Mùa xuân dâng tặng cho con người những kì thú hiếm hoi. Đất trời phát tiết những gì tinh túy để tô điểm cuộc đời. “Đọc lại những vần thơ của Bác mỗi dịp tết đến xuân về, ta như được sống lại những năm tháng trong tình thân ái bao la của Bác”. Mùa xuân là mùa của yêu thương, dâng hiến. Mùa xuân, chúng ta nhớ đến “Bông huệ trắng”, về mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô Lê Thị Huệ.
Bìa Sông Hương số 372
Trái tim đầy nhiệt huyết của người thanh niên ấy có một tình yêu lớn hơn, đó là tình yêu Tổ quốc. Anh đã bôn ba khắp năm châu tìm lẽ sống cho dân tộc, và hình bóng người phụ nữ trong trắng vẫn trinh nguyên. Cô gái cũng quyết lòng chờ đợi rồi trở thành một ni sư giữ vẹn lời thề. Tình yêu ấy, đẹp, thơm như Bông huệ trắng trong những ngày xuân tinh khôi.
Cảm thức xuân tràn về khiến lòng người chộn rộn, và có lẽ đây là thời điểm con người và thiên nhiên cảm ứng sâu sắc nhất với nhau. Những dòng thơ văn về ngày giáp tết mưa phùn rồi nắng nhẹ hồng trên muôn sắc hoa, về khói nhang trầm lặng lẽ nhớ người xưa cũ… khiến miền ẩn khuất cũng ngời ánh nhìn thánh thiện. Truyện ngắn “Bếp lửa”, câu chuyện tình cảm man mác trong mối quan hệ giữa người giàu và người nghèo, dẫu rằng ở một phía khác, tình cảm đã san bằng mọi quan niệm. Cuộc đời vốn hằn sâu nhiều mặc cảm, khiến ai cũng đáng thương. Tuồng như là câu chuyện kể bên bếp lửa, uẩn khúc mà vẫn mời gọi. Có lẽ từ trong sâu thẳm, không gian quê mùa đã tạo nên phẩm giá, như vẻ dịu dàng vốn có luôn mê hoặc lòng người trong nỗi nhớ cội nguồn đầy bao dung.
Từ những trang báo tết xưa đến nay đã có những gam màu khác lạ, mở thêm không gian trí tưởng, khiến con người muốn vượt thoát để hòa nhịp cùng thiên nhiên. Rồi những kỷ niệm tết ở Trường Sơn Tây giữa thời chiến gian khổ mà ấm áp nghĩa tình. Ngày xuân rộn ràng với nhiều cuộc chơi sang trọng như Đổ xăm hường trong một bài viết khá chi tiết ở số báo này. Và nữa, Chơi Chữ là một thú tao nhã đầy trí tuệ của người xưa, điều này được thể hiện trong những bài thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Một bài viết về đề tài này cũng là dịp chúng ta lắng nghe thâm ý của tiền nhân, trong mối giao hòa giữa con người với đất trời; đồng thời minh chứng cho một loại hình nghệ thuật thi ca đặc sắc của bậc hoàng đế thi sĩ mà trước hết là thể hiện tấm lòng trước vạn vật cộng sinh.
Sông Hương số Tết, ngoài những bài viết về con giáp Canh Tý nối ở mục văn, rải trong số báo đều có hình ảnh con chuột, như một vườn xuân nhỏ tươi vui cùng những bí ẩn được gợi mở. Mục Thiếu nhi còn có truyện ngắn “Chuột ly hương” với góc nhìn thú vị, vừa nhiều suy niệm phản biện, vừa ấm tình: “Lấy gen chuột, trời nghiên cứu cấu tạo gen người. Để chi? Để một khi người mắc bịnh, thì chuột phải hy sinh làm con vật thí nghiệm tìm ra thuốc trị bịnh cho người”. Con chuột đã được soi chiếu ở nhiều góc độ, từ tâm linh cho đến văn chương, từ hình tượng tranh đấu đến hòa bình, từ đời sống thực cho đến nghệ thuật ảo hóa. Và qua đó nhắc con người cũng nhìn lại mình trong cách ứng xử với loài vật và môi trường, như chúng ta đang ứng xử đầy tế nhị trước mùa xuân trăm hoa đua nở.
Năm mới, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương kính chúc quý bạn đọc an lành, cùng mang hạnh phúc đến cho nhau.
MỤC LỤC:
BAN BIÊN TẬP
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.