Đưa sách vào khu phong tỏa, cách ly

14:57 27/08/2021

Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

Bạn đọc sống hẻm 100 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh nhận sách từ chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”

Đa dạng đầu sách

Từ giữa tháng 7, NXB Tổng hợp TPHCM và lãnh đạo quận Phú Nhuận đã phối hợp tặng sách cho người dân trong khu cách ly, khu phong tỏa trên địa bàn quận. Qua 2 đợt, chương trình đã trao tặng gần 1.000 sách thuộc nhiều thể loại: văn học, thiếu nhi, văn hóa, lịch sử, kỹ năng, sức khỏe… cho các khu phong tỏa, phục vụ độc giả thuộc nhiều lứa tuổi. Cùng với đó là gói cước đọc Ebook (sách điện tử) trong 3 tháng với hơn 2.000 đầu sách, nghe Audiobook (sách nói) với 200 quyển trên ứng dụng Voiz FM trong vòng 30 ngày, 1.000 voucher miễn phí xem phim trên ứng dụng Galaxy Play đối với khu cách ly tập trung. Đến thời điểm hiện tại, chương trình đã trao tặng sách cho 30 khu phong tỏa và 4 khu cách ly tập trung trên địa bàn quận Phú Nhuận.

Cùng thời điểm, Thành đoàn TPHCM, Văn phòng phía Nam - Hội Xuất bản Việt Nam và Sở TT-TT TPHCM đã cùng thực hiện chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”. Chỉ trong thời gian ngắn, chương trình đã nhận được hơn 20.000 đầu sách các loại, gồm sách giấy, sách điện tử, sách nói. Nhiều đơn vị xuất bản đã kịp thời đồng hành với chương trình như NXB Trẻ, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Saigon Books, Huy Hoàng Books, Thái Hà Books, Fahasa, Công ty Quảng Văn...

Theo chị Trịnh Thị Hiền Trân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn TPHCM, tất cả số sách giấy mà Thành đoàn tiếp nhận đã được chuyển về 21 quận, huyện và TP Thủ Đức để gửi đến tay người dân trong vòng một tháng qua. “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục thông tin và tuyên truyền đến người dân cách sử dụng mã QR để có thể theo dõi, tìm đọc sách điện tử và sách nói trên các ứng dụng. Ngoài ra, chương trình còn có thêm gói học một số kỹ năng mềm do các chuyên gia và những người có chuyên môn hướng dẫn, được các đơn vị xuất bản gửi tặng”, chị Hiền Trân cho biết.

Cần được nhân rộng

Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, những chương trình mang sách đến bạn đọc tại các khu cách ly, phong tỏa rất cần được nhân rộng, bởi hiện có nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện việc giãn cách xã hội. Vừa qua, các chương trình chỉ đến được với một số nơi, chưa thể phủ hết các địa điểm đang trong diện phong tỏa. “Nhu cầu còn rất lớn, tuy nhiên, do việc hạn chế đi lại, thành ra nhân viên của các đơn vị không thể ra ngoài để đến kho, cửa hàng đóng sách gửi đến chương trình. Nhiều đơn vị rất muốn tham gia nhưng vì nguyên nhân khách quan trên nên không thể tham gia được”, ông Lê Hoàng cho biết.

Sau quận Phú Nhuận, vào ngày 16-8 vừa qua, NXB Tổng hợp TPHCM gửi tặng sách giấy cho quận 1; riêng sách điện tử tiếp tục được gửi đến quận 5 và quận 7. Có một điều đặc biệt là từ chương trình của NXB Tổng hợp TPHCM đã tạo ra hiệu ứng tích cực. Hiện tại, Tỉnh đoàn Bến Tre đã làm việc với đơn vị này để trang bị sách điện tử cho 2 bệnh viện dã chiến ở TP Bến Tre, cùng các khu cách ly ở hai huyện Ba Tri và Thạnh Phú.

Theo bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TPHCM, cần tính đến những phương thức phù hợp để thuận tiện cho cả ba bên, gồm: địa phương, các đơn vị xuất bản và bạn đọc. Bởi theo bà Thủy, sau gần 2 năm chịu tác động bởi dịch Covid-19, hiện nay, nhiều đơn vị xuất bản cũng đang gặp khó khăn. Các đơn vị xuất bản chỉ có thể hỗ trợ một phần, không thể tặng nhiều lần vì chính các đơn vị cũng đang phải hoạt động cầm chừng, các cửa hàng sách không được mở, bán online thì sách không được xếp vào hàng thiết yếu nên không được vận chuyển, dẫn đến không có doanh thu.

Từ thực tế trên, bà Đinh Thị Thanh Thủy đề xuất: “Tôi cho rằng, cần phải có chủ trương trang bị sách đến người dân ở những vùng phong tỏa và cách ly. Đương nhiên, trong tình hình hiện nay, ngân sách đang dồn cho việc chữa trị, cho cái ăn. Nhưng nếu xác định sách là món ăn tinh thần quan trọng thì chúng ta cũng phải tính đến việc trích bao nhiêu trong khoản ngân sách đó dành cho món ăn này”.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.