Mấy thế kỷ sau, Phú Xuân trải dài mấy trăm năm là kinh đô Chúa Nguyễn, Tây Sơn, các vua Nhà Nguyễn. Cách mạng Tháng Tám chỉ thành công trọn vẹn khi tại Ngọ Môn, vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam thoái vị, trao lại ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. Phong trào sinh viên học sinh đô thị miền Nam, phong trào Phật giáo yêu nước chống đế quốc Mỹ xâm lược ghi nhận sự khởi phát và cao trào ở Huế. Huế 1968. Huế 1975. Tất cả đều có dấu ấn rất riêng của Huế, với sứ mệnh lịch sử trước dân tộc cực kỳ lớn lao. Và bây giờ TT Huế đang xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Một thành phố có núi non bạt ngàn hùng vỹ nhất, có bờ biển dài nhất, có đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có nhiều sông suối nhất... Thành phố ấy cũng có một tiềm lực kinh tế, tri thức, văn hóa hết sức phong phú, tinh túy, chất lượng, là tiền đề cho sự phát triển bền vững. Trong những ngày này, TT Huế đang bám trục xoay cho mọi huy động tổng lực: xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương bằng chính thực lực của mình. Muốn vậy mỗi người dân, mỗi công dân Huế, cần biết rõ, cần xác định thời điểm này chúng ta đang ở đâu? chúng ta đang có những tồn tại, hạn chế nào? chúng ta sẽ làm gì để phát triển? Thời điểm 2010, TT Huế đang có những thành tựu phát triển thấy rõ. Lần đầu tiên từ khi chia tỉnh (1990) đến nay, toàn tỉnh hoàn thành 100% tất cả các chỉ tiêu đề ra, với 16/16 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Tăng trưởng GDP đạt 12,5% (cao hơn 1,3% so 2009). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 27%. Sản lượng lúa tăng 1,6%. Chúng ta đang có một cơ cấu kinh tế rất đẹp là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo. Năm 2010 dịch vụ tăng 12%, công nghiệp xây dựng tăng 16,8%, nông lâm thủy sản tăng 1,5% song chúng ta vẫn xác định công nghiệp không là đặc thù của Thừa Thiên Huế. Chúng ta trở thành thành phố trực thuộc trung ương với cách đi riêng đó là phát triển du lịch - dịch vụ. Toàn tỉnh cũng tổ chức thực hiện quyết liệt Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị: hoàn thành Đề án Xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai Đề án Phát triển kinh tế tổng hợp vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; hoàn thành việc thành lập thị xã Hương Thủy, thành lập thị trấn huyện lỵ Phú Đa; thành lập các đô thị động lực Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An... Chúng ta đã có những thành tựu đột phá song so với các thành phố phát triển như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... chúng ta có những cái chưa bằng. Ví như năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của TP Hồ Chí Minh là 2.800 USD, Hà Nội và Đà Nẵng hiện nay (trực thuộc Trung ương từ năm 1997, đến nay đã 14 năm) là 2000 USD/người/năm. Muốn đạt đến con số 2000 USD, TT Huế phải chờ thêm vài năm nữa (hiện tại là 1.150 USD/người/năm). Phải công nhận cái được của người khác, chúng ta mới theo đó mà phát triển, không thể tự thỏa mãn với những gì đã có. Những năm qua Thừa Thiên Huế có đột phá trong tổ chức, đào tạo nhân lực nhưng chưa đạt như mong muốn. Xem cái cách nhiều nơi tổ chức đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ từ nguồn ngân sách địa phương thì TT Huế còn nhiều cái phải học hỏi. Báo cáo của UBND tỉnh năm 2010 cũng chỉ ra hạn chế này khi xác định: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên gia lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động... TT Huế muốn xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương, thì trước hết, phải có nguồn nhân lực ngang tầm, phải có những con người đầy sáng tạo và bản lĩnh, đầy trí tuệ và nhân văn, thừa khát vọng và cống hiến... Năm 2010 TT Huế đạt thu ngân sách 3.010 tỷ đồng, tăng 16,7% so năm 2009. Cuối nhiệm kỳ này, 2015, dự kiến sẽ thu ít nhất 6000 tỷ đồng (của giá trị thời điểm 2010), muốn vậy mỗi năm phải tăng 10%. Đó là việc có thể làm được trong tầm tay nếu căn cứ mức tăng trưởng GDP đạt 12,5% trong năm qua. Thậm chí nếu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm, TT Huế sẽ đạt con số cao hơn thế. Mừng cái đạt được, song cũng trăn trở. Ví như nói chuyện hộ nghèo theo tiêu chí cũ của năm 2005 thì thời gian qua TT Huế giảm nghèo rất khá, nhưng nếu áp dụng tiêu chí mới thì sau một đêm, lại có con số nghèo tăng. Vì vậy cũng còn phải lo cho hộ cận nghèo...
Nhân đây, cũng nhắc đến chuyện còn một số tồn tại. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế TT Huế còn thấp so với yêu cầu. Tăng trưởng của TT Huế vẫn dựa vào phát triển theo chiều rộng, chưa có nhân tố đột phá để phát triển nhanh. Khó có thể hình dung là ở TT Huế, người dân cần cù lại có năng suất lao động xã hội thấp, nhưng đó là một thực tế. Năm 2009, năng suất lao động bình quân của TT Huế đạt 10,1 triệu đồng, chỉ bằng 93% so bình quân chung cả nước. Du lịch dịch vụ là một thế mạnh của Huế, nhưng đến nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế so sánh. Không có nơi nào các điểm du lịch nhiều như Huế, nhưng Huế vẫn không níu kéo được bước chân du khách. Môi trường kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cũ mòn và không sáng tạo, các dịch vụ vui chơi giải trí, khu mua sắm, khu ẩm thực... chưa đáp ứng nhu cầu du khách... Tất cả khiến việc thu hút thời gian lưu trú, thu hút chi tiêu của khách gần như trì trệ suốt nhiều năm. Những yếu kém khác có thể liệt kê thêm ra đây: quản lý tài nguyên môi trường, quy hoạch sử dụng đất chưa theo kịp định hướng phát triển; sản xuất nông nghiệp chưa thật sự bền vững; kết cấu hạ tầng tuy đầu tư tăng cao song thiếu đồng bộ, tiến độ chậm; quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập; trật tự kỷ cương còn buông lỏng; chất lượng giáo dục còn khoảng cách lớn giữa các vùng... Đó là những yếu kém khiến chúng ta suy nghĩ. * Năm 2011 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, thực hiện các mục tiêu đến 2020 và Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển TT Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Quan điểm phát triển của Tỉnh ủy năm 2011 là ưu tiên mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, trọng tâm là TP Huế, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ để hướng tới xây dựng TT Huế trở thành Thành phố cảnh quan, di sản, thân thiện với môi trường. Mục tiêu là đến năm 2014, TT Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2011 sẽ là năm tạo tiền đề cho mục tiêu lớn lao đó. Toàn tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, xem đây là giải pháp bứt phá. Hoàn thiện quy hoạch mở rộng đô thị, tạo quỹ đất; sắp xếp lại các khu đất vàng; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư... Hoàn thiện quy hoạch đô thị, tập trung đầu tư hạ tầng, nhất là giao thông, điện nước, viễn thông để kết nối đô thị hạt nhân Huế với các đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền... Khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của vùng đất văn hóa để nâng cao chất lượng, hiệu quả của ngành du lịch, dịch vụ: khuyến khích đa dạng hóa và nâng cao các loại hình dịch vụ, phát triển du lịch thành một ngành mũi nhọn với nhiều sản phẩm du lịch phong phú như du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển và đầm phá. Toàn tỉnh cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới... Trong tương lai, toàn tỉnh TT Huế là một thành phố phát triển bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế hợp lý với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng thành phố xanh, thành phố công viên, thành phố cảnh quan, di sản... Tầm nhìn đến năm 2020, TT Huế sẽ trở thành một trong nhóm 20 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực. Huế sẽ là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của miền Trung và cả nước. Mục tiêu được xác định đó vừa là niềm tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề của TT Huế. Toàn tỉnh đang tập trung mọi nỗ lực thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, sớm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đó thật sự vừa là khát vọng, vừa là trách nhiệm của mỗi một người dân Huế. TRƯỜNG AN (264/2-11) |
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.