Dòng sông hoài niệm

10:51 01/09/2009
PHẠM PHÚ PHONGThỉnh thoảng có thấy thơ Đinh Lăng xuất hiện trên các báo và tạp chí. Một chút Hoang tưởng mùa đông, một Chút tình với Huế, một chuyến Về lại miền quê, một lần Đối diện với nỗi buồn, hoặc cảm xúc trước một Chiếc lá rụng về đêm hay một Sớm mai thức dậy... Với một giọng điệu chân thành, giản đơn đôi khi đến mức thật thà, nhưng dễ ghi lại ấn tượng trong lòng người đọc.

Nhà thơ Đinh Lăng - Ảnh: tuoitre.com.vn

Nay có dịp đọc lại gần 40 bài thơ, chủ yếu đã từng được in trên các báo và tạp chí, tập hợp in thành tập Dòng sông về muộn (NXB Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh,2004), tôi bỗng nhận ra dòng chảy cảm xúc tươi mới, được thể hiện bằng một giọng điệu riêng của anh, in dấu chân dung tâm hồn của một thi nhân. Dòng sông về muộn là dòng chảy của một tâm hồn hoài niệm, một đường viền cuối chân trời xa tít tắp, là miền quê của ký ức tuổi thơ, bên mẹ, bên bạn bè, người thân, là những kỷ niệm năm tháng tuổi học trò khó phôi pha:

Những con đường học trò
Những con đường tuổi thơ
Là vòng xe qua, là tháng năm chẳng đợi
Để chiều nay ngẩn ngơ tiếc nuối
Những con đường đã xa ...
           
(Những con đường học trò)

Con người hơn loài vật chính là ở chỗ khi đã đi qua còn nhìn lại dấu chân mình. Đinh Lăng hay nhìn lại những con đường đã đi qua, hay hình dung về dòng sông đã trôi xa, hay chìm đắm trong những giấc mơ lung linh hư ảo của thời gian chưa xa mà trở thành quá khứ. Người làm thơ là người dễ cảm xúc, người yếu đuối nhẹ dạ; có khi tự đánh lừa mình, tự hư ảo hóa thực tại, cố hình dung ra một quá vãng xa xưa ngọt ngào trong ký ức; cũng có khi sống với quá khứ trong hiện tại hoặc sống với hiện tại trong quá khứ, về với quá khứ, cố đánh thức một miền quá khứ gần gũi mà xa xôi với bao tiếc nuối, buồn cũng mong manh mà vui cũng mong manh như mây khói:

Về lại miền quê, con đê con diều biếc
Tiếng dế than nức nở phía sau hè
Muốn bứt tóc câu từng con cun cút
Sợ đau lòng khi kỷ niệm về thưa

            (Về lại miền quê)

Con đường xưa, Những con đường học trò, Lối hoa vàng, Trở về, Biển ngày trở lại, Về lại miền quê, Về một dòng sông, Trở lại mùa đông, Cho ngày gặp lại rồi lại Chuyện cũ, Nguồn cội, Phố nhớ, Ký ức phố, Giấc mơ tuổi trẻ ... Chỉ đọc nhan đề các bài thơ cũng có thể thấy người làm thơ trẻ của chúng ta có tâm hồn thuộc về quá khứ, một cõi tâm hồn chất chứa nỗi hoài niệm nhớ mong, luôn có khát vọng trở lại, quay về. Nhưng, thời gian qua đi có bao giờ trở lại, có chuyến xe nào có thể đưa ta trở về miền quá khứ như một nhạc sĩ đa đoan đã từng mời? Người làm thơ trẻ đành tự âm thầm an ủi mình rằng:

Thôi hãy về đi mà tìm lại lối quen
Đừng mặc cả cùng thời gian được mất
Những ước mơ, khát khao và sự thật
Dòng đời xoay, theo quy luật vô thường

Con đường qua và ngoảnh lại con đường
Mùa lá xanh, mùa lá vàng rơi nhẹ
Nguồn cội êm đềm võ vàng trong mắt nhớ
Cứ vọng về trong thao thức đêm đêm
                       
(Nguồn cội)

Cũng có khi là chấp nhận từ phía ngã, chứ không phải sự oán trách vật. Bởi lẽ trong thế giới như tác giả nói là bị chi phối trong quy luật vô thường ấy, giữa ngã và vật đôi khi khó phân biệt, đành phải chấp nhận để vượt qua ngã ba của cuộc đời:
Có một con đường trong ta thật chậm
Có một ngã ba ở giữa chúng mình
Có một thời vô tư đến lạ
Những ngôi sao trong mắt lung linh

Giờ gặp lại - một dòng sông lỡ hẹn
Đêm có dài sao đủ nhớ nhung
Sớm mai lên ta về quê cũ
Chắc là em sẽ nhớ vô cùng ... !
                       
