UNESCO vừa chính thức công nhận danh hiệu Di sản Thế giới cho một di tích cổ xưa nổi tiếng - đường mòn Inca chạy qua 6 quốc gia Nam Mỹ.
Đường mòn Inca
Việc được công nhận sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch đối với đường mòn Inca - một hệ thống đường xá được đánh giá là vô cùng kỳ công, thể hiện sự phát triển của Đế quốc Inca, có thể đem so sánh với hệ thống đường xá rất phát triển của Đế chế La Mã.
Trong kỳ họp tại Doha (Qatar) lần này, có khoảng 40 kỳ quan thiên nhiên - văn hóa được đệ trình lên UNESCO xét duyệt danh hiệu Di sản Thế giới. Trong đó, đường mòn Inca được coi là ứng viên tiềm năng bậc nhất.
Đường mòn Inca trải dài hơn 30.000 km, được xây dựng bởi người dân của Đế quốc Inca trong suốt hàng thế kỷ. Hệ thống đường này từ thế kỷ 15 đã giúp kết nối người dân Nam Mỹ trên cả một vùng rộng lớn mà ngày nay là 6 quốc gia - Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.
6 quốc gia này đã cùng lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO. Đường mòn Inca được công nhận là Di sản Thế giới sẽ giúp đẩy mạnh phát triển du lịch ở cả 6 quốc gia này. Họ đã cam kết sẽ cùng nhau thực hiện công tác bảo tồn, khôi phục hệ thống đường mòn nổi tiếng kỳ công, đi qua những thắng cảnh kỳ vĩ nhất của Nam Mỹ.
Việc được công nhận là địa danh Di sản Thế giới có vai trò quan trọng về kinh tế đối với quốc gia sở hữu địa danh đó, bởi gần như chắc chắn họ sẽ nhận được sự hỗ trợ về kinh tế đối với việc bảo tồn di tích. Du lịch cũng sẽ nhận được cú hích lớn bởi du khách thường rất quan tâm tới những địa danh được công nhận là Di sản Thế giới.
Đường mòn Inca ở thời kỳ thịnh vượng nhất hồi thế kỷ 15, khi đó, nó đã giúp kết nối kinh thành Cusco của Đế quốc Inca (ngày nay thuộc lãnh thổ Peru) với những vùng xa xôi, rộng lớn khác của Nam Mỹ.
Dựa trên quy mô và chất lượng của đường mòn Inca, người ta có thể khẳng định những thành tựu rực rỡ của Đế quốc Inca cùng tài năng, trí tuệ của những con người thời đó khi họ đã làm nên một con đường chạy dài hơn 30.000 km, đi qua rất nhiều địa hình đa dạng, từ dãy núi Andes ra tới bờ biển, chạy qua rừng mưa nhiệt đới, thung lũng, đồng bằng, sa mạc…
Cho tới nay, những gì còn lại của Đế quốc Inca không nhiều, trong đó, đường mòn Inca được coi là minh chứng độc đáo và thuyết phục nhất về sự phát triển của một nền văn minh đã từng một thời thịnh vượng ở Nam Mỹ.
Hệ thống đường này đã kết nối người dân ở khắp các vùng miền xa xôi, hẻo lánh nhất, giúp họ thông thương buôn bán, đi lại, giao dịch, thông tin và bảo vệ lãnh thổ suốt một thời kỳ dài.
Tuy vậy, chính hệ thống đường này về sau đã bị những người Tây Ban Nha tận dụng trong quá trình đi xâm lược các quốc gia Trung và Nam Mỹ hồi năm 1526.
Đường mòn Inca cho đến nay vẫn được coi là minh chứng cho một cuộc cách mạng văn hóa đã từng diễn ra ở Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước, là biểu tượng sức mạnh của Đế chế Inca một thời.
Hiện nay, đường mòn Inca không còn giữ được tính liên tục như trước đây bởi ở nhiều nơi, người dân đã canh tác, trồng cây lương thực lên cả con đường. Khi được công nhận, chính phủ 6 nước Nam Mỹ sẽ cùng hợp lực để khôi phục đường mòn, đảm bảo tính liên tục của nó.
Thành lũy Arbil
Bên cạnh đường mòn Inca, thành lũy Arbil của Iraq cũng được công nhận là Di sản Thế giới tại kỳ họp lần này. Đây được coi là tín hiệu lạc quan cho người dân Iraq giữa bối cảnh quốc gia này đang phải gánh chịu nhiều bất ổn, xung đột.
Thành lũy Arbil nằm ở trung tâm của thành phố Erbil (Iraq), đây là một trong những khu vực có người định cư liên tục và lâu đời nhất trên thế giới. Con người đã tới đây sinh sống từ ít nhất 6.000 năm trước.
Theo Bích Ngọc - Dân Trí
LỖ TẤN
Nói đến đọc sách, tựa hồ đó là một việc rất rõ ràng, chỉ cầm đem sách ra đọc là được rồi. Nhưng không hề đơn giản như vậy.
THUẬN AN
(Đọc cuốn ký sự đường xa “18 tuổi và chuyến phượt solo đầu đời trên đất Mỹ” của Phạm Nguyễn Linh Đan, Nxb. Hội Nhà văn 2018).
