Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.
Chiếc áo dài đã gắn bó với Cố đô Huế từ rất lâu. Thời vua Minh Mạng, nhà vua đã ra sắc chỉ: Các phi tần, người hầu kẻ hạ đều phải mặc áo dài ngay khi vừa bước chân khỏi cấm cung. Với người lớn, áo dài đã trở thành trang phục bắt buộc khi ra đường.
Năm 1917, ngay tại kinh đô Huế, trường Đồng Khánh, ngôi trường nữ đầu tiên của 13 tỉnh Trung kỳ được xây dựng dưới sự hiện diện của vua Khải Định. Những tiểu thư khuê các từ các vùng như: Đập Đá, Nam Giao, Bến Ngự, Đông Ba, Vĩ Dạ, Kim Long… của Huế nhân dịp này đã có cơ hội bước được ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” và trở thành những nữ sinh Đồng Khánh duyên dáng trong chiếc áo dài tím, đồng phục quy định của trường. Những chiếc áo dài này có cổ vuông ngắn, eo buông, tay dài, tà rộng che kín toàn thân nên khi mặc áo dài, họ buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái. Chính vì vậy, nhà thơ Mai Văn Hoan đã dành tặng cho những nữ sinh Đồng Khánh những vần thơ đầy ngưỡng mộ: Nữ sinh Đồng Khánh qua đò/Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi…Gió vờn tà áo khẽ lay/Nữ sinh Đồng Khánh thơ ngây mỉm cười…Nữ sinh Đồng Khánh nhớ ai/Mi cong khẽ chớp mắt nai thẫn thờ. Còn trong dân gian thì vẫn lưu truyền câu truyền khẩu: “Học trò xứ Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành” để nói lên vẻ cuốn hút của những cô nữ sinh Đồng Khánh sâu lắng, dịu dàng trong tà áo dài tha thướt.
Còn nhớ, tại Lễ hội Áo dài của Festival Huế cách đây 12 năm, năm 2002, 12 nhà tạo mẫu chuyên nghiệp đã mạnh dạn sử dụng 550 người mẫu không chuyên là các nữ sinh đến từ trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế). Lễ hội Áo dài Festival Huế năm đó tuy chưa chuyên nghiệp như bây giờ nhưng đã làm cho các du khách ngẩn ngơ trước vẻ đẹp quyến rũ của các cô gái Huế trong những chiếc áo dài.
Chính vì lý do đó, mà mỗi kỳ Festival về trên đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận động các chị em phụ nữ mặc áo dài khi đến công sở, nơi làm việc. Đặc biệt, có năm nữ sinh trường THPT Hai Bà Trưng và trường THPT Quốc Học đã mặc áo dài và đội nón đi học, còn các tiểu thương ở một số chợ như: Đông Ba, An Cựu… đã tự nguyện mặc áo dài trong suốt những ngày diễn ra Festival, nhằm quảng bá hình ảnh tà áo dài Huế cũng như nét duyên của người phụ nữ Huế đến với du khách. Bên cạnh đó, nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn và lực lượng nữ tình nguyện viên cũng thường xuyên mặc áo dài để tạo ấn tượng đối với du khách khi đến Huế.
|
Những chiếc áo dài tím trong Lễ bế mạc Festival Huế 2014 (ảnh chụp tại đường Trịnh Công Sơn). |
Mới đây, áp phích quảng bá Festival Huế 2014 với hình ảnh ấn tượng là hai cô gái Huế với chiếc áo dài màu vàng đã khiến du khách mường tượng đến thời hoàng kim của vương triều nhà Nguyễn trên mảnh đất Cố đô. Điều đặc biệt là hai cô gái trong áp phích chỉ là một. Đó là Thân Thị Ái Hoa, Miss Áo dài Đại học Huế 2012. Hay cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) với chiếc áo tinh khôi như thưở nào trong chương trình ca nhạc “Mùa xuân – Khúc tình ca xứ Huế & Về giữa phố xá thênh thang”, là một chương trình nghệ thuật biểu diễn đường phố tại Festival Huế 2014. Cho đến khi bế mạc Festival Huế 2014, những chiếc áo dài tím vẫn là một hình ảnh đặc biệt và vô cùng ấn tượng để đưa hình ảnh của Cố đô đến với thế giới...
Theo baobaovephapluat.vn
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.