(Cho ngày gặp lại)

Người làm thơ bao giờ cũng có tâm trạng buồn, cũng tiếc nuối, luôn có cảm giác mình có lỗi với đời, với người, luôn chậm chân, trễ hẹn. Có khi ta thấy trong dòng chảy tâm hồn Đinh Lăng có một "Dòng sông về muộn", có "Một dòng sông lỡ hẹn" (Cho ngày gặp lại)," Chợt thương dòng sông chưa kịp trở về "bởi" có những nỗi buồn chưa kịp đặt tên" (Khúc hát cho mùa), bởi vì khi "Đối diện với nỗi buồn - Ta chợt hiểu mình hơn" (Đối diện với nỗi buồn). Sự chậm trễ, muộn màng đưa người thơ vào một cõi riêng, một thế giới riêng sống giữa bao người, không cô độc nhưng lại luôn có cảm giác cô đơn, không chỉ khi đối diện với lòng mình mà cả khi ngước nhìn đất trời, sông biển:

Dòng sông về muộn như chiều
Mình ta ngồi đợi liêu xiêu bóng gầy
Thoảng nghe sương khói đâu đây
Mưa giăng phố cũ, mưa bay qua đời
                       
(Dòng sông về muộn)

Thơ là nghệ thuật cao quý, là sự chắt lọc tinh túy đời sống. Người làm thơ không phải là người đùa chơi với ngôn từ mà còn là người có phép lạ, là một phù thủy có quyền năng, có trong tay mọi điều trong trời đất, có thể hô gió, gọi mây, làm mưa, ươm nắng. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với họ là trong vốn ngôn từ hữu hạn, họ chọn nơi nào để đặt các vỏ ngữ âm có sức tạo nên sự sống cuộc đời. Thế hệ các nhà thơ trẻ bây giờ không đề cập đến các vấn đề lớn lao của vũ trụ, của thời đại, của chiến tranh, của số phận con người. Họ chỉ cài cảm xúc nhỏ nhoi của mình vào từng mắt của cuộc sống, làm óng ánh lên những hạt sáng lấp lánh, như những ngư dân kéo tấm lưới lên khỏi mặt sông còn lấp lánh những giọt nước trong nắng. Thơ Đinh Lăng cũng vậy, anh không quan tâm đến những vấn đề lớn lao, mà tìm đến những hồn nhiên tuổi ngọc, trong ký ức ấm nồng hơi thở của làng quê, của những miền đất anh từng đến. Đà Lạt, Quy Nhơn, Huế, Sông Cầu, nhất là với Tuy Hòa quê anh, cái thị xã nhỏ "Có những con đường chưa đi đã tới" (Thị xã bình yên), có khi sống trong phố mà lúc nào cũng nhớ phố:

Phố nhớ. Những con đường như bàn tay, một lần mân mê để rồi nhớ mãi. Nỗi nhớ như hương đồng gió nội, choáng ngập hồn, choáng ngập giấc mơ. Những dấu xe đi ngang về dọc. Bài tình ca mỏi gối chốn nào ... Phố nhớ ơi những bài hát lao xao. Em xõa tóc trong chiều thương mến. Đợi một ngày mai lẽ nào không đến ... Phố vẫn dặt dìu nỗi nhớ ta xưa ..." (Phố nhớ)

Những bài thơ hay trong tập như Ánh mắt, Phố nhớ, Dòng sông về muộn, Cho ngày mai gặp lại, Nguồn cội, Ký ức phố ... thể hiện được  dáng dấp  tâm hồn của một người làm thơ trẻ đã có vóc dáng đĩnh đạc, đàng hoàng, có tư thế có thể bước tiếp trên con đường thơ ca. Tất nhiên, không phải bài thơ nào cũng hay, nhịp điệu, câu chữ nào cũng đẹp. Với thơ, những dấu mốc đầu tay bao giờ cũng thô mộc, thậm chí đôi khi có cả vụng về, nhưng lại chứa đựng cảm xúc chân thành, mạnh mẽ, là tình cảm thật của tác giả chứ không là sự vay mượn những phép biến hóa của kỹ xảo, ngôn từ mang tính chất chuyên nghiệp. Điều đáng quý và đáng ghi nhận của Đinh Lăng là ở chỗ đó. Anh đến với thơ tự nhiên, vô tư, không vì điều gì quá lớn lao nghiêm trọng, mà đôi khi chỉ vì một nụ cười, một Ánh mắt như anh từng nói:

Ta bây giờ còn lại một bài thơ
Gửi lại bên sông xanh con thuyền phiêu bạt
Ánh mắt ấy - và đời ta luân lạc
Đến tận cùng cũng chẳng hiểu vì sao ...?

Những gì làm nên thơ Đinh Lăng chính là ở sự vô tư trong sáng, ở sự dấn thân "đến tận cùng cũng chẳng hiểu vì sao" ấy.

P.P.P
(187/09-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ HUY QUANGVào ngày 19/5/2010 này, cả nước ta sẽ tưng bừng Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, nhà thơ Hồ Chí Minh, một người Việt Nam đẹp nhất.

