Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của triều Nguyễn ở Huế. Vì vậy đây là điểm thu hút nhiều du khách. Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp quay lại tham quan di tích này, nhưng ấn tượng để lại trong tôi là những hình ảnh không lấy gì làm đẹp mắt lắm.
Lăng Tự Đức
Trước cổng lăng, một dãy dài hàng quán bán hàng lưu niệm, giải khát kiêm giữ xe máy, xe đạp chen chúc theo kiểu mạnh ai nấy làm, lô nhô lổn nhổn đủ màu sắc, hình hài. Mỗi khi có đoàn khách đi qua là tiếng mời chào, chèo kéo vang dậy. Bước vào cổng lăng, đập vào mắt du khách là hình ảnh hòn đảo Tịnh Khiêm nằm giữa hồ nước, do không được chăm sóc cẩn thận nên cây cối tiêu điều, xơ xác để lộ những phiến đá mốc meo trông đến não lòng. Hòn đảo này nằm phía trước Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách. Trên đảo vốn trồng cây cảnh và những hang động nhỏ để nuôi các loài thú quý hiếm cho nhà vua lên đây săn bắn giải trí. Hồ Lưu Khiêm do lâu ngày không được nạo vét, chăm sóc nay đầy rong rêu và rác rưởi với làn nước đục ngầu.
Con đường gạch Bát Tràng mềm mại uốn lượn quanh hồ Lưu Khiêm dẫn du khách đến khu vực lăng mộ nhà vua, nhưng trước mắt du khách không phải bia mộ uy nghiêm mà là một dãy hàng quán nhếch nhác nằm án ngữ ngay trước bia mộ nhà vua. Đó là những hàng quán bán đồ lưu niệm, giải khát, ăn uống... xập xệ y hệt một góc chợ xép. Những tấm bạt nilông đủ các màu sắc sặc sỡ được căng kéo bừa bãi che hẳn một góc lăng, những chiếc dù rách rưới, chỏng gọng phơi bày cùng vài chiếc ghế nhựa, chen lẫn ghế gỗ lăn lóc bên lối đi. Không thể tưởng tượng được một khu di tích nổi tiếng mà lại luộm thuộm bừa bộn mất mỹ quan đến thế!
Chúng tôi đã đến nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Ở đấy người ta cũng bán rất nhiều hàng lưu niệm và giải khát trong các địa điểm tham quan, nhưng họ không làm một cách luộm thuộm như ở lăng Tự Đức. Ở mỗi địa điểm tham quan luôn có những hệ thống kiôt được thiết kế rất thẩm mỹ và bố trí ở một vị trí hợp lý, cho du khách thoải mái mua bán mà vẫn đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến mỹ quan của di tích.
Những người bán hàng phải bỏ ra số tiền không nhỏ để có được một chỗ kinh doanh trong di tích. Do đó, đơn vị quản lý di tích cần phải sắp xếp cho các hàng quán này một vị trí hợp lý, không án ngữ ngay trước nhà bia của lăng mộ vua Tự Đức, và thiết kế lại các hàng quán theo một mẫu kiôt thật thẩm mỹ. Như vậy mới gọi là kinh doanh du lịch ở một nơi tôn nghiêm và thơ mộng.
Ông Mai Xuân Minh - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - trả lời: Tình trạng che bạt nilông, bàn ghế, bày bán lộn xộn phía trong lăng Tự Đức từng diễn ra và được khắc phục bằng cách cho xây kiôt, lập lại trật tự buôn bán. Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra tình trạng lộn xộn như bạn đọc báo Tuổi Trẻ nêu, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hồ nước và đảo Tịnh Khiêm ô nhiễm một phần do thời tiết. Chúng tôi đã nhiều lần cho nạo vét và chỉnh trang khu vực này nhưng không thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Sắp tới trung tâm sẽ có kế hoạch chỉnh trang và nạo vét lòng hồ ở các di tích thuộc trung tâm quản lý. Việc chèo kéo du khách phía trước cổng vào lăng Tự Đức vẫn còn diễn ra do khu vực này không thuộc kiểm soát của chúng tôi, mà thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế. Mong có sự phối hợp, kiểm soát đồng bộ giữa phường và trung tâm để tình trạng này chấm dứt triệt để. PHAN THÀNH ghi |
Theo Tuổi trẻ online
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.