi sống bằng xác chết: "Chẳng phải chúng ta sống bằng người chết đó sao? Thế thừa kế là gì vậy? "Chính vì cháu trai lão bị phá sản mà lão cảm thấy "một kiểu trắc ẩn" đối với chàng, trong khi lão vẫn nghĩ rằng "bố chết trước con" là điều bình thường. Cái chết chẳng quan trọng gì với Grandet, trừ phi cái chết đó có nguy cơ mở ra một khoản về "thừa tự" khiến lão bị truất quyền sở hữu. Chỉ trong trường hợp đó chết mới thành một tai họa trọng đại. Trên phương diện phá vỡ một sự liên tục, nó trở thành một biến dạng quá thể đối với con người hà tiện này, đã một lần khinh suất trót sinh ra một đứa con: "Hãy cố giữ gìn vợ tôi cho tôi [...]", Grandet căn dặn ông thầy thuốc như vậy. Bà Grandet chết mà chẳng chiến đấu gì, đúng như "một nô lệ" khốn khổ, nhưng tất cả vẫn diễn ra tốt đẹp vì Eugénie khước từ của thừa kế của bà mẹ.

Các đồ ăn chế biến để dành thì tầm thường hơn, kiểu nho mà Eugénie mời cha mình và cậu em họ: năng lực chế biến để dành của tỉnh lẻ vốn nổi tiếng. Nhưng trò chơi chữ của người bán muối quá đáng tới mức câu đó mở đường cho cái Grotexque bước vào truyện kể có màu sắc trung độ này, và khiến tất cả thành phố Saumur (2) lật nhào vào một chậu nước muối:

"Bà ta còn khả năng sinh con đấy, người bán muối nói, bà ta được bảo quản như ngâm trong nước muối, nói trộm phép".

Ta có thể phát triển đến vô tận hệ biến hóa về sự sấy khô và quặng hóa này vốn là rường mối truyện kể của cuốn tiểu thuyết. Ngay cả đến những cây dương vốn sinh lợi tốt, Grandet vẫn thấy chúng quá tham ăn, bởi chúng "ngốn" năm trăm gốc cỏ chăn nuôi đáng lẽ lão có thể trồng vào đấy. Sau khi vợ chết, Grandet luyện cho con gái những "cung cách hà tiện" của lão một cách có phương pháp.

"Lão lần lượt và chậm chạp dậy cho con tên, diện tích ruộng nho và ấp trại của lão".

Cuộc đời họ đơn điệu tới mức chỉ cần vài dòng là người kể chuyện có thể bao quát được giai đoạn đi từ cái chết của bà Grandet tới cả cái chết của chồng bà:

"Năm năm trôi qua, không một sự cố nào đánh dấu cuộc sống của Eugénie và cha nàng. Cũng chỉ vẫn những hành vi giống nhau, lúc nào cũng được hoàn tất như động tác đi lại đều đặn đo giờ của cái đồng hồ quả lắc cũ kĩ.

Trong tính hà tiện kín mít, trong khu nhà cửa đóng then cài, nơi đó người ta nhập kho mà không tiêu pha, chỉ duy nhất có một sự cố "tiến triển nhanh", đó là bệnh liệt của lão Grandet, bản thân bị biến thành tượng trước khi chết. Sau tám năm, trong thính phòng của người phụ nữ chỉ biến thành Cô de Froidfond đối với những kẻ nịnh bợ bao vây nàng, điều khác biệt duy nhất - điều tiến bộ duy nhất theo như văn bản, đó là bó hoa của ông Chánh án đã trở thành thường nhật:

"[...] cái cảnh bắt đầu câu chuyện này cũng gần giống như trong quá khứ. Bầy chó săn vẫn theo đuổi Eugénie và các triệu bạc của nàng, nhưng bầy chó nay đông hơn lại sủa hăng hơn và đồng loạt bao vây con mồi của chúng. Nếu Charles có đến từ đáy sâu vùng Châu Á (3) tất yếu chàng ta sẽ vẫn thấy lại cũng những nhân vật ấy và những quyền lợi ấy".

Đặng Thị Hạnh trích dịch từ bản thảo
Làm bằng muối và vàng: Eugénie Grandet, một câu chuyện không có lịch sử.

(123/05-99)



---------------------------------
(1) Nguyên văn: "Cuốn tiểu thuyết của thời gian bị chững lại". Câu này trong bài viết của bà Mozet được người dịch đưa lên làm đầu đề bản dịch.
(2) Khi Nanon được Eugénie cho 12.000 phrăng sau khi bố nàng chết, Nanon đã lấy chồng và mặc dù 59 tuổi rồi vẫn béo tốt hạnh phúc. Người bán muối nói đùa về chế độ ăn kham khổ của bà ta ở nhà Grandet bằng cách chơi trên chữ Saumur (tên thành phố) và chữ saumure (nước muối, nước mắm).
(3) Les Indes: từ chỉ chung các thuộc địa cũ (phần lớn của Anh ở vùng Nam Á.





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.

  • Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

  • HOÀNG THỤY ANH Phan Ngọc đã từng nói: Thơ vốn dĩ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.

  • TRẦN THIỆN KHANH (Nhân đọc Phim đôi - tình tự chậm, Nxb. Thanh niên 2010)

  • LGT: Tuệ Nguyên, một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca. Trong chuyến xuyên Việt, anh đã ghé thăm tạp chí Sông Hương. Phóng viên Lê Minh Phong đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ trẻ này.

  • KHÁNH PHƯƠNG Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ và cả những suy lý.

  • HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…