  • XUÂN CANG(Trích Chân dung nhà văn soi chiếu bằng Kinh Dịch)Nhà văn Nguyễn Sinh Tuân sinh ngày 10 - 7 - 1910 tức năm Canh Tuất (Nhà văn Việt Nam hiện đại. Nxb Hội Nhà văn - Hà Nội - 1997).

  • HOÀNG CẦM(cảm nhận qua tập thơ “Đồng dao cho người lớn” của Nguyễn Trọng Tạo)Hình như đã lâu lắm, hoặc như chưa bao giờ tôi bắt gặp trên đời này một người mà chỉ qua một buổi sơ ngộ tôi đã thấy quý và yêu... như anh ta.

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINHI.“Ta rồi chết giữa mùa màng”(*).

  • TRỊNH MINH HIẾU(Đọc Tiền định của nhà văn Đoàn Lê NXB Hội Nhà văn 2009)Tác phẩm “Tiền định” của nhà văn Đoàn Lê vừa được Công ty cổ phần sách Bách Việt đưa vào chung khảo Giải thưởng Bách Việt lần thứ nhất.

  • THANH TÙNGLarry Rottmann sinh ngày 20-12-1942 ở tiểu bang Missourri. Ông thường nói: tôi sinh khác năm nhưng cùng ngày với ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Larry Rottmann hay để ý tìm kiến những điều mà cuộc đời ông gắn bó, liên quan đến Việt Nam.

  • MINH KHÔI…Hải Bằng là nhà thơ cách mạng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày mới vào Việt Minh anh được phiên vào Trung đoàn 101 nổi tiếng vùng Trị Thiên, hành quân qua khắp các chiến khu Dương Hòa, Hòa Mỹ, Ba Lòng, Cam Lộ, Do Linh... Rồi anh sang chiến đấu tại mặt trận Lào, về Thanh Hóa… Trong lai cảo thơ của anh để lại còn có những trường ca chưa in như “Đoàn quân 325”, “Bài thơ rừng hoa Chăm pa”, “Lòng em theo tiếng khèn”…

  • NGÔ THỜI ĐÔNSống một đời không dài lắm và đón nhận quá nhiều nỗi phiền ưu vì đất nước, dân tộc, thời cuộc, gia tộc và bản thân song với lòng yêu đời, thương người sâu sắc, Miên Thẩm đã để lại một sự nghiệp trứ tác đồ sộ, không thua kém các đại gia trong văn chương trung đại của dân tộc.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNNgồi chung một chuyến xe trong một lần cổ ngoạn Mỹ Sơn, nhà thơ Hồng Nhu trao cho tôi tập thơ "RÊU ĐÁ", tập thơ thứ tư của anh do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 1998.

  • ĐỖ NGỌC YÊN(Nhân đọc TRONG CĂN NHÀ SÀN BÉ NHỎ)(*)

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU Trong hành trình "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp", tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh. Anh tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới: thơ ca và triết lý, nó truyền thống và hiện đại, phương Đông và toàn nhân loại.

  • THÁI DOÃN HIỂUĐể nối hai bờ suy tưởng tâm linh và vũ trụ, nhà toán học Lê Quốc Hán (*) đã bắc một chiếc cầu thơ.

  • HÀ VĂN THÙY(Nhân đọc Văn học - phê bình, nhận diện của Trần Mạnh Hảo)

  • LÊ VIẾT THỌ(Đọc "Ngọn núi ảo ảnh" - bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường - NXB Thanh niên tháng 1-2000)

  • ĐỖ NGỌC YÊN Phế đô là một trong những cuốn tiểu thuyết đương đại của Trung Quốc,  do Tạp chí Tháng Mười xuất bản từ năm 1993. Ngay sau đó nó đã có số bản in đạt vào loại kỷ lục, trên 1. 000. 000 bản tiếng Trung Quốc.

  • VƯƠNG HỒNG HOAN

    "Trăng Thương Bạc" là tập thơ của 47 hội viên của câu lạc bộ Hương Ngự do Nhà xuất bản Thuận Hóa in kỷ niệm lần thứ 25 ngày giải phóng Huế.

  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNHNguyễn Khải ở trong Nam, ít khi tôi được gặp. Tôi rất thích nói chuyện với anh. Đúng ra là tôi thích nghe anh nói.

  • PHẠM XUÂN HÙNG(Về cuốn Đọc văn - Tiểu luận - Phê bình của Phạm Phú Phong, NXB Thuận Hóa, 2008)

  • HÀ VĂN LƯỠNGChingiz Aitmatốp thuộc trong số các nhà văn lớn được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến. Tác phẩm của ông thể hiện những vấn đề đạo đức nhân sinh, nhân loại. Ngoài việc sử dụng các đặc điểm thời gian, không gian nghệ thuật, cấu trúc, giọng điệu tác phẩm... nhà văn còn đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm như là một thi pháp biểu hiện mang tính đặc trưng của ông.

  • TÔ NHUẬN VỸ(Nhân đọc một số bài tranh luận về cuốn THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU)