Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.
Chiếc áo dài đã gắn bó với Cố đô Huế từ rất lâu. Thời vua Minh Mạng, nhà vua đã ra sắc chỉ: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều phải mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Với người lớn, áo dài đã trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường.
Năm 1917, ngay tại kinh đô Huế, trường Đồng Khánh, ngôi trường nữ đầu tiên của 13 tỉnh Trung kỳ được xây dựng dưới sự hiện diện của vua Khải Định. Những tiểu thư khuê các từ các vùng như: Đập Đá, Nam Giao, Bến Ngự, Đông Ba, Vĩ Dạ, Kim Long… của Huế nhân dịp này đã có cơ hội bước được ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” và trở thành những nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng trong chiếc áo dài tím, đồng phục quy định của trường. Những chiếc áo dài này có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân nên khi mặc áo dài, họ buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Chính vì vậy, nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ đầy ngưỡng mộ: Nữ sinh Đồng Khánh qua đò/Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi…Gió vờn tà áo khẽ lay/Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười…Nữ sinh Đồng Khánh nhớ ai/Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ. Còn trong dân gian thì vẫn lưu truyền câu truyền khẩu: “Học trò xứ Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành” để nói lên vẻ cuốn hút của những cô nữ sinh Đồng Khánh sâu lắng, dịu dàng trong tà áo dài tha thướt.
Còn nhớ, tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế cách đây 12 năm, năm 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã mạnh dạn sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế). Lễ hội Áo dài Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp quyến rũ của các cô gái Huế trong những chiếc áo dài.
Chính vì lý do đó, mà mỗi kỳ Festival về trên đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận động các chị em phụ nữ mặc áo dài khi đến công sở, nơi làm việc. Đặc biệt, có năm nữ sinh trường THPT Hai Bà Trưng và trường THPT Quốc Học đã mặc áo dài và đội nón đi học, còn các tiểu thương ở một số chợ như: Đông Ba, An Cựu… đã tự nguyện mặc áo dài trong suốt những ngày diễn ra Festival, nhằm quảng bá hình ảnh tà áo dài Huế cũng như nét duyên của người phụ nữ Huế đến với du khách. Bên cạnh đó, nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn và lực lượng nữ tình nguyện viên cũng thường xuyên mặc áo dài để tạo ấn tượng đối với du khách khi đến Huế.
|
Những chiếc áo dài tím trong Lễ bế mạc Festival Huế 2014 (ảnh chụp tại đường Trịnh Công Sơn). |
Mới đây, áp phích quảng bá Festival Huế 2014 với hình ảnh ấn tượng là hai cô gái Huế với chiếc áo dài màu vàng đã khiến du khách mường tượng đến thời hoàng kim của vương triều nhà Nguyễn trên mảnh đất Cố đô. Điều đặc biệt là hai cô gái trong áp phích chỉ là một. Đó là Thân Thị Ái Hoa, Miss Áo dài Đại học Huế 2012. Hay cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) với chiếc áo tinh khôi như thưở nào trong chương trình ca nhạc “Mùa xuân – Khúc tình ca xứ Huế & Về giữa phố xá thênh thang”, là một chương trình nghệ thuật biểu diễn đường phố tại Festival Huế 2014. Cho đến khi bế mạc Festival Huế 2014, những chiếc áo dài tím vẫn là một hình ảnh đặc biệt và vô cùng ấn tượng để đưa hình ảnh của Cố đô đến với thế giới...
Theo baobaovephapluat.vn
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.
Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...
Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière.
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.