(Để tưởng niệm thi sĩ Mary Oliver, vừa mất ngày 17 tháng 1, 2019, tại Florida, 83 tuổi)
ĐỨC TÙNG
CHU HUY SƠN
Khó có thể kể hết những nhà thơ Việt Nam và thế giới bắt gặp cảm hứng từ cuộc đời cao đẹp và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sáng tác nên những tác phẩm về Người. Song, tôi cho rằng, bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ” của nhà thơ Cuba là một trong những sáng tác hay nhất viết về Bác.
Sinh năm 1947 tại Rio de Janeiro, Brazil, 40 tuổi mới viết và xuất bản cuốn sách đầu tiên, Paulo Coelho được xem là nhà văn (còn sống) được đọc nhiều nhất thế giới: tuy số lượng tác phẩm đến nay chỉ trên 20 cuốn, nhưng đã phát hành đến 86 triệu bản tại 150 quốc gia, trong đó có nhiều cuốn luôn ở trong danh sách best- seller (số liệu tính đến tháng 6/ 2015). Ngày 22/12/2016, trong danh sách 200 tác giả có ảnh hưởng lớn nhất thế giới do công ty Richtopia đề xướng, Paulo Coelho được kể tên ở vị trí thứ 2.
WILLIAM D. ADAMS
LGT: William D. Adams hiện là học giả cao cấp tại quỹ hỗ trợ nhân văn và khoa học nghệ thuật lừng danh Andrew W. Mellon của Hoa Kỳ. Từ 2014 - 2017, ông được Tổng thống Obama (lúc đương nhiệm) bổ nhiệm giữ chức vụ chủ tịch Tổ chức Quốc gia về Nhân văn (NEH) - cơ quan độc lập của chính phủ tài trợ các dự án văn hóa, nghệ thuật, và giáo dục.
PABLO NERUDA
LGT: Pablo Neruda, nhà thơ Mỹ Latinh nổi tiếng thế giới, sinh năm 1904 tại Parral, Chile. Năm 1920 ông đến Santiago để học tập và công bố bài thơ đầu tiên “La canción de la fiesta” (1921), rồi được biết đến rộng rãi qua tập thơ “Crepusculario” (1923).
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Tôi xin được dùng tên một bài thơ viết tại Paris của mình làm tựa đề cho bài viết này. Đó là những cảm xúc thăng hoa, những phút giây hạnh phúc và cũng là những kỷ niệm khó quên cùng bạn thơ của 24 quốc gia tham dự cuộc thi Slam thơ Quốc tế 2018 tại Paris tháng 5/2018 vừa qua.
PHẠM HỮU THU
Nhân loại kính nể không chỉ vì đất nước Nhật Bản bình tĩnh ứng phó thiên tai mà còn gây thiện cảm qua hành vi ứng xử của họ.
NGUYỄN THANH VIỆT
Nguyễn Thanh Việt là nhà văn gốc Việt đoạt giải văn chương Pulitzer, tác giả của “The Sympathizer,” “The Refugees,” và “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.” Ông hiện là giáo sư Anh văn tại Đại học Nam California (Mỹ).
(T. Segers đặt câu hỏi, Hans Robert Jauss trả lời, Timothy Bahti dịch [sang tiếng Anh], Tạp chí New Literary History, Vol. 11, No. 1, Johns Hopkins University Press, 1979).
HENRY SLESAR
Nhà văn nổi tiếng Henry Slesar (1927 - 2002) viết tiểu thuyết, kịch bản, trinh thám, khoa học viễn tưởng đặc sắc về thủ pháp hài hước, kết cục trái chiều.
PHẠM ĐĂNG
Thế giới vừa vĩnh biệt một thiên tài: Stephen William Hawking.
Ngày sinh của Hawking (8 tháng 1 năm 1942) đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo Galilei (8 tháng 1 năm 1642). Ông qua đời (14/3/2018) vào ngày số Pi, cũng là ngày sinh của Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879).
Robert Arthur, Jr. sinh năm 1909, tại Philippines, nơi cha của ông, sĩ quan quân lực Hoa Kỳ, đóng quân. Tuổi thơ của ông cũng theo chân cha nay đây mai đó, có điều là ông không nối nghiệp cha (dù đã được nhận vào trường West Point), mà chọn học ngành văn chương.
HENRY JAMES
Henry James: Nhà văn Mỹ (1843 NewYork - 1916 Luân Đôn), viết tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học; đặc biệt yêu văn học, nghệ thuật Pháp. Tác phẩm: 112 truyện ngắn (1864 - 1910), Toàn tập (1990 - 2009). Chủ đề: Ý thức, tâm lý; mơ mộng, tình cảm; vẻ đẹp, chân lý nghệ thuật.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trước khi biết lòng tử tế là gì
Bạn phải mất đi nhiều thứ
NGUYỄN DƯ
Đọc Thơ Đường bất ngờ thấy bài Lương Châu từ của Vương Hàn (687 - 726):
Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi.
PHẠM TRƯỜNG THI
Tôi và nhà văn Hà Phạm Phú nhận lời mời của Hội Nhà văn Việt Nam đi dự Hội thảo văn học quốc tế Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mê Kông gồm: Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam được tổ chức từ ngày 21 đến 25 tháng 5 năm 2017 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, khu tự trị dân tộc Choang Trung Quốc.
W.S. PEIRIS
W.S.Peiris sinh 1932; đạt giải nhì truyện ngắn tiếng Anh trong cuộc thi Văn học quốc gia Tích Lan năm 2008. Hiện ông sống tại Kiribathgoda, Sri Lanka.